Tổ chức Y tế Thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới
World Health Organization
منظمة الصحة العالمية
世界卫生组织
Organisation mondiale de la santé
Всемирная организация здравоохранения
Organización Mundial de la Salud
Cờ của Tổ chức Y tế Thế giới
Loại hìnhTổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc
Tên gọi tắtWHO
OMS
Lãnh đạoTedros Adhanom
Hiện trạngĐang hoạt động
Thành lập7 tháng 4 năm 1948; 76 năm trước (1948-04-07)
Trụ sởGeneva,  Thụy Sĩ
Trang webWHO Official website
Trực thuộcECOSOC
Trụ sở tại Geneva

Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt TCYTTG; tiếng Anh: World Health Organization - WHO; tiếng Pháp: Organisation mondiale de la santé - OMS) là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, WHO đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏey tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người.[1] Kể từ khi WHO được thành lập, nó đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc loại trừ bệnh đậu mùa. Các ưu tiên hiện tại của tổ chức bao gồm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV / AIDS, Ebola, sốt rétlao; giảm thiểu những tác động của bệnh không truyền nhiễm; theo dõi sức khoẻ sinh sản và tình dục, sự phát triển và tuổi già; Dinh dưỡng, an ninh lương thực và ăn uống lành mạnh; sức khỏe nghề nghiệp; lạm dụng thuốc kháng sinh; và thúc đẩy sự phát triển của các báo cáo, các ấn phẩm và kết nối mạng toàn cầu.

WHO được Liên Hợp Quốc thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. WHO kế thừa phần nhiều chức trách và tài nguyên từ tổ chức tiền thân của nó là Tổ chức Sức khoẻ (Organisation de la Santé), một cơ quan của Hội Quốc Liên trước đây.[2]

WHO có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổng Giám đốc hiện nay là Tedros_Adhanom, đảm trách từ năm 2017.

Ngân sách 2015 của WHO là khoảng 4 tỷ đô la Mỹ trong đó khoảng 930 triệu đô la Mỹ sẽ được cung cấp bởi các quốc gia thành viên với thêm 3 tỷ đô la Mỹ nữa là từ đóng góp tự nguyện.[3]

Song vào tháng 7 năm 2020 Mỹ đã chính thức tuyên bố ngưng hẳn tài trợ.

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2015 WHO có 194 thành viên quốc gia hay vùng lãnh thổ[4].

Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định tối cao của WHO, họp hàng năm tại Geneva, Thuỵ Sĩ vào tháng 5 với sự tham dự của tất cả các nước thành viên. Đại hội đồng đề cử Tổng Giám đốc, thông qua chính sách tài chính và ngân sách chương trình của WHO.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục tiêu của WHO là giúp mọi người có được sức khoẻ tốt nhất. Từ năm 1977, Hội đồng Y tế Thế giới đề ra khẩu hiệu "Sức khoẻ cho tất cả mọi người vào năm 2000" và coi là ưu tiên cao nhất của WHO. Để đạt được những mục tiêu này, tổ chức WHO đã đề ra bốn định hướng chiến lược tác động qua lại lẫn nhau:

  • Giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh và tật nguyền cao quá mức, đặc biệt trong các nhóm dân cư nghèo và bị thiệt thòi;
  • Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố gây nguy cơ cho sức khoẻ con người do các nguyên nhân môi trường, kinh tế, xã hội và hành vi gây ra;
  • Xây dựng các hệ thống y tế trong đó nâng cao một cách công bằng các kết quả đầu ra về sức khoẻ, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân và công bằng về tài chính;
  • Xây dựng môi trường thể chế và chính sách thuận lợi trong ngành y tế, đẩy mạnh có hiệu quả vị thế y tế trong chính sách phát triển, môi trường, kinh tế và xã hội.

Ngoài các định hướng chiến lược này, WHO cũng xác định các ưu tiên cụ thể như phòng chống các bệnh sốt rét, lao phổi, sức khoẻ tâm thần, thuốc lá, các bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch...), mang thai an toàn hơn và sức khoẻ trẻ em, HIV/AIDS, sức khoẻ và môi trường, an toàn thực phẩm, truyền máu an toàn, hệ thống y tế.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng Giám đốc: Đứng đầu WHO là Tổng Giám đốc, do Đại hội đồng bầu ra. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc và Ban Thư ký.

Hội đồng chấp hành WHO: gồm 32 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng chấp hành là thực hiện các quyết định và chính sách của Đại hội đồng, góp ý kiến và thúc đẩy hoạt động của Đại hội đồng. Việt Nam là thành viên của Hội đồng chấp hành WHO từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2005.

Văn phòng khu vực: WHO có 6 Văn phòng khu vực trên thế giới và các Văn phòng Đại diện ở các nước thành viên.

Văn phòng WHO tại Hà Nội do một Đại diện của WHO đứng đầu.

Văn phòng khu vực WHO
Khu vực Trụ sở Viết tắt Ghi chú
Châu Phi Brazzaville,  Cộng hòa Congo AFRO AFRO gồm phần lớn châu Phi, trừ những nước thuộc EMRO:Ai Cập, Sudan, Djibouti, Tunisia, Libya, Somalia, Maroc.[5][6] Giám đốc khu vực là Matshidiso Moeti.
Châu Âu Copenhagen,  Đan Mạch EURO Lưu trữ 2010-05-21 tại Wayback Machine EURO gồm phần lớn châu Âu và Israel.[6]
Đông Địa Trung Hải Cairo,  Ai Cập EMRO Eastern Mediterranean Regional office gồm các nước châu Phi không thuộc AFRO, các nước Trung Đông và Pakistan, nhưng trừ Israel.[7]
Đông và Nam Á New Delhi,  Ấn Độ SEARO CHDCND Triều Tiên được SEARO phục vụ.[8]
Tây Thái Bình Dương Manila,  Philippines WPRO WPRO gồm các nước châu Á và Oceania không thuộc SEARO và EMRO. Hàn Quốc được WPRO phục vụ.[9]
Châu Mỹ Washington DC,  Hoa Kỳ AMRO Còn được biết đến với tên Pan American Health Organization (PAHO), phụ trách châu Mỹ.[10] Giám đốc khu vực là Carissa F. Etienne.

Tổng Giám đốc và Hội đồng chấp hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng Giám đốc
Tt Tên Quốc gia Thời gian giữ chức vụ[11]
9 Tedros Adhanom  Ethiopia từ 2017
8 Trần Phùng Phú Trân
(Margaret Chan)
 Hồng Kông 2006– 2017
7 Anders Nordström  Thụy Điển 2006, tạm quyền
6 Lee Jong-wook  Hàn Quốc 2003–2006 (mất ngày 22/5/2006)
5 Gro Harlem Brundtland  Na Uy 1998–2003
4 Hiroshi Nakajima  Nhật Bản 1988–1998
3 Halfdan T. Mahler  Đan Mạch 1973–1988
2 Marcolino Gomes Candau  Brasil 1953–1973
1 Brock Chisholm  Canada 1948–1953
Hội đồng chấp hành WHO (34 thành viên)
Nhiệm kỳ Châu Phi Châu Âu Đông
Địa Trung Hải
Đông và Nam Á Tây
Thái Bình Dương
Châu Mỹ
2017-2020
[12]

 Algérie
 Burundi

 Hà Lan
 Thổ Nhĩ Kỳ

 Libya

 Bahrain
 Bhutan

 Fiji
 Việt Nam

 Colombia
 Jamaica
 México

2015-2018
[13]

