Đài thiên văn

Bốn kính thiên văn Very Large Telescope tại Đài thiên văn Paranal của ESO tại Cerro Paranal, Chile.

Đài thiên văn hay đài quan sát, đài quan sát thiên văn, trạm quan sát thiên văn là một công trình trang bị các loại kính thiên văn cùng các thiết bị cần thiết khác để thực hiện quan sát, theo dõi các thiên thể trên bầu trời, hoặc các hiện tượng trong tự nhiên trên Trái Đất như khí tượng.[1]

Công trình ở đây có thể gồm một hay nhiều tòa nhà với mái vòm chứa kính thiên văn quang học ở bên trong, hay là trạm với nhiều kính thiên văn vô tuyến, hoặc kính thiên văn đặt trên máy bay hoặc là một vệ tinh nhân tạo hoặc tàu không gian với chức năng đặc biệt làm kính thiên văn không gian quan sát ở bước sóng nhất định như kính viễn vọng không gian Hubble, kính thiên văn tia gamma Fermi... Với việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, nhiều trạm quan sát không chỉ đối với phổ sóng điện từ mà còn cho cả quan trắc các hạt vi mô như đài quan sát neutrino, đài quan sát tia vũ trụ, đài thăm dò sóng hấp dẫn.[2]

Các đài thiên văn là những công trình trọng yếu trong nghiên cứu thiên văn học, mang lại khả năng làm việc cộng tác giữa các nhà thiên văn, giúp họ tiếp cận được những trang thiết bị và kính thiên văn hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu quan sát ngày càng đòi hỏi chính xác và cấp thiết.[2]

Để thu được chất lượng hình ảnh tốt, các đài quan sát mặt đất thường đặt những nơi có điều kiện thời tiết thuận lợi, quang mây, độ ẩm không khí thấp, tránh ô nhiễm ánh sáng, tiếng ồn... Chính do tác động của khí quyển mà nhiều đài quan sát phải đặt trên quỹ đạo quanh Trái Đất hay trong không gian.[3]

Công trình đài quan sát thiên văn và khí tượng đã có từ lâu cùng với lịch sử của các nền văn minh, từ những đài được xây với hoặc không có thiết bị thô sơ, bố trí dựa trên kinh nghiệm của những nhà thiên văn cổ đại cho đến các công trình xây cao với một số thiết bị tinh xảo cùng kính thiên văn quang học thời Trung cổ.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Một số đài thiên văn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Observatory”. dictionary.com. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ a b Garth Illingworth. “What là mộtn Observatory? The role of an Observatory within UC” (PDF). University of California at Santa Cruz. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ “An Observatory”. National Schools' Observatory. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Brunier, Serge, et al. Great Observatories of the World (2005) excerpt and text search
  • McCray, W. Patrick. Giant Telescopes: Astronomical Ambition and the Promise of Technology (2004), late 20th century U.S.
  • Malphus, Benjamin K.
  • Sage, Leslie, and Gail Aschenbrenner. A Visitor's Guide to the Kitt Peak Observatories (2004)
  • Dick, Steven.Sky and Ocean Joined: The U.S. Naval Observatory 1830–2000 (2003)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Enkanomiya rơi xuống từ… trên trời
Enkanomiya rơi xuống từ… trên trời
Nhiều người nghĩ Enkanomiya rơi từ trên mặt biển Inazuma xuống khi Vị thứ nhất và Vị thứ hai hỗn chiến
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của "Lệnh truy nã Vision"
Chỉ cần dám ngăn cản tầm nhìn của vĩnh hằng, hay chỉ cần làm tổn thương người của Inazuma, thì sẽ trở thành kẻ thù của nàng
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
(500) days of summer hay 500 ngày của mùa hè chắc cũng chẳng còn lạ lẫm gì với mọi người nữa