Thủy ngân(I) hydride

Thủy ngân(I) hydride
Danh pháp
Danh pháp IUPAC
Thủy ngân(I) hydride
Danh pháp khác
Thủy ngân monohydride
Identifiers
Mô hình 3D (JSmol)
  • InChI=1S/Hg.H
    Key: DJSHOLCMNYJYSS-UHFFFAOYSA-N
  • [Hg][H]
Tính chất
HgH
Khối lượng mol 201,59794 g/mol
Hợp chất liên quan
Hơp chất liên quan
Cadmi(II) hydride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp tại điều kiện tiêu chuẩn (tại 25 °C [77 °F], 100 kPa).
Infobox

Thủy ngân(I) hydride (tên hệ thống: thủy ngân hydride) là hợp chất vô cơcông thức hóa học thực nghiệmHgH. Hợp chất chưa được điều chế với số lượng lớn, do đó tính chất của nó vẫn chưa được tìm hiểu kĩ càng. Tuy nhiên, thủy ngân(I) hydride với hai công thức HgH và Hg
2
H
2
đã được phân lập trong môi trường khí rắn. Các phân tử hydride rất không ổn định đối với sự phân hủy nhiệt. Do đó, hợp chất này không bền, mặc dù nhiều tính chất của nó đã được tính toán thông qua hóa học tính toán.

Các dạng phân tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1979 và 1985, nhà vật lý hóa học Thụy Sĩ tên là Egger và Gerber, và nhà vật lý hóa học Liên Xô tên là Kolbycheva và Kolbychev, đã xác định một cách độc lập rằng về mặt lý thuyết, có thể phát triển mẫu laser phân tử của thủy ngân(I) hydride.

Tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy ngân(I) hydride là khí không ổn định[1] và là muối hydride nặng nhất. Thành phần của thủy ngân(I) hydride là 0,5% hydro và 99,5% thủy ngân. Trong thủy ngân(I) hydride, số oxy hóa của hydro và thủy ngân lần lượt là −1 và +1, vì độ âm điện của thủy ngân thấp hơn so với hydro. Độ ổn định của hydride kim loại có công thức MH (M = Zn đến Hg) tăng khi số nguyên tử của M tăng.

Liên kết Hg-H rất yếu và do đó hợp chất chỉ tồn tại trong cô lập chất nền (matrix isolation, MI) ở nhiệt độ tới 6K.[2][3] Các đihydride, HgH2, cũng đã được phát hiện theo cách này.

Một hợp chất liên quan là bis(hydridomercury) (HgHg) với công thức Hg
2
H
2
cũng có thể được coi là thủy ngân(I) hydride nhị phân. Nó tự phân hủy thành dạng đơn phân.

Tính chất của một gốc tự do

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân thủy ngân trong các phức chất thủy ngân như hydridomercury có thể nhận hoặc cho 1 electron bằng cách liên kết:

HgH + R → HHgR

Do có thể nhận hoặc cho electron này, hydridomercury có đặc tính của gốc tự do.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Mercury hydride”. Chemistry WebBook. USA: National Institute of Standards and Technology. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2012.
  2. ^ Aldridge, Simon; Downs, Anthony J. (2001). “Hydrides of the Main-Group Metals: New Variations on an Old Theme”. Chemical Reviews. 101 (11): 3305–65. doi:10.1021/cr960151d. PMID 11840988.
  3. ^ Knight, Lon B. (1971). “Hyperfine Interaction, Chemical Bonding, and Isotope Effect in ZnH, CdH, and HgH Molecules”. The Journal of Chemical Physics. 55 (5): 2061. doi:10.1063/1.1676373.