Bài này nằm trong loạt bài về |
---|
Lịch sử Ấn Độ |
Vương triều Gupta
|
|
---|---|
Thế kỷ thứ 4 sau công nguyên–Cuối thế kỷ thứ 6 sau công nguyên | |
Phạm vi gần đúng của lãnh thổ Gupta (màu hồng) vào năm 375 CN | |
Phạm vi gần đúng của các lãnh thổ Gupta (màu hồng) vào năm 450 CN | |
Thủ đô | Pataliputra |
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Phạn (văn học và học thuật); Prakrit (tiếng địa phương) |
Tôn giáo chính | |
Chính trị | |
Chính phủ | Chế độ quân chủ |
• C. cuối thế kỷ thứ 3 | Gupta (đầu tiên) |
• c. 540 – c. 550 CE | Vishnugupta |
Lịch sử | |
Thời kỳ | Ấn Độ cổ đại |
• Thành lập | Thế kỷ thứ 4 sau công nguyên |
• Giải thể | Cuối thế kỷ thứ 6 sau công nguyên |
Địa lý | |
Diện tích | |
• 400 est.[1] | 3.500.000 km2 (1.351.358 mi2) |
• 440 est.[2] | 1.700.000 km2 (656.374 mi2) |
Hiện nay là một phần của | Ấn Độ
Pakistan Bangladesh Afghanistan |
Đế quốc Gupta hay Vương triều Gupta là một đế chế cổ đại của Ấn Độ tồn tại từ đầu thế kỷ 4 CN đến cuối thế kỷ 6 CN. Vào thời kỳ cực thịnh, từ khoảng năm 319 đến năm 467 CN, đế quốc bao phủ phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ.[3] Thời kỳ này được các nhà sử học coi là thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ.[4][note 1] Vương triều cai trị của đế chế do đức vua Sri Gupta thành lập; các nhà cai trị đáng chú ý nhất của triều đại là Chandragupta I, Samudragupta, và Chandragupta II, còn được gọi là Vikramaditya. Nhà thơ tiếng Phạn là Kalidasa ở thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên đã ghi công những người Gupta đã chinh phục khoảng 21 vương quốc, cả trong và ngoài Ấn Độ, bao gồm các vương quốc Parasika, Hunas, Kamboja, các bộ lạc nằm ở phía tây và phía đông thung lũng Oxus, Kinnara, Kirata và những tộc khác.[6]
Đỉnh cao của sáng tạo văn hóa thời kì này là các tuyệt tác kiến trúc, điêu khắc và hội họa.[7] Thời kì Gupta đã sản sinh ra các học giả như Kalidasa, Aryabhata, Varahamihira, Vishnu Sharma và Vatsyayana, những người đã tạo ra những tiến bộ lớn trong nhiều lĩnh vực học thuật.[8][9]
Những thiên sử thi đầu tiên của Ấn Độ cũng được cho là đã được viết khoảng thời gian này. Đế chế dần dần suy yếu do nhiều nguyên nhân như mất dần các vùng lãnh thổ và quyền lực hoàng đế gây ra bởi các chư hầu thuở trước của họ và cuộc xâm lược của dân tộc Huna từ Trung Á [10] Sau khi đế quốc Gupta sụp đổ vào thế kỷ thứ 6, Ấn Độ, một lần nữa được cai trị bởi rất nhiều vương quốc trong khu vực. Một dòng nhỏ của gia tộc Gupta tiếp tục cai trị xứ Magadha sau khi đế quốc tan rã. Triều đại Gupta này cuối cùng bị lật đổ bởi vị vua Vardhana Harsha Vardhana, người thành lập một đế chế trong nửa đầu của thế kỷ thứ 7.
Theo nhiều sử gia, Đế quốc Gupta là nhà Vaishya.[11][12] Sử gia Ram Sharan Sharma khẳng định rằng Vaishya Guptas "xuất hiện như một hành động nhằm chống lại sự áp bức của nhà cầm quyền".[13] A.S. Altekar, một sử gia và nhà khảo cổ học, ông đã viết nhiều quyển sách về tiền đúc Gupta,[14] cũng như đã đề cập đến đẳng cấp của Guptas như là Vaishya dựa trên cơ sở của các văn bản Ấn Độ cổ theo luận, trong đó quy định các tên cuối cùng với Gupta cho các thành viên của dòng dõi Vaishya. Theo sử gia Michael C. Brannigan, sự lớn mạnh của đế quốc Gupta là một trong những sự phá rối nổi bật nhất trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ cổ đại.[12]
Có nhiều giả thuyết trái ngược nhau về nơi phát sinh ra đế quốc Gupta. Theo HC Raychoudhuri, Gupta bắt nguồn từ vùng Varendri, hiện là một phần của Rangpur và Rajshahi thuộc Bangladesh. DC Ganguly thì cho rằng đó là nơi xung quanh khu vực Murshidabad.[15]
Thời gian có thể nhất về triều đại của Sri Gupta vào khoảng 240–280. Nhiều nhà sử học hiện đại trong đó có Rakhaldas Bandyopadhyay và K. P. Jayaswal, cho rằng ông và con trai ông có thể là chư hầu của Kushan.[16] Con trai ông và là người kế nhiệm Ghatotkacha có lẽ đã lên ngôi vào khoảng 280–319. Trái ngược với người kế nhiệm của họ Chandragupta I, ông được xem là một Maharajadhiraja, ông và con trai ông Ghatotkacha được đề cập trong câu khắc là Maharaja[17] Vào đầu thế kỷ 5, nhà Gupta đã thành lập và cai quản một vài vương quốc Hindu nhỏ ở Magadha và xung quanh vùng mà ngày nay là Bihar.
Thời kỳ Gupta thường được coi là đỉnh cao cổ điển của nghệ thuật Ấn Độ phương Bắc đối với tất cả các nhóm tôn giáo lớn. Mặc dù hội họa đã phổ biến một cách rõ ràng, nhưng các tác phẩm còn sót lại hầu như đều là điêu khắc tôn giáo. Thời kỳ này chứng kiến sự xuất hiện của các vị thần bằng đá được chạm khắc mang tính biểu tượng trong nghệ thuật Ấn Độ giáo, cũng như tượng Phật và Jain tirthankara sau này thường đều ở quy mô rất lớn. Hai trung tâm điêu khắc lớn là Mathura và Gandhara, sau này là trung tâm của nghệ thuật Phật giáo Greco. Cả hai đều xuất khẩu tác phẩm điêu khắc sang các vùng khác của miền bắc Ấn Độ.
Ghi chú