Án binh bất động (Hán ngữ: 按兵不動) hay Tạm thời đình chỉ hành động (Hán ngữ: 暫時停止行動[1]) là thành ngữ[2] và là chiến lược[3][4] mô tả quân đội được đặt trong tình trạng kìm chế, tránh giao chiến với quân đối phương, che giấu lực lượng để không bị phát hiện. Thông thường các hoạt động quân sự theo cách này tiến hành bởi một đạo quân yếu hơn đối thủ.
Án binh bất động cũng được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.[4]
Án binh bất động là một cụm từ Hán Việt của 按兵不動 được trích dẫn là có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, liên quan câu chuyện được viết bởi Lã Bất Vi, nói về việc án binh bất động, tạm thời từ bỏ kế hoạch tấn công nước Ngụy.[5] Theo Về cội về nguồn: thi ca dân gian dẫn giải, Tập 1 xuất bản năm 1994 lý giải: "...Án binh bất động. Nghĩa là: Ngừng quân lại, không hành động gì.; Ý nói: Ngưng hoạt động để chờ thời cơ..."[6] Theo Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam chọn lọc: Song ngữ Việt-Anh xuất bản năm 2002: "...Án binh - chờ đợi là trước hết cho quân dừng lại để đóng giữ một chỗ; còn án binh - bất động là đang toan tính rất khẩn trương - hòng chuẩn bị cho một hành động tiếp theo..."[7]
Án binh bất động được xem là một chiến lược có liên quan Tôn Vũ.[8] Khi lực lượng chưa chuẩn bị kỹ[9] và không có khả năng xác định chiến thắng, để tránh thiệt hại, việc tránh giao chiến là cần thiết, quân đội có thể án binh bất động, hoặc di chuyển nhanh ra khỏi vùng quân địch đang triển khai. Án binh bất động cũng là tình trạng tạm thời đợi chờ viện binh hay quân đồng minh kéo đến.[10]
Việc án binh bất động có thể là do chưa rõ ý định của đối phương,[11] cũng như tình hình của họ.[9] Án binh bất động cũng bao gồm việc một đạo quân đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nhưng để đối phương tấn công trước, tình huống này xảy ra sẽ giúp phán đoán rõ hơn ý định và hướng tiến của quân đối phương, từ đó các biện pháp phản ứng quân sự sẽ chính xác, hiệu quả hơn. Ngoài ra, án binh bất động cũng là để xem xét tình hình chiến tranh đã tiến triển như thế nào.[12]
Trong một số tình huống chiến tranh, đôi khi hai bên có lực lượng tương đối đồng đều nhau, đạo quân nào tấn công trước sẽ phải bại, bởi vì lực lượng tấn công sẽ phải để lại một phần ở căn cứ xuất phát, một phần dàn trải bảo vệ cho tuyến cung ứng hậu cần, trong khi đó lực lượng phòng thủ có thể tập trung toàn bộ quân của mình cho việc phòng thủ, cùng với lợi thế địa hình và công sự phòng thủ, bố trí đội hình và hỏa lực sẵn sàng, vì vậy đạo quân án binh bất động trong tình trạng phòng thủ thường sẽ chiến thắng đạo quân tấn công trước. Trong Ghi chú, bản dịch và phân tích về Binh pháp Tôn Tẫn: Bộ sưu tập các chiến lược quân sự, hướng dẫn chiến thắng trên chiến trường và trên thương trường bằng tiếng Trung xuất bản năm 2015 (孫臏兵法 注、譯、分析: 兵法叢刊,戰場商場的制勝寶典): "...án binh bất động, cũng nhất định tránh được tai họa. Một vị tướng giỏi trong việc sử dụng quân đội có thể khiến quân địch ngừng lại và đi đường vòng, cũng có thể khiến quân địch đi đường tắt và hành quân gấp, khiến quân địch mệt mỏi, không có thời gian nghỉ ngơi, vừa đói vừa khát mà không thể ăn uống. Nếu đối phương giao chiến với một đội quân như vậy, chắc chắn sẽ không thể giành được chiến thắng. Chờ đợi quân địch mệt mỏi để hành động...".[13]
Án binh bất động cũng là tình huống cần thiết khi chưa thể xác định được kẻ địch chính là ai.[14]
Tình huống án binh bất động nổi tiếng nhất là hành động của các cường quốc phương Tây trong Thế chiến II thường được biết đến là Cuộc chiến tranh kỳ quặc. Cuộc chiến tranh này kéo dài từ 3 tháng 9 năm 1939 đến 10 tháng 5 năm 1940, bắt đầu từ khi Ba Lan bị tấn công nhưng các nước Anh, Pháp dù quân số đông đảo và trang bị vượt trội hơn vẫn không tấn công vào Đức để cứu Ba Lan. Điều này được lý giải là phương Tây đang đàm phán với Đức để đạt lệnh đình chiến, và vì họ sợ Đức sẽ quay sang tấn công họ.[15]
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đuổi mục tiêu thống nhất đảo Đài Loan về với Đại Lục theo cách theo dõi nhưng án binh bất động, chờ đợi cơ hội thống nhất hòa bình. Đây được xem là chiến lược ưu tiên của Trung Quốc.[3]
{{Chú thích sách}}
: Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết){{Chú thích sách}}
: Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp)