Trương Vĩnh Tống

Trương Vĩnh Tống
Trương Vĩnh Tống năm 1943
Tổng trưởng Ngoại giao Quốc gia Việt Nam
Nhiệm kỳ
25 tháng 6 năm 1952 – 9 tháng 1 năm 1954
Thủ tướngNguyễn Văn Tâm
Tiền nhiệmTrần Văn Hữu
Kế nhiệmNguyễn Quốc Định
Thông tin cá nhân
Sinh(1884-03-11)11 tháng 3 năm 1884
Chợ Lớn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất21 tháng 8 năm 1974(1974-08-21) (90 tuổi)
Paris, Pháp
Phối ngẫuElisa Trần Thị Lộ
Con cái14 (11 trai, 3 gái)
Cha mẹTrương Vĩnh Ký (cha)
Người thânTrương Vĩnh Lễ (cháu)
Chuyên nghiệpGiáo sư
Chính khách

Trương Vĩnh Tống (11 tháng 3 năm 188421 tháng 8 năm 1974) là cựu giáo sưchính khách người Việt Nam. Ông từng giữ chức Tổng trưởng Ngoại giao Quốc gia Việt Nam dưới thời Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm. Ông là con út của học giả Trương Vĩnh Ký.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 11 tháng 3 năm 1884 ở Chợ Lớn, trong một gia đình trí thức Công giáo người Việt Nam. Tên thánh của ông là Nicolas. Cha ông là Trương Vĩnh Ký, một học giả nổi tiếng người Việt. Thuở nhỏ ông học ở Sài Gòn, sau khi học xong năm 1903 thì vào làm thư ký cho chính phủ Nam Kỳ.[1] Năm 1928, ông buộc phải nghỉ hưu.[2] Sau đó, ông trở thành giáo sư và chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.[1][2] Năm 1947, ông tham gia cuộc họp gồm nhiều nhân vật thuộc các nhóm và phe phái chống cộng ở Việt Nam tại Hồng Kông do cựu hoàng Bảo Đại tổ chức. Cuộc họp thảo luận về tương lai chính trị của Việt Nam.[3] Năm 1952, ông được mời giữ chức Tổng trưởng Ngoại giao Quốc gia Việt Nam dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm. Ông cũng từng là cố vấn cốt lõi cho Bộ Giáo dục. Vợ ông là Trần Thị Lộ, cựu Chủ tịch Hội Dục Anh ở Sài Gòn về nuôi dạy trẻ mồ côi.[1]

Cuộc sống ở Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu những năm 1960, Trương Vĩnh Tống cùng gia đình di cư sang Pháp và sống ở đó cho đến cuối đời.[4] Vợ ông Trần Thị Lộ qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1967.[5] Ông qua đời ngày 21 tháng 8 năm 1974 ở Paris, Pháp, hưởng thọ 90 tuổi.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Grammaire de la langue Annamite[6][7]
  • Cours d'Annamite[7]
  • Đạo Lý Người Xưa[8]
  • Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi [9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nhân vật lịch sử Việt Nam”. vansu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ a b Editions du Gouvernement General de l'Indochine. Souverains et notabilites d'Indochine (Partie I) (bằng tiếng Pháp).
  3. ^ “Hình ảnh Bảo Đại và các chính khách tại Hội nghị Hương Cảng 1947 – Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông”. 9 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ ONLINE, TUOI TRE (10 tháng 2 năm 2019). “Gặp hậu duệ Petrus Ký”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ “NHỚ CÔNG TRẠNG NGƯỜI ƠN - TRẦN VĂN TRUNG - VĂN - Ái Hữu Biên Hòa”. 14 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Grammaire de la langue Annamite”. Google Books. Imprimerie Đức - Lưu - Phương. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ a b Gouvernement General de l'Indochine (1943). Souverains et notabilites d'Indochine. Hà Nội. tr. 94. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ Nguyễn Vy Khanh (15 tháng 10 năm 2020). “Trương Vĩnh Ký sống đạo người Việt”. Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ Trương Vĩnh Ký (1881). Voyage au Tonkin en 1876 (Chuyến đi bắc kỳ năm ất hợi 1876) (PDF). tr. 37. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
Tiền nhiệm:
Trần Văn Hữu
Tổng trưởng Ngoại giao Quốc gia Việt Nam
1952–1954
Kế nhiệm:
Nguyễn Quốc Định