 Cộng hòa Congo

 Pháp
 Thụy Điển

 Jordan
 Malta
 Pakistan

 Kazakhstan

 New Zealand
 Philippines
 Thái Lan

 Canada
 Cộng hòa Dominica

2014-2017

 CHDC Congo
 Gambia
 Liberia

 Anh Quốc
 Nga

 Eritrea
 Kuwait

   Nepal

 Trung Quốc

 Hoa Kỳ

2013-2016

 Namibia
 Nam Phi

 Albania
 Andorra

 Ai Cập

 CHDCND Triều Tiên
 Ả Rập Xê Út

 Nhật Bản
 Hàn Quốc

 Argentina
 Brasil
 Suriname

Ngày hành động quốc tế do WHO đề xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày hành động quốc tế, hay ngày lễ quốc tế, do WHO đề xuất và được công nhận.

Ngày Tên Tên gốc Văn bản
4/02 Ngày ung thư thế giới World Cancer Day WHO
24/03 Ngày Thế giới phòng chống lao World Tuberculosis Day WHO
7/04 Ngày Sức khỏe Thế giới World Health Day WHO WHA/A.2/Res.35
24-30/04 Tuần Tiêm chủng Thế giới World Immunization Week WHO
25/04 Ngày Sốt rét Thế giới World Malaria Day WHO
31/05 Ngày Thế giới không thuốc lá World No-Tobacco Day WHOResolution 42.19
14/06 Ngày Hiến Máu Thế giới World Blood Donor Day WHOWHA58.13
28/07 Ngày Viêm gan Thế giới World Hepatitis Day WHO

Thập kỷ 2011-2020Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ (Decade of Action for Road Safety)[14] được WHO đề xuất và được Liên Hợp Quốc công nhận trong Nghị quyết A/RES/64/255.ws

Đại sứ thiện chí WHO

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại sứ thiện chí Tổ chức Y tế Thế giới (WHO Goodwill Ambassador) là những người có danh tiếng, uy tín được WHO lựa chọn nhằm sử dụng tài năng cũng như danh tiếng của họ phục vụ cho các mục đích phát triển y tếphúc lợi ở các nước trên thế giới.[15]

Tổ chức Sứ mệnh toàn cầu (Global Embassy] [1] Lưu trữ 2008-07-30 tại Wayback Machine) có danh sách các đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như các tổ chức khác của Liên hợp quốc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ About WHO. Truy cập 15/05/2015.
  2. ^ WHO Governance. Truy cập 15/05/2015.
  3. ^ “Programme budget 2014–2015” (PDF). who.int. 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ WHO Countries. Truy cập 15/07/2015.
  5. ^ “Regional Office for Africa”. WHO. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012.
  6. ^ a b “Regional Office for Europe”. WHO. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012.
  7. ^ “Regional Office for Eastern Mediterranean”. WHO. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ “Regional Office for South-East Asia”. WHO. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012.
  9. ^ “Regional Office for the Western Pacific”. WHO. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012.
  10. ^ “Regional Office for the Americas”. WHO. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012.
  11. ^ Các Tổng Giám đốc của WHO
  12. ^ WHO Executive Board members 2017. Truy cập 15/04/2017.
  13. ^ WHO Executive Board members 2015. Truy cập 15/11/2015.
  14. ^ WHO: Road Safety Collaboration Lưu trữ 2020-04-10 tại Wayback Machine. Truy cập 15/07/2015.
  15. ^ WHO Goodwill ambassadors Lưu trữ 2018-04-19 tại Wayback Machine. Truy cập 15/07/2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mẫu ấm trầm ca Vila - Genshin Impact
Mẫu ấm trầm ca Vila - Genshin Impact
Chia sẻ vài hình ảnh về villa
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Chúng ta có thể có "điểm cộng" khi thi đại học nhưng tới khi ra trường những thứ ưu tiên như vậy lại không tự nhiên mà có.
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Tôi đã từng là một người cực kì hướng ngoại. Đối với thế giới xung quanh, tôi cảm thấy đơn độc đến vô vàn