Đình Giàn

Đình Giàn
Di tích quốc gia
Thờ phụng
Thái úy
Lý Phục Man
không rõ – 547
Được thờ vìtướng quân của Lý Nam Đế, góp công đánh giặc Lương
Thông tin đình
Địa chỉViệt Nam Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà NộiViệt Nam
Tọa độ21°4′29″B 105°47′11″Đ / 21,07472°B 105,78639°Đ / 21.07472; 105.78639
Diện tích4000m²
Lễ hội9 tháng 2 ÂL
Map
Di tích quốc gia
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận1990

Đình Giàn là một ngôi đình cổ ở xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội nay là phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội thờ thái úy Lý Phục Man, người đã có công dẹp giặc Lương.[1][2][3] Năm 1990, đình Giàn được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.[1][4][5]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đình Giàn hiện nay có bố cục hình chữ "Công" gồm đại đình, trung cung, hậu cung, mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn nằm trên diện tích khoảng 4000m². Đình vẫn còn lưu giữ các văn bia cho biết thời gian tu bổ vào các năm Gia Long thứ 16 (1817), Tự Đức 30 (1877), Thành Thái 13 (1901) và 29 đạo sắc phong thần của 3 triều đại nhà Lê Trung Hưng, nhà Tây Sơnnhà Nguyễn: 12 đạo sắc phong của các vua Lê Huy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Hiển TôngLê Duy Kì, 4 đạo sắc phong của nhà Tây Sơn, còn lại thuộc triều Nguyễn.[5][6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lịch sử thần tích của Đình Giàn, có 2 giả thiết được đặt ra:

Giả thiết 1:

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ xưa, Lý Phục Man (thành hoàng làng Đình Giàn) thường giàn quân ở nơi đất đình hiện nay, sau ông đánh được giặc. Rồi một lần do thua trận nên ông đã cưỡi ngựa qua đây, tiếng ngựa chạy nhanh, hí vang trời nên người dân ngưỡng mộ đã lập miếu rồi sau thành Đình Giàn. 

Giả thiết 2:

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Lý, vua Lý Thái Tổ (1009 - 1225) đi vi hành, đến bến Cổ Sở, đêm nằm mộng thấy một người kì dị ở trước mặt tự xưng là Lý Phục Man rồi dõng dạc đọc mấy câu rằng:"Thiên hạ tao mông muội, trung thần nặc tính danh, Trung Thiên minh nhật nguyệt, Tự khả hiện chân hình". (Trong nước gặp lúc mờ tối nên người trung ẩn giấu họ tên. Nay giữa trời cao sáng tỏ, có thể hiện chân hình). Ngâm xong, liền biến mất. Vua Lý tỉnh giấc, hạ lệnh cho lập đền thờ và đắp tượng, hàng năm tế tự.Tưởng nhớ công lao của Thiếu uý Tướng quân Lý Phục Man đối với đất nước, nhân dân đã lập đền thờ tôn ông làm Thành hoàng của nhiều làng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ. Theo truyền thuyết của dân làng Giàn, nhân dân vớt được cây gỗ quý trôi dạt đến, người ta đã dùng nó để xây đền và tới Sấu Giá xin tôn hiệu, bài vị của thần về thờ. Từ đó, hai làng có liên hệ mật thiết qua những ngày hội làng để tưởng nhớ tướng quân Lý

Lễ hội Đình Giàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ hội Đình Giàn hằng năm được nhân dân mở hàng năm. Trước đây, do điều kiện và nhiều lý do, lễ hội không được mở, phải đến năm 1992 sau khi di tích Đình Giàn được công nhận thì lễ hội mới được phục dựng. Lễ hội được bắt đầu từ ngày mồng 9 tháng 2 âm lịch hằng năm và tổ chức 5 năm 1 lần hội chính. Vào những ngày hội lệ, chỉ tổ chức 2 ngày và không rước kiệu Ông, kiệu Bà. Còn những năm tổ chức hội chính, lễ hội được tổ chức 3 ngày. Ngày thứ nhất là lễ rước nước uy nghiêm từ Đình đến giếng cổ thời Hai Bà Trưng và đội Tế làm lễ, lấy nước và rước về Đình để cúng. Vào ngày thứ hai, kiệu Ông, kiệu Bà rước về chùa Thiên Phúc và Đền Thanh Vân(nơi thờ Mẫu Liễu hạnh) để dâng hương, cũng cùng ngày thì các đội Dâng hương trên địa bàn phường rước lễ và lồng oản tới và Dâng hương tại ĐÌNH. Vào ngày cuối cùng của Lễ hội, tất cả các kiệu của Đình(Lồng oản, Án Gian, Long Đình, Kiệu Ông, kiệu Bà) cùng với 5 lồng oản từ các cụm dân phố đi Du Xuân. Khi rước kiệu, kiệu Ông đi trước, kiệu Bà đi sau rồi mới đến các kiệu khác. Trong khi rước, kiệu Ông chạy rầm rầm rồi đột nhiên dừng lại và quay tròn, có thể rằng đây chính là hoạt động ngựa hí vang trời của Lý Phục Man thời xưa, còn theo kinh nhiệm dân gian đây là hình thức "Kiệu bay".Khi kiệu hạ, vào buổi chiều, đội Tế tế giã hội cũng đồng nghĩa là Lễ hội kết thúc. Trong Lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, cùng với nhiều hoạt động văn hóa dân gian cổ từ xưa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Khi lễ hội có CCB tham gia”. 28/04/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  2. ^ Fanchette, Sylvie; Stedman, Nicholas (7/2009). Discovering craft villages in Vietnam. IRD. tr. 312. ISBN 978-2-7099-1671-4. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ “Làng Xuân Đỉnh”. 15/12/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  4. ^ Kiên Trung. 'Kiệu quay 'húc' vỡ ô tô': Dân mạng nhốn nháo, dân sở tại bức xúc”.
  5. ^ a b Đông Tỉnh. “Đình Giàn”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ “Đình Giàn”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.
6 vụ kỳ án của thế giới crypto
6 vụ kỳ án của thế giới crypto
Crypto, tiền điện tử, có lẽ cũng được gọi là một thị trường tài chính. Xét về độ tuổi, crypto còn rất trẻ khi đặt cạnh thị trường truyền thống
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh (Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy) là một phim tâm lý tội phạm có lối kể chuyện thú vị với các tình tiết xen lẫn giữa đời thực và tiểu thuyết
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến