Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?

Shopee ra đời từ lúc nào?

Shopee được thành lập vào năm 2015 bởi Garena (nay là SEA). Đây là một doanh nghiệp tại Singapore chuyên cung cấp trò chơi trực tuyến và dịch vụ mạng xã hội.
Tới tháng 8/2016, Shopee mở rộng hoạt động của mình tới Việt Nam. Ban đầu Shopee cung cấo dịch vụ trung gian thương mại điện tử, kết nối người bán hàng là cá nhân với người mua cũng là các cá nhân. Nhưng đến nay mô hình này đã thay đổi, cho phép những người bán hàng là các nhà sản xuất, doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối (B2C).
Với Shopee, sàn thương mại điện tử này thu phí và hoa hồng của người bán hàng. Ngoài ra còn có một số khoản phí khác ví dụ phí khi người mua hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển đổi trả góp, phí trả sau với dịch vụ tài chính của Shopee… Đây là những nguồn thu của sàn thương mại điện tử này.

Shopee thay đổi cách mua sắm của khách hàng như thế nào?

Shopee đã thay đổi thói quen mua sắm của chúng ta ra sao?

Hiện tại ở thị trường Việt Nam, cạnh tranh với Shopee có thể kể tới các sàn thương mại điện tử như Tiki (được đầu tư bởi VNG), Lazada (là thành viên của Alibaba). Vậy điều gì tạo ra khác biệt cho Shopee với các đối thủ trên?

Cung cấp nhiều cách bán hàng theo xu thế

Shopee đang cho phép người bán hàng tổ chức các buổi live stream để thu hút khách hàng. Bán hàng qua live stream đã rất phổ biến trên mạng xã hội. Hiệu quả của việc trực tiếp bán đã được chứng minh khi người mua hàng có thể xem trực tiếp sản phẩm, có thể đặt câu hỏi cho người bán và nhận được câu trả lời ngay lập tức.
Bán hàng live stream trên sàn thương mại điện tử còn mang lại hiệu quả cao hơn trên mạng xã hội vì người mua hàng có thể đến gian hàng của người bán tìm thêm các sản phẩm khác hay tranh thủ hỗ trợ của sàn khi có các mã giảm giá, miễn phí giao hàng. Với người bán, việc thực hiện live stream bán hàng trên sàn thương mại điện tử cũng ưu việt hơn vì đơn hàng được hệ thống tự động hoàn thiện các bước xác nhận đơn, thanh toán thay vì phải tự làm như trên mạng xã hội.
Shopee cũng đang có chức năng gợi ý sản phẩm cho người mua hàng dựa trên lịch sử tìm kiếm sản phẩm trước đây, đưa ra các chương trình giảm giá bất ngờ cho một số sản phẩm để kích thích mua hàng của khách, dù họ chưa thật sự có nhu cầu về sản phẩm.

Tháng nào cũng có ngày khuyến mại

Giống như các website thương mại điện tử ở Trung Quốc, Shopee và một số website thương mại điện tử trong nước đang áp dụng triệt để những ngày khuyến mại đặc biệt trong tháng. Người mua hàng có thể thấy tháng nào họ cũng có một dịp đặc biệt để mua hàng với giá thấp hơn.
Cũng nhờ việc khuyến mại liên tục mà khách hàng cũng đã có thêm thói quen săn mã giảm giá, săn sản phẩm sale trong một số dịp.

Đa dạng hình thức thanh toán

Với thương mại điện tử, việc hỗ trợ các hình thức thanh toán trực tuyến là việc bắt buộc. Tuy nhiên Shopee đã nhanh chân hơn khi có ví điện tử riêng. Từ ví điện tử, sàn thương mại điện tử đã cung cấp thêm dịch vụ tài chính cho khách hàng.
Chỉ cần vài bước xác thực điện tử, khách hàng sẽ được cấp một hạn mức mua sắm và thanh toán sau tương tự thẻ tín dụng. Đây là điều các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam chưa có.
Kết hợp những yếu tố trên, có thể thấy Shopee đang cung cấp dịch vụ khác biệt hơn phần còn lại của thị trường.

Cạnh tranh gay gắt và những hạn chế của nền tảng TMĐT


Những điểm hạn chế của nền tảng này là gì?

Những chức năng hàng đầu của Shopee hiện đang xuất hiện trên sản phẩm của đối thủ. Với Lazada, sàn thương mại điện tử này cũng cho phép live stream bán hàng.
Tiki cũng cung cấp dịch vụ Tiki Now cho phép ship hàng tới người mua chỉ trong 2 giờ.
Các sàn thương mại điện tử đều đang áp dụng hàng loạt các chương trình khuyến mại để mỗi tháng, khách hàng luôn có những dịp mua hàng giảm giá.
Do vậy sự linh hoạt về hình thức thanh toán, hỗ trợ trả góp sản phẩm đang là lợi thế nhiều nhất cho Shopee trong cuộc đua bán hàng trực tuyến tại Việt Nam.
Bên cạnh lợi thế, khách hàng trong nước không phải lúc nào cũng hài lòng với việc mua sắm trực tuyến trên Shopee. Giống như các dịch vụ khác, sàn thương mại điện tử này cũng gặp không ít vấn đề với việc vận chuyển sản phẩm.
Khách hàng vẫn hay gặp tình trạng sản phẩm bị vận chuyển chậm, giao hàng không đúng hẹn dù việc ship được Shopee tự thực hiện hay qua một đối tác khác.
Ngoài ra vấn đề chất lượng sản phẩm của Shopee cũng không được đảm bảo. Nhiều hàng nhái, hàng giả vẫn xuất hiện. Người mua khi nhận hàng mới biết mình đã mua phải hàng kém chất lượng. Shopee chấp nhận trả hàng và hoàn tiền cho người mua nhưng việc này lại gây mất thời gian vì sản phẩm cần vận chuyển.
Chính sách bảo vệ người mua hàng đôi khi cũng gây khó khăn cho người bán khi họ buộc phải cạnh tranh với các nhà bán hàng khác để được Shopee đề xuất trên giao diện chính. Việc này sẽ làm giảm lợi nhuận của người bán hàng vì họ sẽ phải mất thêm chi phí cho việc chăm sóc khách hàng, mua quảng cáo hay áp dụng các chương trình khuyến mại như miễn phí ship để giữ khách.

Mohamed Canslim
271 | 1/11/2024 10:34:24 AM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Register
Bài viết liên quan
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Baemin với tên khai sinh đầy đủ là Baedal Minjeok, được sự hẫu thuận mạnh mẽ nên có chỗ đứng vững chắc và lượng người dùng ổn định
Cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer
Cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho mấy ní cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer nè
Làm Affiliate Marketing sao cho hiệu quả?
Làm Affiliate Marketing sao cho hiệu quả?
Affiliate Marketing là một phương pháp tiếp thị trực tuyến giúp bạn kiếm tiền bằng cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác và nhận hoa hồng (commission) khi có người mua hàng thông qua liên kết bạn cung cấp
Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Sean Rad, Justin Mateen, và Jonathan Badeen thành lập Tinder vào năm 2012