Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo. Nhưng nuôi 2 con ngỗng giữa lòng phố cổ Hà Nội thì sao?
Đó là câu chuyện của Vũ Hoàng Long ghi lại hành trình 2 chú ngỗng Fifi và Thiên Nga sống cùng với gia đình mình suốt 3 năm, nhưng cũng là một hành trình trưởng thành và thay đổi hoàn toàn thế giới quan của người.
Là con người, ta luôn mặc định rằng mình thượng đẳng hơn muôn loài ở mọi phẩm chất. Đâu là nguyên do cho lối suy nghĩ đó, và liệu có cách nào ta có thể nghĩ khác đi hay không?
Đến với Chuyện người chuyện ngỗng, độc giả sẽ bước vào một thế giới lai tạp nơi con người không phải “kỹ sư trưởng”, để rồi nhận ra mình không cần phải về với đồng quê, núi rừng để gần gũi với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên ở rất gần bạn, và ở trong chính cơ thể bạn. Từ việc nhận ra con người chẳng hề đặc biệt đến thế đối với mọi kiếp sống khác – từ cái cây, ngọn cỏ đến từng hạt vật chất – bạn sẽ ngộ ra sự đặc biệt trong các mối quan hệ: giữa con người và vạn vật, và cả giữa con người với con người.
Vì lẽ đó mà ngay khi đọc những câu đầu tiên trong bản thảo của cuốn sách, Ban biên tập chúng mình đã cảm thấy đồng cảm và muốn xuất bản cuốn sách này.
Cuốn sách không chỉ dừng lại ở những câu chuyện giản dị giữa người và vật nuôi. Hiện là một học viên tiến sĩ Nhân văn Liên ngành tại Canada, Vũ Hoàng Long đã đem đến những góc nhìn và câu hỏi mang tính triết lý và để lại cho bạn đọc nhiều chiêm nghiệm và suy nghĩ, như:
- Tình yêu chúng ta dành cho vật nuôi không cái lý nào có thể giải thích được. Thứ ta có có phải tình yêu?
- Xa hơn, tình yêu liệu có thể nở rộ giữa con người và giới phi-nhân (non-human), hay những gì không phải con người? Và liệu, nếu cái ta có là tình yêu thì liệu vật nuôi có thể đáp lại bằng thứ tương tự hay không?
- Thế giới của con người và thế giới của loài vật có thể chia sẻ với nhau bất cứ điểm chung nào chăng? Con người có phải (và có nên) là đứng trên đỉnh tháp của sự thống trị muôn loài, hay chúng ta cũng chỉ là một phần nhỏ bé trong đó?
Hôm nay, nhân dịp ra đời cuốn sách Chuyện người Chuyện ngỗng của tác giả trẻ Vũ Hoàng Long về câu chuyện bạn nuôi 2 chú ngỗng giữa lòng phố cổ Hà Nội, Ban biên tập của Spiderum muốn chia sẻ vài dòng viết của tác giả tới các bạn, để cùng cảm nhận về hành trình trưởng thành kỳ lạ của người & ngỗng này.
Tôi có nuôi 2 chú ngỗng, đặt tên là Fifi và Thiên Nga.
Fifi nở cùng ngày với Thiên Nga trong một nhà máy luyện quặng ở Tuyên Quang. Ở chỗ đối tác thân thiết của bố tôi, người ta nuôi một đàn ngỗng sư tử để canh gác chứ không lấy thịt. Thực ra, có lần một đứa bị làm thịt để thiết đãi khách, cả đàn bỏ ăn cả tuần. Con ngỗng đầu đàn khóc ra nước mắt khiến ông chủ của nó bị hành hạ tinh thần nhiều tuần lễ. Người chủ công xưởng tuyên bố rằng sẽ không bao giờ ăn thịt ngỗng cho đến tận cuối đời, nên đàn gia cầm đặc biệt ấy cứ liên tục đông hơn. Bầy người và bầy ngỗng, tuy xa lạ, ấy vậy lại thân mật dần. Chúng có thể không cùng nhau chia sẻ chung ý niệm và cảm giác về tình yêu, song yêu nhau qua từng cử chỉ như vuốt ve, và đôi lúc đuổi bắt nhau giống trong mấy clip TikTok nơi lũ trẻ bị đàn ngỗng nhảy bổ lên người vậy.
Khi đã đủ thân và ở chung với ai, bạn sẽ nhìn vật nuôi ở trạng thái cá biệt nhất có thể. Hai chú ngỗng đã trở thành người. Chúng ăn với người, chúng chơi với người, chúng dành sự quan tâm đặc biệt tới những câu chuyện của con người. Khi bà tôi buồn, Thiên Nga nằm dưới gầm ghế bà ngồi, nhẹ nhàng dùng mỏ cắn yêu vào vai áo bà. Đó không chỉ là sự gây chú ý của một loài vật, mà Thiên Nga tạo ra sự xao nhãng để bà tạm thời đứng ra khỏi nỗi sầu bi.
Tôi không thể hiểu được thế giới là gì thông qua thân xác và giác quan của Thiên Nga và Fifi. Tôi không có đôi cánh, không có cặp chân màng, không có chiếc cổ dài như cổ rắn, không có chiếc mỏ tròn nhưng có răng, để cảm được tia nắng đầu ngày luồn lách qua khe cửa nhà hai đứa, để tinh nghịch với cái ồn ào của đường phố Hà Nội. Tôi chẳng biết tình cảm của mình có được đáp lại hay không, dù chỉ là một chút. Nhưng tôi nỗ lực hiểu, và thích nghi với đôi ngỗng. Đó là tình yêu mà tôi, với tư cách người bạn, người chăm sóc, người có duyên và nghiệp đến và đi với Fifi và Thiên Nga trên hành trình sinh diệt vô tận, có quyền được khẳng định. Tình yêu ấy thúc giục tôi viết cuốn sách này.
Những dòng đầu tiên của cuốn sách này được viết ra vào đêm Fifi qua đời, còn những dòng cuối là khi Thiên Nga tắt thở. Chú ngỗng đã cho tôi năng lượng tới tận ngày tôi kịp viết mọi kỷ niệm mình có với chú xuống giấy, rồi mới nỡ tạm biệt tôi.
Tôi cố nhớ lại những kỷ niệm đẹp nhất với hai chú ngỗng qua từng bức ảnh tôi chụp. Những điều đọng lại trong tôi kết thúc vừa vặn cuốn sách này. Đó là cái chết của ý thức, không phải sự kết thúc. Sự sống và cái chết là những ý niệm của con người. Nhưng sự vận động của thế giới này không chỉ bị giới hạn bởi một điểm khởi đầu và một điểm kết thúc. Cái chết chỉ đánh dấu một tiến trình thay đổi trạng thái, và theo nghĩa đó, ta luôn trải qua vô vàn cái chết khác nhau. Học cách xoá bỏ những lằn ranh phi lý giữa con người và động vật, giữa văn hoá và tự nhiên, giữa lý tính và bản năng,... là học cách chấp nhận và chào đón cái chết.
Liệu “Chuyện người chuyện ngỗng” có dành cho bạn?
✨ Bạn có thể coi “Chuyện người chuyện ngỗng” như một cuốn nhật ký, một truyện vừa, hay một ký sự xuyên suốt.
✨ Bạn cũng có thể coi cuốn sách này là tài liệu hữu ích giúp hiểu thêm những diễn giải hậu nhân văn, hay cách “cắt lát” một vấn đề dưới góc nhìn đầy học thuật của chuyên ngành nhân văn.
✨ Hoặc, giản đơn hơn, bạn có thể đắm mình trong những trang viết nhẹ nhàng và luyến lưu, để bản thân “trôi dạt” giữa bộn bề cảm xúc, để tìm kiếm câu trả lời về câu hỏi vốn trĩu nặng trong lòng bấy nay – Đâu là bản chất của một mối quan hệ?
Các bạn có thể đặt mua cuốn sách "Chuyện Người Chuyện Ngỗng" tác giả Vũ Hoàng Long TẠI ĐÂY
Đó là câu chuyện của Vũ Hoàng Long ghi lại hành trình 2 chú ngỗng Fifi và Thiên Nga sống cùng với gia đình mình suốt 3 năm, nhưng cũng là một hành trình trưởng thành và thay đổi hoàn toàn thế giới quan của người.
Là con người, ta luôn mặc định rằng mình thượng đẳng hơn muôn loài ở mọi phẩm chất. Đâu là nguyên do cho lối suy nghĩ đó, và liệu có cách nào ta có thể nghĩ khác đi hay không?
Đến với Chuyện người chuyện ngỗng, độc giả sẽ bước vào một thế giới lai tạp nơi con người không phải “kỹ sư trưởng”, để rồi nhận ra mình không cần phải về với đồng quê, núi rừng để gần gũi với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên ở rất gần bạn, và ở trong chính cơ thể bạn. Từ việc nhận ra con người chẳng hề đặc biệt đến thế đối với mọi kiếp sống khác – từ cái cây, ngọn cỏ đến từng hạt vật chất – bạn sẽ ngộ ra sự đặc biệt trong các mối quan hệ: giữa con người và vạn vật, và cả giữa con người với con người.
Vì lẽ đó mà ngay khi đọc những câu đầu tiên trong bản thảo của cuốn sách, Ban biên tập chúng mình đã cảm thấy đồng cảm và muốn xuất bản cuốn sách này.
Những dòng đầu tiên của cuốn sách này được viết ra vào đêm Fifi qua đời, còn những dòng cuối là khi Thiên Nga tắt thở. Chú ngỗng đã cho tôi năng lượng tới tận ngày tôi kịp viết mọi kỷ niệm mình có với chú xuống giấy, rồi mới nỡ tạm biệt tôi. Nó sống những năm tháng cuối cùng trong mọi tình yêu con người có thể dành cho mình, đó là điều khiến tôi thanh thản.
Cuốn sách không chỉ dừng lại ở những câu chuyện giản dị giữa người và vật nuôi. Hiện là một học viên tiến sĩ Nhân văn Liên ngành tại Canada, Vũ Hoàng Long đã đem đến những góc nhìn và câu hỏi mang tính triết lý và để lại cho bạn đọc nhiều chiêm nghiệm và suy nghĩ, như:
- Tình yêu chúng ta dành cho vật nuôi không cái lý nào có thể giải thích được. Thứ ta có có phải tình yêu?
- Xa hơn, tình yêu liệu có thể nở rộ giữa con người và giới phi-nhân (non-human), hay những gì không phải con người? Và liệu, nếu cái ta có là tình yêu thì liệu vật nuôi có thể đáp lại bằng thứ tương tự hay không?
- Thế giới của con người và thế giới của loài vật có thể chia sẻ với nhau bất cứ điểm chung nào chăng? Con người có phải (và có nên) là đứng trên đỉnh tháp của sự thống trị muôn loài, hay chúng ta cũng chỉ là một phần nhỏ bé trong đó?
Hôm nay, nhân dịp ra đời cuốn sách Chuyện người Chuyện ngỗng của tác giả trẻ Vũ Hoàng Long về câu chuyện bạn nuôi 2 chú ngỗng giữa lòng phố cổ Hà Nội, Ban biên tập của Spiderum muốn chia sẻ vài dòng viết của tác giả tới các bạn, để cùng cảm nhận về hành trình trưởng thành kỳ lạ của người & ngỗng này.
Tôi có nuôi 2 chú ngỗng, đặt tên là Fifi và Thiên Nga.
Fifi nở cùng ngày với Thiên Nga trong một nhà máy luyện quặng ở Tuyên Quang. Ở chỗ đối tác thân thiết của bố tôi, người ta nuôi một đàn ngỗng sư tử để canh gác chứ không lấy thịt. Thực ra, có lần một đứa bị làm thịt để thiết đãi khách, cả đàn bỏ ăn cả tuần. Con ngỗng đầu đàn khóc ra nước mắt khiến ông chủ của nó bị hành hạ tinh thần nhiều tuần lễ. Người chủ công xưởng tuyên bố rằng sẽ không bao giờ ăn thịt ngỗng cho đến tận cuối đời, nên đàn gia cầm đặc biệt ấy cứ liên tục đông hơn. Bầy người và bầy ngỗng, tuy xa lạ, ấy vậy lại thân mật dần. Chúng có thể không cùng nhau chia sẻ chung ý niệm và cảm giác về tình yêu, song yêu nhau qua từng cử chỉ như vuốt ve, và đôi lúc đuổi bắt nhau giống trong mấy clip TikTok nơi lũ trẻ bị đàn ngỗng nhảy bổ lên người vậy.
Khi đã đủ thân và ở chung với ai, bạn sẽ nhìn vật nuôi ở trạng thái cá biệt nhất có thể. Hai chú ngỗng đã trở thành người. Chúng ăn với người, chúng chơi với người, chúng dành sự quan tâm đặc biệt tới những câu chuyện của con người. Khi bà tôi buồn, Thiên Nga nằm dưới gầm ghế bà ngồi, nhẹ nhàng dùng mỏ cắn yêu vào vai áo bà. Đó không chỉ là sự gây chú ý của một loài vật, mà Thiên Nga tạo ra sự xao nhãng để bà tạm thời đứng ra khỏi nỗi sầu bi.
Tôi không thể hiểu được thế giới là gì thông qua thân xác và giác quan của Thiên Nga và Fifi. Tôi không có đôi cánh, không có cặp chân màng, không có chiếc cổ dài như cổ rắn, không có chiếc mỏ tròn nhưng có răng, để cảm được tia nắng đầu ngày luồn lách qua khe cửa nhà hai đứa, để tinh nghịch với cái ồn ào của đường phố Hà Nội. Tôi chẳng biết tình cảm của mình có được đáp lại hay không, dù chỉ là một chút. Nhưng tôi nỗ lực hiểu, và thích nghi với đôi ngỗng. Đó là tình yêu mà tôi, với tư cách người bạn, người chăm sóc, người có duyên và nghiệp đến và đi với Fifi và Thiên Nga trên hành trình sinh diệt vô tận, có quyền được khẳng định. Tình yêu ấy thúc giục tôi viết cuốn sách này.
Những dòng đầu tiên của cuốn sách này được viết ra vào đêm Fifi qua đời, còn những dòng cuối là khi Thiên Nga tắt thở. Chú ngỗng đã cho tôi năng lượng tới tận ngày tôi kịp viết mọi kỷ niệm mình có với chú xuống giấy, rồi mới nỡ tạm biệt tôi.
Tôi cố nhớ lại những kỷ niệm đẹp nhất với hai chú ngỗng qua từng bức ảnh tôi chụp. Những điều đọng lại trong tôi kết thúc vừa vặn cuốn sách này. Đó là cái chết của ý thức, không phải sự kết thúc. Sự sống và cái chết là những ý niệm của con người. Nhưng sự vận động của thế giới này không chỉ bị giới hạn bởi một điểm khởi đầu và một điểm kết thúc. Cái chết chỉ đánh dấu một tiến trình thay đổi trạng thái, và theo nghĩa đó, ta luôn trải qua vô vàn cái chết khác nhau. Học cách xoá bỏ những lằn ranh phi lý giữa con người và động vật, giữa văn hoá và tự nhiên, giữa lý tính và bản năng,... là học cách chấp nhận và chào đón cái chết.
Liệu “Chuyện người chuyện ngỗng” có dành cho bạn?
✨ Bạn có thể coi “Chuyện người chuyện ngỗng” như một cuốn nhật ký, một truyện vừa, hay một ký sự xuyên suốt.
✨ Bạn cũng có thể coi cuốn sách này là tài liệu hữu ích giúp hiểu thêm những diễn giải hậu nhân văn, hay cách “cắt lát” một vấn đề dưới góc nhìn đầy học thuật của chuyên ngành nhân văn.
✨ Hoặc, giản đơn hơn, bạn có thể đắm mình trong những trang viết nhẹ nhàng và luyến lưu, để bản thân “trôi dạt” giữa bộn bề cảm xúc, để tìm kiếm câu trả lời về câu hỏi vốn trĩu nặng trong lòng bấy nay – Đâu là bản chất của một mối quan hệ?
Các bạn có thể đặt mua cuốn sách "Chuyện Người Chuyện Ngỗng" tác giả Vũ Hoàng Long TẠI ĐÂY
303
|
8/9/2023 8:25:24 AM