Trong bài viết “Cơn Khát Bill” Của SBV Khi nào sẽ chấm dứt? Tân đã có đề cập tới việc lãi suất đồng Yen tăng lên sau cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) trong tuần này có thể sẽ giúp giảm sức nóng của giá vàng từ đó kìm hãm đà tăng của tỷ giá. Hôm qua (19/03), BoJ đã chính thức tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, trở thành ngân hàng trung ương cuối cùng trên thế giới chấm dứt lãi suất âm khi đất nước này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát. BoJ trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.
Các công ty lớn nhất của Nhật Bản gần đây đã đồng ý tăng lương thêm 5.3%, một mức không thể tưởng tượng được trước khi lạm phát toàn cầu bùng phát. Vào T02/24, Nikkei 225 đã vượt qua mức đỉnh 34 năm được tạo ra vào T12/1989, trong khi ngày càng có nhiều công ty chuyển chi phí lạm phát sang người tiêu dùng và tình trạng thiếu lao động đang góp phần khiến mức lương cao hơn.
Mặc dù lãi suất dương đã quay trở lại nhưng các nhà kinh tế cho biết lãi suất có thể vẫn ở mức rất thấp trong thời gian tới và các quan chức BoJ không coi lần tăng lãi suất đầu tiên là tín hiệu cho thấy nhiều đợt tăng lãi suất khác sẽ nhanh chóng xảy ra sau đó.
Vào cuối năm 1989, không ai có thể đại diện cho sự trỗi dậy trở thành siêu cường kinh tế của Nhật Bản thời hậu chiến tốt hơn Akio Morita, người đồng sáng lập Sony, người đã khiến cả thế giới choáng váng với thương vụ mua lại Columbia Pictures với giá $3 tỷ. Cùng năm đó, một bản dịch tiếng Anh bài luận mà ông là đồng tác giả, có tựa đề “The Japan That Can Say No”, đã lan truyền tại Mỹ. Morita cảnh báo:
Điều này có thể làm mất lòng người dân Mỹ nhưng nó đã chiếm được cảm tình ở Nhật Bản khi các công ty và tỷ phú của nước này dần thống trị bảng xếp hạng những người giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh Nhật Bản phải trả giá cho sự ngạo mạn của mình.
Jesper Koll, nhà kinh tế tại Warburg, cho biết thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách đã tăng thuế và lãi suất để kìm hãm đà tăng nóng của thị trường. “Ngày nay họ hoàn toàn ủng hộ tăng trưởng và lo lắng về nguy cơ giảm phát quay trở lại.” Năm 1989, Nhật Bản dốc toàn lực cho mục tiêu tăng trưởng. Ngày nay, trong nước thậm chí còn chẳng còn một chút lạc quan nào.
Khi những năm 1980s sắp kết thúc, Tokyo đang kỷ niệm một thập kỷ xuất sắc, trong đó nền kinh tế tăng trưởng trung bình 4%/năm nhờ giá cổ phiếu và bất động sản tăng vọt.
Nhưng đến mùa hè năm 1989, Kazuo Ueda, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khi đó đang giảng dạy tại Đại học Tokyo đã lo lắng.
Vào T05 năm đó, BoJ bắt đầu tăng lãi suất để chống lạm phát, tăng lãi suất chiết khấu từ 2.5% lên 6% vào T08/1990. Khi giá tài sản sụt giảm, các tổ chức tài chính và nhà phát triển bất động sản phải vật lộn để thoát khỏi các khoản nợ xấu và gây ra khủng hoảng ngân hàng. BoJ bắt đầu cắt giảm lãi suất và đến năm 1999, lạm phát xuống dưới 0%.
Nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài trong những năm 2000, khi nền kinh tế tăng trưởng bình quân chỉ 0.7%/năm. Khi tình trạng giảm phát nhẹ tiếp tục diễn ra, mọi người không còn tin rằng giá cả và tiền lương sẽ tăng, nợ cũng tăng lên. IMF dự kiến tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản sẽ đạt 256% vào năm 2024, so với 65% vào năm 1989.
Theo khảo sát của Nippon năm 2022 thì tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi từ 17-19 tại Nhật Bản là thấp nhất (13.9%) so với các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Mỹ và Hàn Quốc.
Takeshi Niinami, giám đốc điều hành Tập đoàn đồ uống Suntory và chủ tịch Hiệp hội các nhà điều hành doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, Nhật Bản hiện đang thu hút các nhà đầu tư toàn cầu tuy nhiên “chúng ta không nên lạc quan quá nhiều về điều đó”.
Khi Nippon Steel công bố giá thầu mua lại US Steel trị giá $14.9 tỷ bằng tiền mặt vào T12/23, các chủ ngân hàng coi thương vụ này là dấu hiệu cho thấy sự trở lại của các công ty giàu tiền mặt của Nhật Bản trên thị trường toàn cầu.
Nhưng nếu các thương vụ M&A những năm 1980 là minh chứng cho tham vọng vươn ra thế giới của các công ty Nhật, thì các giám đốc điều hành cho biết làn sóng đổ xô ra nước ngoài ngày nay được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm kiếm doanh thu mới bên ngoài trong khi thị trường lao động trong nước đang chứng kiến sự già hóa dân số.
Năm 1989, các công ty Nhật Bản, đặc biệt là các ngân hàng, thống trị top 10 toàn cầu về vốn hóa thị trường. Hiện nay không có công ty Nhật Bản nào lọt vào top 10.
Năm 1989, 6 trong số 10 người giàu nhất thế giới là người Nhật. Đứng đầu danh sách là Yoshiaki Tsutsumi, chủ tịch Tập đoàn Seibu, người có tài sản ước tính khoảng $15 tỷ. Giờ đây, chỉ có ba người Nhật được xếp hạng trong số 100 tỷ phú hàng đầu thế giới, trong đó Tadashi Yanai, người sáng lập Uniqlo, chủ sở hữu Fast Retailing, và gia đình ông xếp thứ 30 với tài sản ròng ước tính là $40 tỷ.
Về mặt thu nhập, các công ty Nhật Bản đã nổi lên từ thời kỳ tăng trưởng thấp với bảng cân đối kế toán lành mạnh. Theo dữ liệu của Bộ tài chính, lợi nhuận ròng do các công ty phi tài chính Nhật Bản tạo ra đã tăng hơn 4 lần lên ¥74 nghìn tỷ ($493 tỷ) từ năm tài chính 1989 đến năm tài chính 2022, trong khi số cổ tức họ trả cho các cổ đông đã tăng gấp 8 lần lên ¥32 nghìn tỷ trong cùng thời gian đó. Tuy nhiên, hàng thập kỷ giảm phát và kinh tế trì trệ cũng đã làm giảm nhu cầu đầu tư, khiến các công ty phải ngồi trên đống tiền mặt khổng lồ lên tới ¥343 nghìn tỷ.
Khoảng một nửa số công ty bluechip niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo có cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị sổ sách. Masakazu Tokura, chủ tịch liên đoàn công ty Keidanren hùng mạnh của Nhật Bản, cho biết tại một cuộc họp báo trong tháng này: “Sự gia tăng cổ phiếu hiện tại không phản ánh sức mạnh thực sự của các công ty Nhật Bản”.
Lãi suất thực chạm đáy phản ánh thực tế rằng dân số già của Nhật Bản, 30% trên 65 tuổi, có lượng tiền tiết kiệm dồi dào. Các ngân hàng đang tìm cách để đưa lượng tiền này vào sử dụng hiệu quả hơn, bởi vì một nền kinh tế với dân số ngày càng già hóa sẽ có nhu cầu đầu tư vốn thấp hơn. Vấn đề nhân khẩu học và việc Nhật Bản không sẵn sàng cho phép nhập cư nhiều cũng hạn chế sự phát triển của nước này. IMF dự kiến tăng trưởng GDP trung bình hàng năm chỉ 0.5% trong 4 năm tới, so với mức tăng 2% của Mỹ. Đó là một tốc độ đáng kể trong bối cảnh thiếu lao động - tốc độ tăng trưởng sản lượng trên mỗi người dân từ lâu đã ở mức ổn định.
Yếu tố cuối cùng là tình trạng nợ công kéo dài của Nhật Bản. Tỷ lệ nợ trên GDP là 255% hoặc 159% sau khi trừ đi tài sản tài chính của chính phủ; cả hai cách tính đều cao nhất so với các nước phát triển khác. Ngay cả khi lãi suất thấp, gần 9% ngân sách chính phủ vẫn được chi cho lãi vay. Nhật Bản không thể chịu đựng được việc thắt chặt tiền tệ như ở Mỹ, nơi lãi suất đã lên tới 5.25-5.5%.
Tương lai của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào cách thức mà đất nước này ứng phó với những thách thức hiện tại. Nếu không thể thay đổi, Nhật Bản có nguy cơ tụt hậu so với các nước phát triển khác.
Các công ty lớn nhất của Nhật Bản gần đây đã đồng ý tăng lương thêm 5.3%, một mức không thể tưởng tượng được trước khi lạm phát toàn cầu bùng phát. Vào T02/24, Nikkei 225 đã vượt qua mức đỉnh 34 năm được tạo ra vào T12/1989, trong khi ngày càng có nhiều công ty chuyển chi phí lạm phát sang người tiêu dùng và tình trạng thiếu lao động đang góp phần khiến mức lương cao hơn.
Mặc dù lãi suất dương đã quay trở lại nhưng các nhà kinh tế cho biết lãi suất có thể vẫn ở mức rất thấp trong thời gian tới và các quan chức BoJ không coi lần tăng lãi suất đầu tiên là tín hiệu cho thấy nhiều đợt tăng lãi suất khác sẽ nhanh chóng xảy ra sau đó.
Sự trỗi dậy của “tinh thần Samurai”
Mặc dù thị trường cuối cùng đã có thể vượt qua mức đỉnh của năm 1989 nhưng tâm lý ở Tokyo không còn lạc quan như trước nữa. Cảm giác hưng phấn hay thành tựu thường thấy vào năm 1989 đã không còn nữa, khi xuất khẩu ô tô và tivi của Nhật Bản tăng vọt và giá bất động sản tăng dường như không thể ngăn cản được.Vào cuối năm 1989, không ai có thể đại diện cho sự trỗi dậy trở thành siêu cường kinh tế của Nhật Bản thời hậu chiến tốt hơn Akio Morita, người đồng sáng lập Sony, người đã khiến cả thế giới choáng váng với thương vụ mua lại Columbia Pictures với giá $3 tỷ. Cùng năm đó, một bản dịch tiếng Anh bài luận mà ông là đồng tác giả, có tựa đề “The Japan That Can Say No”, đã lan truyền tại Mỹ. Morita cảnh báo:
Các anh không bao giờ có thể cạnh tranh được với chúng tôi
Akio Morita tỏ thái độ ngạo mạn trước người Mỹ
Điều này có thể làm mất lòng người dân Mỹ nhưng nó đã chiếm được cảm tình ở Nhật Bản khi các công ty và tỷ phú của nước này dần thống trị bảng xếp hạng những người giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh Nhật Bản phải trả giá cho sự ngạo mạn của mình.
Jesper Koll, nhà kinh tế tại Warburg, cho biết thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách đã tăng thuế và lãi suất để kìm hãm đà tăng nóng của thị trường. “Ngày nay họ hoàn toàn ủng hộ tăng trưởng và lo lắng về nguy cơ giảm phát quay trở lại.” Năm 1989, Nhật Bản dốc toàn lực cho mục tiêu tăng trưởng. Ngày nay, trong nước thậm chí còn chẳng còn một chút lạc quan nào.
Bài luận “The Japan That Can Say No” được dịch trái phép tại Mỹ năm 1989
Khi những năm 1980s sắp kết thúc, Tokyo đang kỷ niệm một thập kỷ xuất sắc, trong đó nền kinh tế tăng trưởng trung bình 4%/năm nhờ giá cổ phiếu và bất động sản tăng vọt.
Nhưng đến mùa hè năm 1989, Kazuo Ueda, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khi đó đang giảng dạy tại Đại học Tokyo đã lo lắng.
Sự gia tăng gần đây của cổ phiếu Nhật Bản là một bong bóng và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào
Kazuo Ueda cảnh báo trên tờ Nikkei vào năm 1989
Vào T05 năm đó, BoJ bắt đầu tăng lãi suất để chống lạm phát, tăng lãi suất chiết khấu từ 2.5% lên 6% vào T08/1990. Khi giá tài sản sụt giảm, các tổ chức tài chính và nhà phát triển bất động sản phải vật lộn để thoát khỏi các khoản nợ xấu và gây ra khủng hoảng ngân hàng. BoJ bắt đầu cắt giảm lãi suất và đến năm 1999, lạm phát xuống dưới 0%.
Nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài trong những năm 2000, khi nền kinh tế tăng trưởng bình quân chỉ 0.7%/năm. Khi tình trạng giảm phát nhẹ tiếp tục diễn ra, mọi người không còn tin rằng giá cả và tiền lương sẽ tăng, nợ cũng tăng lên. IMF dự kiến tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản sẽ đạt 256% vào năm 2024, so với 65% vào năm 1989.
Từ “con hổ Châu Á” đến “bóng ma của chính mình”
Trong khi thế giới đang nỗ lực kiểm soát lạm phát trong năm qua thì Nhật Bản vẫn chưa chính thức tuyên bố thoát khỏi tình trạng giảm phát và vẫn là quốc gia duy nhất có lãi suất dưới 0% tính đến trước cuộc họp hôm qua. Mối đe dọa rõ ràng nhất đối với Mỹ hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong khi Nhật Bản đã nhường lại lợi thế về điện tử tiêu dùng và chip cho các đối thủ ở Hàn Quốc và Đài Loan.Theo khảo sát của Nippon năm 2022 thì tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi từ 17-19 tại Nhật Bản là thấp nhất (13.9%) so với các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Mỹ và Hàn Quốc.
Takeshi Niinami, giám đốc điều hành Tập đoàn đồ uống Suntory và chủ tịch Hiệp hội các nhà điều hành doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, Nhật Bản hiện đang thu hút các nhà đầu tư toàn cầu tuy nhiên “chúng ta không nên lạc quan quá nhiều về điều đó”.
Đồng Yen rẻ và tôi sợ rằng các nhà đầu tư sẽ đột ngột bỏ đi và chúng ta chỉ còn lại một "cánh đồng trống".
Takeshi Niinami
Ngày nay, nền kinh tế đang ở một bước chuyển mình. BoJ đang chuẩn bị bắt đầu thoát khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng ngay trong mùa xuân này. Nhiều công ty đang tăng giá bán và tình trạng thiếu lao động đang góp phần làm tăng mức lương.
Trong bài phát biểu vào đầu T02/24, Shinichi Uchida, phó thống đốc BoJ, bày tỏ sự lạc quan: “Chúng ta hiện đang đứng trước cơ hội thoát ra khỏi suy nghĩ và hành vi của thời kỳ giảm phát”, thứ đã gieo vào tư duy người dân Nhật trong suốt hơn 2 thập kỷ.
Tuy nhiên vẫn có rất ít sự lạc quan khi nền kinh tế đã suy thoái trong hai quý liên tiếp, với mức tiêu dùng hộ gia đình vẫn còn yếu. Koji Toda, nhà quản lý quỹ tại Resona Asset Management, cho biết: “Tôi sẽ không gọi đây là bong bóng và vẫn chưa có gì chắc chắn về việc đảo ngược tình trạng giảm phát.”
Trong bài phát biểu vào đầu T02/24, Shinichi Uchida, phó thống đốc BoJ, bày tỏ sự lạc quan: “Chúng ta hiện đang đứng trước cơ hội thoát ra khỏi suy nghĩ và hành vi của thời kỳ giảm phát”, thứ đã gieo vào tư duy người dân Nhật trong suốt hơn 2 thập kỷ.
Tuy nhiên vẫn có rất ít sự lạc quan khi nền kinh tế đã suy thoái trong hai quý liên tiếp, với mức tiêu dùng hộ gia đình vẫn còn yếu. Koji Toda, nhà quản lý quỹ tại Resona Asset Management, cho biết: “Tôi sẽ không gọi đây là bong bóng và vẫn chưa có gì chắc chắn về việc đảo ngược tình trạng giảm phát.”
Nhật Bản – Bài học về sự kiêu ngạo
Akio Morita mất vào ngày 03/10/1999 khi nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng và phải trả giá cho thói ngạo mạn của mình. Sau cuộc khủng hoảng ngân hàng trong nước và sự phá sản của Lehman Brothers năm 2008, các tập đoàn Nhật Bản như Sony, Panasonic và Hitachi bước vào thời kỳ tái cơ cấu kéo dài.Khi Nippon Steel công bố giá thầu mua lại US Steel trị giá $14.9 tỷ bằng tiền mặt vào T12/23, các chủ ngân hàng coi thương vụ này là dấu hiệu cho thấy sự trở lại của các công ty giàu tiền mặt của Nhật Bản trên thị trường toàn cầu.
Nhưng nếu các thương vụ M&A những năm 1980 là minh chứng cho tham vọng vươn ra thế giới của các công ty Nhật, thì các giám đốc điều hành cho biết làn sóng đổ xô ra nước ngoài ngày nay được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm kiếm doanh thu mới bên ngoài trong khi thị trường lao động trong nước đang chứng kiến sự già hóa dân số.
Năm 1989, các công ty Nhật Bản, đặc biệt là các ngân hàng, thống trị top 10 toàn cầu về vốn hóa thị trường. Hiện nay không có công ty Nhật Bản nào lọt vào top 10.
Năm 1989, 6 trong số 10 người giàu nhất thế giới là người Nhật. Đứng đầu danh sách là Yoshiaki Tsutsumi, chủ tịch Tập đoàn Seibu, người có tài sản ước tính khoảng $15 tỷ. Giờ đây, chỉ có ba người Nhật được xếp hạng trong số 100 tỷ phú hàng đầu thế giới, trong đó Tadashi Yanai, người sáng lập Uniqlo, chủ sở hữu Fast Retailing, và gia đình ông xếp thứ 30 với tài sản ròng ước tính là $40 tỷ.
Về mặt thu nhập, các công ty Nhật Bản đã nổi lên từ thời kỳ tăng trưởng thấp với bảng cân đối kế toán lành mạnh. Theo dữ liệu của Bộ tài chính, lợi nhuận ròng do các công ty phi tài chính Nhật Bản tạo ra đã tăng hơn 4 lần lên ¥74 nghìn tỷ ($493 tỷ) từ năm tài chính 1989 đến năm tài chính 2022, trong khi số cổ tức họ trả cho các cổ đông đã tăng gấp 8 lần lên ¥32 nghìn tỷ trong cùng thời gian đó. Tuy nhiên, hàng thập kỷ giảm phát và kinh tế trì trệ cũng đã làm giảm nhu cầu đầu tư, khiến các công ty phải ngồi trên đống tiền mặt khổng lồ lên tới ¥343 nghìn tỷ.
Khoảng một nửa số công ty bluechip niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo có cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị sổ sách. Masakazu Tokura, chủ tịch liên đoàn công ty Keidanren hùng mạnh của Nhật Bản, cho biết tại một cuộc họp báo trong tháng này: “Sự gia tăng cổ phiếu hiện tại không phản ánh sức mạnh thực sự của các công ty Nhật Bản”.
Nhật Bản – “Chú lùn” trong thế giới đang tăng trưởng
Mục tiêu lạm phát 2% mà BoJ tin rằng hiện đã nằm trong tầm kiểm soát và cao hơn 1.4 pts so với tỷ lệ lạm phát trung bình trong 10 năm tính đến cuối năm 2021. Mức lạm phát dự kiến tăng 1.4 pts này cao hơn mức tăng 0.2 pts, do đó lãi suất thực tế đã giảm chứ không phải tăng. Hơn nữa, BoJ đã nêu rõ trong tuyên bố của mình vào ngày 19/03 rằng họ dự kiến sẽ duy trì các điều kiện tài chính “thích hợp” và sẽ tiếp tục mua một số trái phiếu."Chú lùn Nhật Bản" giữa thế giới đang tăng trưởng
Lãi suất thực chạm đáy phản ánh thực tế rằng dân số già của Nhật Bản, 30% trên 65 tuổi, có lượng tiền tiết kiệm dồi dào. Các ngân hàng đang tìm cách để đưa lượng tiền này vào sử dụng hiệu quả hơn, bởi vì một nền kinh tế với dân số ngày càng già hóa sẽ có nhu cầu đầu tư vốn thấp hơn. Vấn đề nhân khẩu học và việc Nhật Bản không sẵn sàng cho phép nhập cư nhiều cũng hạn chế sự phát triển của nước này. IMF dự kiến tăng trưởng GDP trung bình hàng năm chỉ 0.5% trong 4 năm tới, so với mức tăng 2% của Mỹ. Đó là một tốc độ đáng kể trong bối cảnh thiếu lao động - tốc độ tăng trưởng sản lượng trên mỗi người dân từ lâu đã ở mức ổn định.
Yếu tố cuối cùng là tình trạng nợ công kéo dài của Nhật Bản. Tỷ lệ nợ trên GDP là 255% hoặc 159% sau khi trừ đi tài sản tài chính của chính phủ; cả hai cách tính đều cao nhất so với các nước phát triển khác. Ngay cả khi lãi suất thấp, gần 9% ngân sách chính phủ vẫn được chi cho lãi vay. Nhật Bản không thể chịu đựng được việc thắt chặt tiền tệ như ở Mỹ, nơi lãi suất đã lên tới 5.25-5.5%.
Tương lai của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào cách thức mà đất nước này ứng phó với những thách thức hiện tại. Nếu không thể thay đổi, Nhật Bản có nguy cơ tụt hậu so với các nước phát triển khác.
772
|
4/14/2024 1:44:59 PM