Sách Ngạch Đồ

Sách Ngạch Đồ
Tên hiệuNgu Am
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1636
Nơi sinh
Thẩm Dương
Mất1703
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Sách Ni
Anh chị em
Cát Bố Lạt
Hậu duệ
Hách Xá Lí Ô Vân Châu, Hách Xá Lí Hoàn Nhược
Chức quanBảo Hòa Điện Đại học sĩ, Hộ bộ Thượng thư
Nghề nghiệpnhà ngoại giao, chính khách, bộ trưởng
Dân tộcngười Mãn
Quốc tịchnhà Thanh
Kỳ tịchChính Hoàng kỳ (Mãn)

Sách Ngạch Đồ (tiếng Mãn: ᠰᠣᠩᡤᠣᡨᡠ, chuyển tả: Songgotu; giản thể: 索额图; phồn thể: 索額圖; bính âm: Suǒ'étú; 1636 - 1703), hiệu Ngu Am (愚庵), là Đại học sĩ thời Khang Hi Đế triều Thanh, xuất thân từ bộ tộc Hešeri (Hách Xá Lý thị), thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ.

Sách Ngạch Đồ là con trai thứ ba của Sách Ni - một khai quốc công thần của triều Thanh,[1] được thế tập tước "Nhất đẳng Công". Năm sinh của Sách Ngạch Đồ được suy tính là vào trước sau năm Sùng Đức thứ nhất (1636), nơi sinh là Thịnh Kinh (nay là Thẩm Dương).

Năm Khang Hi thứ 7 (1668), Sách Ngạch Đồ nhậm chức Lại bộ Thị lang. Sách Ngạch Đồ đã lập công trong việc bắt giữ Ngao Bái,[2] thụ chức "Quốc sử viện Đại học sĩ", còn tích cực hoạch mưu bình định loạn Tam phiên.

Năm thứ 9 (1670) thì nhậm chức "Bảo Hòa điện Đại học sĩ". Con gái của Cát Bố Lạt - anh trai Sách Ngạch Đồ, là Hoàng hậu của Khang Hi Đế. Sử sách viết: "Sách Ngạch Đồ sinh ra trong quý thịnh, tính ngạo mạn tùy tiện"; "là thúc của Hoàng hậu, làm việc chuyên quyền, hành công hối lộ, có nhiều người oán".[3]

Năm thứ 18 (1679), tháng 7, Tả đô Ngự sử Ngụy Tượng Xu (魏象樞) thượng tấu Sách Ngạch Đồ tội cậy quyền tham lam, Khang Hi Đế nghiêm trọng cảnh cáo Sách Ngạch Đồ, bắt ông phải sửa chữa sai lầm lúc trước.[4]

Năm thứ 19 (1680), ông được phong làm Lĩnh thị vệ Nội đại thần.

Năm thứ 23 (1684), tháng 3, do các em trai Tâm Dụ (心裕), Pháp Quả (法保) lười biếng cao ngạo, bị tước chức Nội Đại thần, Nghị chính Đại thần, Thái tử Thái phó, chỉ được giữ chức Tá lĩnh.

Năm thứ 25 (1686), Sách Ngạch Đồ lại được nhậm Lĩnh thị vệ Nội đại thần.

Năm thứ 27 (1688), Sách Ngạch Đồ phụng mệnh đảm nhận nhiệm vụ đại diện cho nhà Thanh trong đàm phán biên giới Đông Bắc với nước Nga Sa hoàng, thay mặt cho Hoàng đế Đại Thanh ký kết hiệp ước Trung - Nga đầu tiên là điều ước Ni Bố Sở. Do Sách Ngạch Đồ trợ giúp Thái tử tranh vị, cho nên Khang Hi Đế đối với những việc mà Sách Ngạch Đồ tham dự vào các đại sự quân - chính trọng yếu, ngoài cuộc đàm phán với Nga ở Ni Bố Sở ra, toàn bộ đều không tán thành.[5] và nói: "Sách Ngạch Đồ quả thật là đệ nhất tội nhân của bản triều".[6]

Sách Ngạch Đồ và Nạp Lan Minh Châu có vị thế ngang bằng nhau, chèn ép lẫn nhau, bách tính Bắc Kinh vì thế chế ra ca dao: "trời muốn bình, giết Lão Minh; trời muốn an, giết Sách Tam" (天要平,殺老明;天要安,殺索三).[7] Khang Hi Đế từng nhiều lần trách phạt Sách Ngạch Đồ song sau lại trọng dụng, rõ ràng có ý dùng ông để chế ngự Minh Châu, cũng như có suy xét đến vấn đề phế lập Thái tử. Sách Ngạch Đồ bị Hán hóa rất sâu, đồ cổ tốt, phàm là từ thời Hán Đường đến thời sau, dù là đỉnh, hoạch (chảo), bàn (khay, mâm) hay vu (lọ), Sách Ngạch Đồ chỉ cần xem là biết thật giả, không ai dám lừa dối.[8]

Năm thứ 42 (1703), ngày 19 tháng 5, Khang Hi Đế hạ lệnh bắt giam Sách Ngạch Đồ, cuối cùng do Thái tử tranh vị mà bị xử tử.[9] Đồng đảng của Sách Ngạch Đồ có nhiều người bị giết, bị giam, bị lưu đày.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cách Nhĩ Phân (格尔芬).
  • A Nhĩ Cát Thiện (阿尔吉善).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thanh sử cảo nhầm là con thứ hai
  2. ^ Chiêu Liên (昭槤): Khiếu đình tạp lục (啸亭杂录)- quyển 1
  3. ^ Triều Tiên Lý triều thực lục trung đích Trung Quốc sử liệu (朝鮮李朝實錄中的中國史料), quyển 10, trang 4038
  4. ^ Khang Hy khởi cư chú (康熙起居注)- Khang Hy thập bát niên thất nguyệt
  5. ^ Năm Khang Hy thứ 35 (1696), khi Khang Hy thân chinh Cát Nhĩ Đan, Sách Ngạch Đồ chủ trương thoái binh, "Thân chinh bình định Sóc Mạc phương lược" (《親征平定朔漠方略), quyển 22 có ghi rằng Khang Hy Đế kịch liệt lên án Sách Ngạch Đồ: "朕為一意前進,以剿滅噶爾丹為念。況爾大臣俱系情願效力,告請從軍之人,乃不奮勇前往,逡巡退後,朕必誅之。不知索額圖、伊桑阿等視朕為何如人……且大將軍費揚古兵,與朕約期夾擊。今朕失約即還,則西路之兵不可問矣!"索額圖等免冠叩首,說:"臣等真怯懦妄奏,死無地矣!"
  6. ^ Vương Tiên Khiêm (王先谦): Đông Hoa lục (東華錄)- Khang Hy triều quyển 91
  7. ^ Triều Tiên Lý triều thực lục trung đích Trung Quốc sử liệu, quyển 10, trang 4038
  8. ^ Khiếu đình tạp lục (啸亭杂录), quyển 1
  9. ^ Chiêu Liên (昭梿)- Khiến đình tạp lục (啸亭杂录)-quyển 10 viết: "索额图在狱中时,曾有"客潜入狱馈饮食,及公伏法,客料理丧殓事毕,痛哭而去,不知所终"。
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan