Suy tàn của Phật giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ

Sự suy tàn của Phật giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ đề cập đến một quá trình dần dần thu hẹp và thay thế Phật giáoẤn Độ, kết thúc vào khoảng thế kỷ thứ 12.[1][2] Theo Lars Fogelin, quá trình này "không phải là một sự kiện đơn lẻ, với một nguyên nhân đơn lẻ, nó là một quá trình kéo dài hàng thế kỷ." [3]

Sự suy tàn của Phật giáo đã được quy cho các yếu tố khác nhau, đặc biệt là khu vực hóa Ấn Độ sau khi Đế chế Gupta kết thúc (320-650), dẫn đến mất đi sự bảo trợ và quyên góp khi các triều đại Ấn Độ chuyển sang dùng các dịch vụ của đạo Bà la môn Ấn Độ. Một yếu tố khác là sự xâm chiếm miền bắc Ấn Độ của các nhóm khác nhau như Huns, Turco-Mongols và Ba Tư và sau đó phá hủy các tổ chức Phật giáo như Nalanda và các cuộc đàn áp tôn giáo.[4] Cạnh tranh tôn giáo giữa Phật giáo với Ấn Độ giáoHồi giáo sau này cũng là những yếu tố quan trọng. Quá trình xâm lấn của Hồi giáo ở Bengal và việc phá hủy Nalanda, VikramasilaOdantapuri của Muhammad bin Bakhtiyar Khalji, một vị tướng của Vương quốc Hồi giáo Delhi được cho là đã làm suy yếu nghiêm trọng việc thực hành Phật giáoĐông Ấn Độ.[5]

Tổng dân số theo Phật giáo năm 2010 tại tiểu lục địa Ấn Độ - ngoại trừ Sri Lanka, NepalBhutan - là khoảng 10 triệu người, trong đó khoảng 7,2% sống ở Bangladesh, 92,5% ở Ấn Độ và 0,2% ở Pakistan.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Akira Hirakawa; Paul Groner (1993). A History of Indian Buddhism: From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Motilal Banarsidass. tr. 227–240. ISBN 978-81-208-0955-0.
  2. ^ Damien Keown (2004). A Dictionary of Buddhism. Oxford University Press. tr. 208–209. ISBN 978-0-19-157917-2.
  3. ^ Fogelin, Lars, An Archaeological History of Indian Buddhism, Oxford University Press, p. 218.
  4. ^ Wendy Doniger (1999). Merriam-Webster's Encyclopedia of World Religions. Merriam-Webster. tr. 155–157. ISBN 978-0-87779-044-0.
  5. ^ Hartmut Scharfe (2002). Handbook of Oriental Studies. BRILL. tr. 150. ISBN 90-04-12556-6. Nalanda, together with the colleges at Vikramasila and Odantapuri, suffered gravely during the conquest of Bihar by the Muslim general Muhammad Bhakhtiyar Khalji between A.D. 1197 and 1206, and many monks were killed or forced to flee.
  6. ^ Religion population totals in 2010 by Country Pew Research, Washington DC (2012)