Âm cực quang hay Photocathode là một điện cực tích điện âm có phủ một lớp hợp chất cảm quang, khi có một lượng tử ánh sáng (photon) có năng lượng đủ lớn đập vào thì năng lượng hấp thụ gây ra phát xạ điện tử theo hiệu ứng quang điện.
Nó là thành phần chủ chốt trong dụng cụ phát hiện ánh sáng như đèn nhân quang điện (photomultiplier) hoặc đèn quang (phototube).[1]
Hiệu ứng quang điện do nhà khoa học Heinrich Hertz tìm ra, và đôi khi người ta gọi hiệu ứng này là Hiệu ứng Hertz.
Đây là một hiện tượng điện - lượng tử, trong đó các điện tử khi hấp thụ năng lượng từ photon trong ánh sáng thì làm nguyên tử chuyển sáng trạng thái kích thích và electron thoát khỏi nguyên tử.
Các điện cực được bố trí có hình dạng và vị trí thích hợp, và đặt trong ống đèn chân không cao, cùng với điện trường sẽ hướng các electron phát xạ di chuyển về anode hoặc dynode, tạo ra dòng điện.[3]
Các vật liệu cảm quang photocathode có đáp ứng khác nhau với các vùng phổ. Các vật liệu phổ biến nhất [4]:
Trong nhiều năm, photocathode là biện pháp duy nhất chuyển ánh sáng thành một dòng điện tử. Do đó nó là yếu tố then chốt trong các thiết bị quang điện tử, chẳng hạn như đèn camera truyền hình cổ như Orthocon và Vidicon.[5]
Các đèn quang (Phototube) đơn giản được sử dụng để phát hiện chuyển động và đếm. Chúng cũng dùng cho đọc đường ghi âm thanh trên phim nhựa. Sự phát triển gần đây của các linh kiện bán dẫn như photodiode đã làm giảm việc sử dụng các photocathode.
Ngày nay photocathode dùng trong việc phát hiện lượng sáng cực nhỏ, cỡ một hay vài photon như ở Đèn nhân quang điện. Nó cũng dùng trong môi trường có nhiệt độ cao mà linh kiện bán dẫn không chịu đựng nổi.