Trịnh Tố Tâm

Trịnh Tố Tâm
Chức vụ
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳkhoá 5 – khoá 6
Tiền nhiệmPhạm Phương Thảo
Kế nhiệmNguyễn Duy Hùng
Tổng Biên tập đầu tiên của báo Lao động và Xã hội
Nhiệm kỳ1993 – 1996
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1945
Ứng Hòa, Hà Nội, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
Mất1996 (50–51 tuổi)
Nghề nghiệp
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụViệt Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam
Cấp bậc
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngDũng sĩ diệt Mỹ (53)
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba (13)
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Giải phóng Huân chương Giải phóng hạng Nhất (3)

Trịnh Tố Tâm (19451996) quê ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Ông là quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nguyên Trưởng Ban Thanh niên Quân đội. Ông cũng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao động & Xã hội.[1]

Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1965, khi quân đội Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam, lúc này Trịnh Tố Tâm đang là học sinh, ông tình nguyện tham gia phong trào "Ba sẵn sàng". Sau đó ông viết đơn xin gia nhập quân đội, tình nguyện vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam, và được điều động vào chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên.[2]

Từ năm 1967 đến năm 1970, ông tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên, chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1500 lính Mỹ, phá hủy nhiều xe quân sự của quân Mỹ, Riêng ông đã tiêu diệt được 274 lính Mỹ, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay lên thẳng.[3][2]

Chiến tranh kết thúc, từ năm 1976, Trịnh Tố Tâm đảm nhiệm các chức vụ của ĐảngNhà nước Việt Nam như: Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.[4]

Ông qua đời năm 1996 do một căn bệnh ác tính - hậu quả của ảnh hưởng của chất độc hóa học trong những năm tham gia chiến tranh khi chỉ mới 51 tuổi

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Với những thành tích của mình, ngày 20 tháng 9 năm 1971, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 26 tuổi. Ông là người có nhiều huân, huy chương nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam.[1][2]

Ông được ĐảngNhà nước Việt Nam tặng thưởng:[1]

Ngày 4 tháng 9 năm 2020, tượng ông được khánh thành và xây dựng tại Trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.[3] Tên ông được đặt cho một con đường ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và một con phố ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Khánh thành tượng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trịnh Tố Tâm”. www.molisa.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b c Lưu Trinh (5 tháng 9 năm 2020). “Người Anh hùng truyền cảm hứng cho giới trẻ”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ a b Song Thanh (4 tháng 9 năm 2020). “Khánh thành tượng Anh hùng Trịnh Tố Tâm”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “Dũng sĩ diệt Mỹ - Anh hùng LLVTND Trịnh Tố Tâm (1945-1996) | Việt Nam Anh Hùng”. 26 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Tấn Lực – Nhật Linh (4 tháng 12 năm 2018). “Bê tông hoá đầm Lập An”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.