Xuân, Hạ, Thu, Đông, rồi lại Xuân - một quy luật bất biến của cuộc sống. Tuy nhiên, khi người ta nói: thời gian có tính tương đối, mình đã không cảm nhận được điều này cho đến khi chứng kiến mùa đông kéo dài gần 2 năm trong thị trường tiền điện tử.
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị. Dẫu việc dự đoán là rất khó, nhưng một điều chắc chắn, sau mùa đông là mùa xuân, và ta biết một làn sóng mới sẽ đến.
Hệ thống hạ tầng, một trong những nền móng quan trọng trong nền kinh tế phi tập trung. Nơi đây từng chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các blockchain layer-1 ở mùa 2021. Vậy sau 2 năm cùng nhau đóng băng, thị trường này đã ra sao? Ethereum vẫn nắm cuộc chơi, Solana, Avalanche đang ở đâu trên thị trường, Aptos, Sui - những kẻ thách thức mới nổi sẽ làm được gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đã 2 năm kể từ cuộc chiến layer-1 hồi 2021, cuộc chơi dần lắng xuống, những chiến binh của chúng ta đang ở tình trạng như thế nào?
Là blockchain đã tạo nên cuộc cách mạng hồi 2015, dù đã hơn 8 năm tuổi, Ethereum vẫn là key player của không gian web3 này. Nhìn vào biểu đồ thể hiện số lượng người dùng hoạt động trên Ethereum dưới đây, con số giao động quanh mức từ 200k-300k ví. Đây là số lượng lớn áp đảo các blockchain khác.
Phải nói, Ether vốn là cái nôi của mọi sự sáng tạo, từ Defi, NFT, hay gamefi,.. luôn có những sự cải tiến, những mô hình mới nổi lên mà nếu không phải ở Ethereum, thì không phải ở đâu cả.
Thứ 2, Ethereum đã có những sự đột phá mạnh mẽ về mặt hạ tầng. Với giải pháp mở rộng mạng lưới layer-2 (hiểu đơn giản là xây 1 blockchain khác ngay trên Ethereum), trở ngại lớn nhất của Ether là phí giao dịch nay đã được giảm đáng kể, mà hệ sinh thái nơi đây lại không hề kém sự đa dạng.
Giá trị cuối cùng, cũng như quan trọng nhất, mà Ethereum mang lại cho cộng đồng là sự an toàn đáng kể. Với khoảng 5000 nodes và gần 100.000 validators đang chống lưng cho blockchain này, rất khó để xảy ra tình huống mạng lưới “gãy” sau một đêm ngủ dậy.
Có vẻ như downtrend không gây quá nhiều khó khăn cho Ethereum, ngược lại, nó còn tạo điều kiện để blockchain phát triển và phô diễn sức mạnh. Thế, còn những cái tên từng là đối thủ của Ether thì sao?
Là những chiến binh từng cạnh tranh sòng phẳng với Ethereum thời điểm 2021, second gen blockchain như Avalanche, Fantom, Near, Polkadot, Solana,... lại đang khá chật vật để sinh tồn, phát triển ở mùa đông hiện tại.
Dù từng gây tiếng vang với những cải tiến sáng tạo về cấu trúc hạ tầng khi ra mắt, những kỳ vọng vào lứa layer-1 này càng cao hơn khi chúng đã tạo nên sân chơi cho rất nhiều user tìm đến vào mùa bull trước. Solana để lại ấn tượng như là blockchain nhanh nhất, mảnh đất hứa hẹn cho NFT với các bộ sưu tập như y00ts, DeGods. Phantom thì là thiên đường của các dự án Defi dưới tay lái bố già Andre Cronje,v.v. Đã có lúc, người ta tưởng tượng ra viễn cảnh các blockchain này sẽ cùng cạnh tranh, để thúc đẩy giới hạn của công nghệ này đi xa và xa hơn nữa.
Nhưng rồi, cái viễn cảnh đó không hề tới. Khi downtrend xảy đến, các blockchain này đã lộ rõ những lỗ hổng, thứ mà các tổ chức đứng sau đã che giấu khá kỹ bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền.
Đầu tiên là về mặt công nghệ, hóa ra, những cải tiến đa số vẫn chỉ đang nằm trên giấy mà thôi. Solana blockchain nhanh nhất lại bị gãy liên tục hồi cuối 2021, giữa năm 2022. Dự án Phantom bị bỏ ngỏ sau sự ra đi của bố già. Polkadot, Avalanche, Cosmos, nổi tiếng với giải pháp scale, nhưng lại không ai muốn scale… Tàn cuộc, người dùng bỏ đi, ánh đèn hào nhoáng được hạ xuống, còn lại một sự thật trần trụi: đa số blockchain chỉ là bản copy của Ethereum.
Là bản sao, họ có thể copy được công nghệ, copy được mô hình dự án, nhưng thứ các blockchain này khó để học theo được ngay chính là vấn đề về bảo mật (số node, validators). Sự sụp đổ của Terra Luna, sự liên đới của FTX đến Solana, các vấn đề của Binance,... làm cho cộng đồng khá hoang mang về sự ổn định của các 2nd blockchain này. Là một nhà đầu tư, không ai lại muốn ‘giao trứng cho ác’ cả, do đó, giải pháp rút tài sản về Ether hay các Layer-2 là điều mà số đông đã làm.
Hiện tại, nhiều blockchain thuộc thế hệ này đang rơi vào tình trạng ngủ đông. Tất nhiên, vẫn có số ít tích cực phát triển và đạt được sự hoàn thiện hơn về hạ tầng. Song, vấn đề về số phận của chúng sẽ về đâu trong mùa tăng trưởng tới, sẽ là bài toán khó giải cho các tổ chức phát triển. Tại sao ư, chúng ta sẽ nói đến ở phần sau.
Những layer-1 mới nhất, được ra mắt trong mùa đông của thị trường với những cái tên như Aptos, Sui Network, Sei Network,... đây là những dấu hỏi mà chúng ta sẽ phải chờ đợi thời gian khám phá.
Gen3 gần như là phiên bản cải tiến của các blockchain 2.0 kể trên. Aptos chẳng hạn, được xem như sự nâng cấp của Solana, với khả năng xử lý hơn 100.000 giao dịch trên giây (Giới hạn Solana là khoảng 4.000). Sui Network cũng có khả năng tương tự Aptos.
Nhưng vì launching vào giữa mùa đông giá rét, các nền tảng này đang rơi vào tình trạng dead-chain, đói người dùng. Thiếu đi nguồn cầu, nên cũng không có nhiều dự án đến những vùng đất mới này để phát triển. Nhìn chung, có thể xem đây là những khu vườn chỉ mới được đào xới cơ bản, những thứ hấp dẫn nhất vẫn chỉ nằm trên giấy mà thôi.
Nói đi nói lại 1 điều: Hiện tại vẫn đang trong downtrend. Chắc chắn mọi thứ sẽ diễn biến một cách khác khi thời gian khó khăn này qua đi. Và khi thời điểm bùng nổ đến, một lượng người dùng mới khổng lồ sẽ đặt chân vào thế giới phi tập trung. Những chuyện gì có thể xảy ra?
Vậy, nền tảng nào sẽ là nơi đón được các công dân mới này? Bạn nghĩ là Ethereum ư? Hmm naw, mình nghĩ sẽ là không. Dù đã có những cập nhật giúp mạng lưới ổn định hơn, nhưng Ethereum hiện tại vẫn cực kỳ nhạy cảm với lượng user lớn đổ về. Ý mình là khi đó, phí giao dịch sẽ tăng cao. Đây là trở ngại cực kì lớn với người dùng mới gia nhập.
Lựa chọn số hai có thể là các giải pháp mở rộng của Ethereum, chẳng hạn là layer-2 (Optimism, Arbitrum,...) hoặc sidechain (Polygon). Ưu điểm ở những vùng đất này là một hệ sinh thái hoàn thiện, trong khi phí giao dịch rẻ hơn nhiều. Nhược điểm bạn có thể cân nhắc đến là những blockchain này có trải nghiệm người dùng không quá khác so với ETH. Do đó, nơi đây là có vẻ sẽ hấp dẫn những user đã có ít nhiều kinh nghiệm trong thị trường, đến để đầu tư và phát triển.
Vậy còn người mới, họ thích gì? Đơn giản lắm, đó là những thứ mới. Những blockchain gen 3 như Aptos, Sui Network, Sei Network có thể là địa điểm chứng kiến sự bùng nổ. Đầu tiên, các blockchain này còn rất mới, chưa đạt đến giới hạn công nghệ, nên chúng có những câu chuyện hấp dẫn để kể. Thứ 2, các tổ chức đứng sau vẫn chưa đốt quá nhiều tiền để phát triển hệ sinh thái, vì họ vẫn đang chờ làn sóng người dùng mới. Những grant, ecosystem incentive là công thức quen thuộc mà blockchain gen 2 đã dùng, và chúng rất hiệu quả.
Cái kết éo le nhất, có lẽ dành cho đa số các blockchain gen 2. Họ đã tiêu hao rất nhiều tài nguyên để sinh tồn qua mùa đông, những giới hạn bộc lộ từ giai đoạn trước, một hệ sinh thái quá cũ,... rất ít user chọn những nơi đây là điểm chạm đầu tiên để khám phá defi.
Nói đến đây, thật ra chúng ta chỉ mới đi qua bề nổi của câu chuyện. Nếu bạn muốn đi sâu hơn, thì nó ở ngay đây.
Những ai trải qua chu kỳ tăng trưởng trước, đều sẽ nhận ra một điều: các layer-1 nào cũng sẽ gặp điểm nghẽn khi đám đông mới gia nhập. Lí do nằm ở phần cấu trúc của blockchain, nó yêu cầu các node phải cùng xác nhận tính đúng đắn cho 1 giao dịch (cơ chế đồng thuận). Và tùy vào cơ chế đồng thuận khác nhau, điểm nghẽn sẽ nằm ở những điểm khác nhau.
Lấy ví dụ 2 đại diện tiêu biểu:
Ethereum chọn cách xử lý giao dịch tuần tự (Sequentialism), tức mỗi giao dịch sẽ được toàn bộ node của blockchain tính toán để kiểm tra. Vì lí do đó, khi một lượng lớn giao dịch được thực thi, chi phí giao dịch sẽ phải tăng lên đáng kể (có thể trên 10$ cho 1 giao dịch). Và điều này xảy ra khá thường xuyên trong thời gian uptrend.
Solana, Aptos, hay Sui Network thì khác. Các blockchain này lại chọn cơ chế xử lý giao dịch song song (Parallelism), bằng cách chia nhỏ 1 giao dịch thành nhiều mảnh, và giao cho 1 nhóm node để tính toán. Điều này giúp tăng khả năng hiệu quả xử lý số lượng giao dịch trong 1 giây (với Solana là ~4000, và Aptos, Sui trên 100.000 giao dịch trên giây).
Nhưng mô hình này lại giơ tay đầu hàng trước các dự án IDO, NFT mint, game... nói chung là các loại giao dịch cần sự logic tuần tự. Việc phân nhỏ các mảnh thường làm cho các kiểu giao dịch này fail, dự án không kiểm soát được (không biết đã mint đến NFT nào, game không biết user đã claim gì,...) dẫn đến trường hợp có thể dính bug. Ngoài ra, trường hợp có các node (nhóm node) bị offline, việc tính toán 1 transaction cũng trở nên rối rắm hơn khi mạng lưới phải tái phân bổ vai trò tính toán các mảnh giao dịch.
Xét chung tất cả blockchain, cơ chế đồng thuận là điểm sáng vì nó đảm bảo sự minh bạch, an toàn. Nhưng chính nó cũng đặt ra những giới hạn cho từng sân chơi.
Lối thoát cho bài toán này là các giải pháp mở rộng (scaling solution). Song, đây cũng không phải là bài toán dễ. Với Ethereum, Vitalik đã đưa ra 5 giải pháp scale cho mạng lưới. 2 trong số đó đã được thực hiện là sidechain và layer-2 roll-up. Nhưng đây chỉ là biện pháp để tạm thời giảm áp lực lên Ethereum, những giải pháp mang tính tác động trực tiếp như sharding vẫn đang khiến đội ngũ ETH phải đau đầu.
Bitcoin khởi chạy vào năm 2009. 6 năm sau, chúng ta mới chứng kiến cuộc cách mạng blockchain, chính là sự ra đời của Ethereum, một blockchain tích hợp hợp đồng thông minh. Một kỉ nguyên mới được khai sinh ra từ đó. Chỉ khi có sự thay đổi lớn về hạ tầng, những cải tiến mới về trải nghiệm người dùng mới xảy ra. Và không may, sự thay đổi hạ tầng lại diễn ra rất chậm.
Nói cách khác, trong ngắn hạn, công nghệ nền tảng của blockchain sẽ không thay đổi quá nhiều. Nếu muốn thật sự tham gia cuộc chơi này, các blockchain foundation phải chấp nhận đây là cuộc chiến dài hơi. Mà, mấy ai chịu được nhiệt, nhất là ở thị trường tiền đốt như giấy!
Từ góc nhìn cá nhân, cuộc chiến layer-1 này sẽ vốn đã định phần thắng về cho Ethereum. Nhưng nó sẽ chưa khép lại, mà vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi Blockchain queen thực hiện thành công nhiều giải pháp mở rộng khác. Có chăng, sẽ có một vài blockchain khác cùng chia sẻ một phần thị trường nhỏ còn lại, như Solana (có thể là Aptos), những cái tên đủ sức trụ vững theo thời gian.
Ethereum và các giải pháp mở rộng à? Trong bài mình có nhắc đến khá nhiều lần, với mình, đây là chủ đề hết sức thú vị. Nó có thể là chủ đề cho bài viết tiếp theo đấy nhỉ. Nếu các bạn thích những bài viết ‘kiểu như thế này’, hoặc mình cần cải thiện điểm gì thêm. Hoặc bạn muốn phản biện. Hãy giúp mình bình luận ở phần dưới nhé.
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị. Dẫu việc dự đoán là rất khó, nhưng một điều chắc chắn, sau mùa đông là mùa xuân, và ta biết một làn sóng mới sẽ đến.
Hệ thống hạ tầng, một trong những nền móng quan trọng trong nền kinh tế phi tập trung. Nơi đây từng chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các blockchain layer-1 ở mùa 2021. Vậy sau 2 năm cùng nhau đóng băng, thị trường này đã ra sao? Ethereum vẫn nắm cuộc chơi, Solana, Avalanche đang ở đâu trên thị trường, Aptos, Sui - những kẻ thách thức mới nổi sẽ làm được gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Source: Paradigm |
Các blockchain đang như thế nào?
Đã 2 năm kể từ cuộc chiến layer-1 hồi 2021, cuộc chơi dần lắng xuống, những chiến binh của chúng ta đang ở tình trạng như thế nào?
Ethereum
Là blockchain đã tạo nên cuộc cách mạng hồi 2015, dù đã hơn 8 năm tuổi, Ethereum vẫn là key player của không gian web3 này. Nhìn vào biểu đồ thể hiện số lượng người dùng hoạt động trên Ethereum dưới đây, con số giao động quanh mức từ 200k-300k ví. Đây là số lượng lớn áp đảo các blockchain khác.
Daily Active ERC20 Address | Etherscan |
Điều gì đem lại sức sống mãnh liệt của nàng hậu giới blockchain.
Thứ 2, Ethereum đã có những sự đột phá mạnh mẽ về mặt hạ tầng. Với giải pháp mở rộng mạng lưới layer-2 (hiểu đơn giản là xây 1 blockchain khác ngay trên Ethereum), trở ngại lớn nhất của Ether là phí giao dịch nay đã được giảm đáng kể, mà hệ sinh thái nơi đây lại không hề kém sự đa dạng.
Giá trị cuối cùng, cũng như quan trọng nhất, mà Ethereum mang lại cho cộng đồng là sự an toàn đáng kể. Với khoảng 5000 nodes và gần 100.000 validators đang chống lưng cho blockchain này, rất khó để xảy ra tình huống mạng lưới “gãy” sau một đêm ngủ dậy.
Có vẻ như downtrend không gây quá nhiều khó khăn cho Ethereum, ngược lại, nó còn tạo điều kiện để blockchain phát triển và phô diễn sức mạnh. Thế, còn những cái tên từng là đối thủ của Ether thì sao?
Second Gen Blockchain
Là những chiến binh từng cạnh tranh sòng phẳng với Ethereum thời điểm 2021, second gen blockchain như Avalanche, Fantom, Near, Polkadot, Solana,... lại đang khá chật vật để sinh tồn, phát triển ở mùa đông hiện tại.
Dù từng gây tiếng vang với những cải tiến sáng tạo về cấu trúc hạ tầng khi ra mắt, những kỳ vọng vào lứa layer-1 này càng cao hơn khi chúng đã tạo nên sân chơi cho rất nhiều user tìm đến vào mùa bull trước. Solana để lại ấn tượng như là blockchain nhanh nhất, mảnh đất hứa hẹn cho NFT với các bộ sưu tập như y00ts, DeGods. Phantom thì là thiên đường của các dự án Defi dưới tay lái bố già Andre Cronje,v.v. Đã có lúc, người ta tưởng tượng ra viễn cảnh các blockchain này sẽ cùng cạnh tranh, để thúc đẩy giới hạn của công nghệ này đi xa và xa hơn nữa.
Nhưng rồi, cái viễn cảnh đó không hề tới. Khi downtrend xảy đến, các blockchain này đã lộ rõ những lỗ hổng, thứ mà các tổ chức đứng sau đã che giấu khá kỹ bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền.
Đầu tiên là về mặt công nghệ, hóa ra, những cải tiến đa số vẫn chỉ đang nằm trên giấy mà thôi. Solana blockchain nhanh nhất lại bị gãy liên tục hồi cuối 2021, giữa năm 2022. Dự án Phantom bị bỏ ngỏ sau sự ra đi của bố già. Polkadot, Avalanche, Cosmos, nổi tiếng với giải pháp scale, nhưng lại không ai muốn scale… Tàn cuộc, người dùng bỏ đi, ánh đèn hào nhoáng được hạ xuống, còn lại một sự thật trần trụi: đa số blockchain chỉ là bản copy của Ethereum.
Là bản sao, họ có thể copy được công nghệ, copy được mô hình dự án, nhưng thứ các blockchain này khó để học theo được ngay chính là vấn đề về bảo mật (số node, validators). Sự sụp đổ của Terra Luna, sự liên đới của FTX đến Solana, các vấn đề của Binance,... làm cho cộng đồng khá hoang mang về sự ổn định của các 2nd blockchain này. Là một nhà đầu tư, không ai lại muốn ‘giao trứng cho ác’ cả, do đó, giải pháp rút tài sản về Ether hay các Layer-2 là điều mà số đông đã làm.
Hiện tại, nhiều blockchain thuộc thế hệ này đang rơi vào tình trạng ngủ đông. Tất nhiên, vẫn có số ít tích cực phát triển và đạt được sự hoàn thiện hơn về hạ tầng. Song, vấn đề về số phận của chúng sẽ về đâu trong mùa tăng trưởng tới, sẽ là bài toán khó giải cho các tổ chức phát triển. Tại sao ư, chúng ta sẽ nói đến ở phần sau.
Third Gen Blockchain
Những layer-1 mới nhất, được ra mắt trong mùa đông của thị trường với những cái tên như Aptos, Sui Network, Sei Network,... đây là những dấu hỏi mà chúng ta sẽ phải chờ đợi thời gian khám phá.
Gen3 gần như là phiên bản cải tiến của các blockchain 2.0 kể trên. Aptos chẳng hạn, được xem như sự nâng cấp của Solana, với khả năng xử lý hơn 100.000 giao dịch trên giây (Giới hạn Solana là khoảng 4.000). Sui Network cũng có khả năng tương tự Aptos.
Nhưng vì launching vào giữa mùa đông giá rét, các nền tảng này đang rơi vào tình trạng dead-chain, đói người dùng. Thiếu đi nguồn cầu, nên cũng không có nhiều dự án đến những vùng đất mới này để phát triển. Nhìn chung, có thể xem đây là những khu vườn chỉ mới được đào xới cơ bản, những thứ hấp dẫn nhất vẫn chỉ nằm trên giấy mà thôi.
Trông chờ gì ở mùa tiếp theo?
Nói đi nói lại 1 điều: Hiện tại vẫn đang trong downtrend. Chắc chắn mọi thứ sẽ diễn biến một cách khác khi thời gian khó khăn này qua đi. Và khi thời điểm bùng nổ đến, một lượng người dùng mới khổng lồ sẽ đặt chân vào thế giới phi tập trung. Những chuyện gì có thể xảy ra?
Số lượng defi user tăng mạnh trong mùa uptrend 2021, và chậm dần từ năm 2022| DeFi user count 2017-2023 | Statista |
Vậy, nền tảng nào sẽ là nơi đón được các công dân mới này? Bạn nghĩ là Ethereum ư? Hmm naw, mình nghĩ sẽ là không. Dù đã có những cập nhật giúp mạng lưới ổn định hơn, nhưng Ethereum hiện tại vẫn cực kỳ nhạy cảm với lượng user lớn đổ về. Ý mình là khi đó, phí giao dịch sẽ tăng cao. Đây là trở ngại cực kì lớn với người dùng mới gia nhập.
Lựa chọn số hai có thể là các giải pháp mở rộng của Ethereum, chẳng hạn là layer-2 (Optimism, Arbitrum,...) hoặc sidechain (Polygon). Ưu điểm ở những vùng đất này là một hệ sinh thái hoàn thiện, trong khi phí giao dịch rẻ hơn nhiều. Nhược điểm bạn có thể cân nhắc đến là những blockchain này có trải nghiệm người dùng không quá khác so với ETH. Do đó, nơi đây là có vẻ sẽ hấp dẫn những user đã có ít nhiều kinh nghiệm trong thị trường, đến để đầu tư và phát triển.
Vậy còn người mới, họ thích gì? Đơn giản lắm, đó là những thứ mới. Những blockchain gen 3 như Aptos, Sui Network, Sei Network có thể là địa điểm chứng kiến sự bùng nổ. Đầu tiên, các blockchain này còn rất mới, chưa đạt đến giới hạn công nghệ, nên chúng có những câu chuyện hấp dẫn để kể. Thứ 2, các tổ chức đứng sau vẫn chưa đốt quá nhiều tiền để phát triển hệ sinh thái, vì họ vẫn đang chờ làn sóng người dùng mới. Những grant, ecosystem incentive là công thức quen thuộc mà blockchain gen 2 đã dùng, và chúng rất hiệu quả.
NEAR Announces $800 Million in Funding Initiatives To Support Ecosystem Growth |
Cái kết éo le nhất, có lẽ dành cho đa số các blockchain gen 2. Họ đã tiêu hao rất nhiều tài nguyên để sinh tồn qua mùa đông, những giới hạn bộc lộ từ giai đoạn trước, một hệ sinh thái quá cũ,... rất ít user chọn những nơi đây là điểm chạm đầu tiên để khám phá defi.
Nói đến đây, thật ra chúng ta chỉ mới đi qua bề nổi của câu chuyện. Nếu bạn muốn đi sâu hơn, thì nó ở ngay đây.
The bottleneck?
Những ai trải qua chu kỳ tăng trưởng trước, đều sẽ nhận ra một điều: các layer-1 nào cũng sẽ gặp điểm nghẽn khi đám đông mới gia nhập. Lí do nằm ở phần cấu trúc của blockchain, nó yêu cầu các node phải cùng xác nhận tính đúng đắn cho 1 giao dịch (cơ chế đồng thuận). Và tùy vào cơ chế đồng thuận khác nhau, điểm nghẽn sẽ nằm ở những điểm khác nhau.
Lấy ví dụ 2 đại diện tiêu biểu:
Ethereum chọn cách xử lý giao dịch tuần tự (Sequentialism), tức mỗi giao dịch sẽ được toàn bộ node của blockchain tính toán để kiểm tra. Vì lí do đó, khi một lượng lớn giao dịch được thực thi, chi phí giao dịch sẽ phải tăng lên đáng kể (có thể trên 10$ cho 1 giao dịch). Và điều này xảy ra khá thường xuyên trong thời gian uptrend.
Binance “thổi” phí gas trên Ethereum tăng 1.900% |
Solana, Aptos, hay Sui Network thì khác. Các blockchain này lại chọn cơ chế xử lý giao dịch song song (Parallelism), bằng cách chia nhỏ 1 giao dịch thành nhiều mảnh, và giao cho 1 nhóm node để tính toán. Điều này giúp tăng khả năng hiệu quả xử lý số lượng giao dịch trong 1 giây (với Solana là ~4000, và Aptos, Sui trên 100.000 giao dịch trên giây).
Binance “thổi” phí gas trên Ethereum tăng 1.900% |
Nhưng mô hình này lại giơ tay đầu hàng trước các dự án IDO, NFT mint, game... nói chung là các loại giao dịch cần sự logic tuần tự. Việc phân nhỏ các mảnh thường làm cho các kiểu giao dịch này fail, dự án không kiểm soát được (không biết đã mint đến NFT nào, game không biết user đã claim gì,...) dẫn đến trường hợp có thể dính bug. Ngoài ra, trường hợp có các node (nhóm node) bị offline, việc tính toán 1 transaction cũng trở nên rối rắm hơn khi mạng lưới phải tái phân bổ vai trò tính toán các mảnh giao dịch.
Xét chung tất cả blockchain, cơ chế đồng thuận là điểm sáng vì nó đảm bảo sự minh bạch, an toàn. Nhưng chính nó cũng đặt ra những giới hạn cho từng sân chơi.
Lối thoát cho bài toán này là các giải pháp mở rộng (scaling solution). Song, đây cũng không phải là bài toán dễ. Với Ethereum, Vitalik đã đưa ra 5 giải pháp scale cho mạng lưới. 2 trong số đó đã được thực hiện là sidechain và layer-2 roll-up. Nhưng đây chỉ là biện pháp để tạm thời giảm áp lực lên Ethereum, những giải pháp mang tính tác động trực tiếp như sharding vẫn đang khiến đội ngũ ETH phải đau đầu.
Giới hạn của blockchain
Bitcoin khởi chạy vào năm 2009. 6 năm sau, chúng ta mới chứng kiến cuộc cách mạng blockchain, chính là sự ra đời của Ethereum, một blockchain tích hợp hợp đồng thông minh. Một kỉ nguyên mới được khai sinh ra từ đó. Chỉ khi có sự thay đổi lớn về hạ tầng, những cải tiến mới về trải nghiệm người dùng mới xảy ra. Và không may, sự thay đổi hạ tầng lại diễn ra rất chậm.
Nói cách khác, trong ngắn hạn, công nghệ nền tảng của blockchain sẽ không thay đổi quá nhiều. Nếu muốn thật sự tham gia cuộc chơi này, các blockchain foundation phải chấp nhận đây là cuộc chiến dài hơi. Mà, mấy ai chịu được nhiệt, nhất là ở thị trường tiền đốt như giấy!
Từ góc nhìn cá nhân, cuộc chiến layer-1 này sẽ vốn đã định phần thắng về cho Ethereum. Nhưng nó sẽ chưa khép lại, mà vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi Blockchain queen thực hiện thành công nhiều giải pháp mở rộng khác. Có chăng, sẽ có một vài blockchain khác cùng chia sẻ một phần thị trường nhỏ còn lại, như Solana (có thể là Aptos), những cái tên đủ sức trụ vững theo thời gian.
Ethereum và các giải pháp mở rộng à? Trong bài mình có nhắc đến khá nhiều lần, với mình, đây là chủ đề hết sức thú vị. Nó có thể là chủ đề cho bài viết tiếp theo đấy nhỉ. Nếu các bạn thích những bài viết ‘kiểu như thế này’, hoặc mình cần cải thiện điểm gì thêm. Hoặc bạn muốn phản biện. Hãy giúp mình bình luận ở phần dưới nhé.
(Inspired by the dope article from MacroChain VN)
307
|
10/13/2023 9:24:24 AM