Đông Giai thị

Văn bản Thông phổ (通谱) chữ Mãn, ghi lại cách gọi Đông Giai thị.

Đông Giai thị (chữ Hán: 佟佳氏; tiếng Mãn: ᡨᡠᠩᡤᡳᠶᠠ, Möllendorff: Tunggiya), còn được gọi là Đồng Giai thị, Đồng thị hay Đông thị, là một dòng họ nổi tiếng của người Mãn vào thời kỳ nhà Thanh.

Trong xã hội Mãn Thanh, họ Đông Giai thị có phân bố rộng rãi trong khắp các quân kỳ trong hệ thống Bát kỳ và là một dòng họ nổi tiếng có lịch sử nhiều đời. Mẹ đẻ của Khang Hi Đế, Hiếu Khang Chương hoàng hậu xuất thân từ dòng họ này, vì vậy địa vị của họ nhanh chóng hiển hách và quyền thế, khiến họ được liệt vào một trong Mãn Châu bát gia.

Sang thời Dân quốc, người của tộc này hay lấy họ Đông (仝), họ Đồng (同), họ Đổng (董), họ Cao (高), họ Triệu (赵), họ Du (俞) và họ Huệ (惠)[1].

Khái lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các chuyên gia nghiên cứu, tên gọi của dòng họ [Đông Giai thị] có nguồn gốc từ tiếng Tungus. Theo sách Bát kỳ Mãn Châu thị tộc thông phổ (八旗满洲氏族通谱), cái tên [Đông Giai] vốn là một địa danh, sau được dùng làm tên gọi của thị tộc[2].

Thời nhà Nguyên, có một tộc Đông Giai thị cư trú ở hạ du sông Tùng Hoa, vùng hồ Y LanHồ Lý Cải vạn hộ phủ (胡里改万户府), Oát Đóa Lý vạn hộ phủ (斡朵里万户府), chủ yếu là người Nữ Chân, trong đó có thủy tổ Đông Giai. Thêm khảo chứng, từ thời nhà LiêuGia Cổ thị (加古氏), đến thời Nguyên đã là Giáp Cổ thị (夹古氏), đến thời Thanh là Giác La thị. Căn cứ Kim sử, "Giáp tục viết Đông" (夹俗曰仝), Đông (仝) và Đông (佟) đều đồng âm, cũng gọi là Đồng, do vậy Giáp Thanh Thần thời Kim, cũng chính là Đồng Thanh Thần (佟清臣). Sang thời đầu Minh, chính sách an hảo dân Nữ Chân được đẩy mạnh, ước chừng vào năm Hồng Vũ, Nữ Chân tù tưởng (vạn hộ) được tổ tiên của Đông thị phụng dời đến Phụng Châu (thượng du sông Huy Phát).

Khoảng năm Vĩnh Lạc thứ 21, lại tùy Kiến Châu Vệ Đô chỉ huy thiêm sự phóng thích gia nô đến vùng mà ngày nay là Hoàn Nhân, năm Chính Thống thứ 3 lại dời ra Tân Tân, Phủ Thuận. Trước đó, năm Hồng Vũ thứ 5, tổ tiên tộc Đông thị tùy Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi li khai Y Lan mà dời đến phía nam Sông Đồ Môn, vùng Khánh Nguyên nay thuộc Bán đảo Triều Tiên, không lâu sau lại đến Oát Mộc Hà (斡木河). Sau khi Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi chết, toàn bộ tộc (kể cả tổ tiên Đông thị) đều dời về Tân Tân, kể cả Hồ Lý Cải bộ cũng dời về Tân Tân.

Dựa vào Đông thị tông phả (佟氏宗谱) cùng Đông thị tộc phổ (佟氏族谱), thủy tổ dòng họ [Đông Giai thị] là Ba Hổ Đặc Khắc Thận (巴虎特克慎). Ông ta sinh ra tới 7 người con trai. Con trai thứ 5, tức Đạt Nhĩ Hán (达尔汉) thế cư ở Đông Giai, cũng từ đó gọi họ thành [Đông Giai]. Đạt Nhĩ Hán cùng với em trai thứ 6 "Đầu nhập dân tịch", đổi thành họ Đông, về sau cư ngụ ở Khai Nguyên, mở chợ buôn ngựa ở Khai Nguyên và Phủ Thuận, sau lại dời đến Phủ Thuận cư trú, buôn bán làm ăn, nhanh chóng trở thành hộ giàu có bậc nhất Liêu Đông. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất quân dựng thiên hạ, dòng Đông Dưỡng (佟养) trong chi họ Đông thị đầu quân cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích[3].

Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất binh chinh phạt nhà Minh, con trai của anh em Đông Dưỡng Chân (佟養真) và Đông Dưỡng Tính (佟养性) dẫn gia tộc họ Đông thị quy hàng, thế hệ con cháu được xếp vào Tương Hoàng kỳChính Lam kỳ. Khi ấy, triều Thanh chưa thiết lập [Hán Quân kỳ; 漢軍旂], sau đó khi thiết lập thì con cháu nhà Đông Dưỡng Chân và Đông Dưỡng Tính đều nhập Hán Quân. Năm Khang Hi thứ 27 (1688), cháu của Đông Dưỡng Chân là Đông Quốc Cương tấu lên Khang Hi Đế, xin quy phục Bổn kỳ Mãn Châu vì vốn là người Nữ Chân, do đó gia tộc này mới về Mãn Châu Tương Hoàng kỳ[4], về sau được đổi về đúng họ cũ là [Đông Giai]. Tuy nhiên, nhà họ Đông này ở Hán Quân đã phân bố rất rộng, Khang Hi Đế chỉ cho nhà Đông Quốc Cương, Đông Quốc Duy và một số nhà cận chi là quy Mãn Châu, còn hệ nhà Đông Dưỡng Tính cùng người đồng tộc là Đông Dưỡng Quốc (佟镇国) ở Chính Hồng kỳ, cùng một số chi xa khác vẫn duy trì Hán Quân[5][6]. Do vấn đề này, Đông thị ở thời Thanh vẫn hay được liệt kê vào trong hàng ngũ thế gia của kỳ phân Hán Quân, được gọi là Hán Quân bát gia.

Thời đầu nhà Thanh, dòng họ Đông Giai thị của Đông Dưỡng Chân có nhiều thứ hệ trong Bát Kỳ được vào làm quan trong triều, nên còn có danh xưng [Đông bán triều; 佟半朝][7].

Nhân vật nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 赵力 2012,第389页
  2. ^ 《抚顺县哈达地方佟佳氏佟氏扈尔汉家族世系宗谱》
  3. ^ 《八旗满洲氏族通谱·卷十九·马察地方佟佳氏》记载:“按佟佳氏,初巴虎特克慎,生七子:长曰屯图墨图,次曰达尔汉图墨图,三曰颜图墨图,四曰扬嘉图墨图,五曰坦图墨图,六曰额赫礼图墨图,七曰嘎尔汉图墨图。额赫礼图墨图生穆喀,穆喀生旒锡,旒锡生岱密喀,岱密喀生额克星峨章京,额克星峨章京生扣肯费扬古,扣肯费扬古生四子:长曰巴笃理,次曰蒙阿图,三曰科耀,四曰布逊。兄弟四人自马察地方来归,为满洲著姓。”
  4. ^ 《八旗通志初集·卷之一百四十三·名臣列传三》:“康熙二十七年,养正孙国纲,时已因孝康皇后推恩自出,追封养正子定南将军图赖为一等公,以国纲承袭公爵,任内大臣,称为国舅。上疏陈奏言:‘臣家本系满洲,缘臣高祖达尔哈齐贸易故明边境,明人诱入开原,比太祖高皇帝谴使入明,臣叔祖养性备述家世,求使臣代奏。即蒙太祖恩谕:‘朕福晋系佟佳氏塔本巴颜之女,尔佟姓兄弟分散入汉之故,朕知之久矣。’未几大军克取抚顺,将臣族人居于佛阿拉地方,不加差役,臣叔祖养性得尚宗女,赐号诗武里额驸。今与佟佳氏之巴都里、孟阿图诸大臣考订支派,叙为兄弟。臣家族籍既恳祈睿鉴,改隶满洲。’”
  5. ^ 《八旗满洲氏族通谱·卷二十》记载:“佟养正。镶黄旗人,世居佟佳地方,其祖达尔汉图墨图于明时同东旺、王肇州、索胜格等,往来近边贸易,遂寓居于开原继迁抚顺,天命四年,大兵征明,克抚顺城,养正同弟养性及族众来归。太祖高皇帝念养正原系满洲,将族人大半令居于佛阿拉,恩养三年,不加差役。后养正从征辽阳有功,授三等轻车都尉,寻奉命驻守朝鲜界之镇江城,时中军陈良策,与居民潜通明将毛文龙,令别堡之民,诈称兵至,大呼噪,城中惊扰,良策乘乱执养正,杀其子丰年,并从者六十人,叛投毛文龙,养正抗节不屈,遂被害。雍正九年,奉旨追赠光禄大夫,一等公,加赠太师,谥忠烈,立碑墓道,并崇祀昭忠寺。其子孙现隶本旗汉军旗分。”
  6. ^ 《清圣祖实录》卷135:“户部议覆:……将舅舅佟国纲等改入满洲册藉。但镶黄旗舅舅佟国纲等一佐领,及正蓝旗同族之十二佐领,镶红旗同族之三佐领下所有文武官员及监生、壮丁,为数甚众,不便一并更改,仍留汉军旗下。从之。”
  7. ^ 傅波 2004,第100页
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Anh chàng thám hiểm ngày nọ vào lâu đài cổ thì phát hiện ra bộ xương của công chúa đã die cách đây rất lâu
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
Không gian tại quán là một lựa chọn lí tưởng với những người có tâm hồn nhẹ nhàng yên bình
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Trong một ngôi nhà đồn rằng có phù thủy sinh sống đang có hai người, đó là Aoko Aozaki đang ở thời kỳ tập sự trở thành một thuật sư và người hướng dẫn cô là một phù thủy trẻ tên Alice Kuonji
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.