Đường Đan

Đường Đan
Thông tin cá nhân
Tên thổ ngữ唐丹
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh27 tháng 1, 1990 (34 tuổi)
Hồ Sào, An Huy
Năm hoạt động2004-nay
Thể thao
Môn thể thaoCờ tướng
Thành tích huy chương
Cờ tướng nữ
Đại diện cho  Trung Quốc
Giải vô địch cờ tướng thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Jakarta 2011 Đơn nữ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Quảng Đông 2013 Đơn nữ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Manila 2017 Đơn nữ
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Vancouver 2019 Đơn nữ
Giải vô địch cờ tướng châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Philippines 2012 Đơn nữ
Đại hội thể thao trí tuệ thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Bắc Kinh 2013 Đơn nữ
Đại hội Thể thao châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Quảng Châu 2010 Đơn nữ
Cập nhật 4 tháng 11 năm 2014.

Đường Đan (giản thể: 唐丹, bính âm: Táng Dān) (sinh 27 tháng 1 năm 1990) là một kỳ thủ cờ tướng người Trung Quốc. Cô từng 3 lần vô địch thế giới (2011, 2013 và 2017), 1 lần vô địch châu Á, 9 lần vô địch Trung Quốc, trong đó có 4 lần liên tiếp từ 2010 đến 2013 và từ 2017 đến 2020.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Đan sinh tại Hồ Sào, An Huy. Sau đó cả gia đình chuyển lên sống ở Bắc Kinh. Năm 2000, khi 10 tuổi, Đường bắt đầu học chơi cờ. Năm 14 tuổi cô đã được chọn vào đội tuyển Bắc Kinh[1].

Giải vô địch quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, khi mới 17 tuổi, Đường Đan lần đầu tiên vô địch Trung Quốc. Vòng loại cô nằm ở bảng A và xếp hạng 3. Tuy nhiên đến vòng loại trực tiếp Đường Đan thắng cả bốn trận. Trận chung kết cô thắng Âu Dương Kỳ Lâm để lên ngôi vô địch[2]. Sau hai năm không giành chức vô địch, từ năm 2010 Đường Đan bắt đầu thống trị làng cờ nữ Trung Quốc bằng 4 chức vô địch liên tiếp từ 2010 đến 2013. Năm 2010 cô vô địch với 18 điểm / 11 ván, bỏ xa á quân Trần Lệ Thuần 3 điểm[3]. Sau khi bảo vệ thành công ngôi vô địch trong hai năm 2011 và 2012[4][5], Đường Đan tiếp tục vô địch giải năm 2013 với thành tích bất bại (8 thắng 3 hoà)[6].

Năm 2019 Đường Đan vô địch thuyết phục khi 11 ván đạt 21 điểm (10 thắng 1 hòa), hơn người thứ nhì đến 6 điểm. Sau 9 ván đầu tiên toàn thắng, Đường Đan vô địch sớm 2 vòng.

Các giải đấu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Đan đại diện Trung Quốc dự giải vô địch thế giới từ năm 2011. Tại giải năm 2011 Đường Đan hoàn toàn chiếm ưu thế với việc toàn thắng cả chín ván để giành ngôi vô địch thế giới[7]. Năm 2013 tình hình cũng không khác bao nhiêu khi cô thắng 8 ván và chỉ hoà 1, tiếp tục giữ ngôi vô địch[8]. Như vậy qua hai giải thế giới Đường Đan đánh 18 ván thắng 17 và hoà 1.

Ở các giải vô địch châu Á, cô vô địch năm 2012.

Tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 tổ chức ở Trung Quốc, cờ tướng được đưa vào làm một môn thi đấu. Đường Đan giành ngôi vô địch với 7 ván toàn thắng, trong đó có ván thắng đồng đội Vương Lâm Na[9].

Tại Đại hội Thể thao trí tuệ thế giới lần thứ 3 năm 2013, Đường Đan khoác áo Trung Quốc và giành chức vô địch nội dung nữ với 5 thắng và hoà ván cuối cùng[10].

Các giải đấu khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, Đường Đan còn vô địch nhiều giải đấu khác, dưới đây là một số giải tiêu biểu[11].

  • Giải thể thao trí tuệ quốc gia lần thứ nhất
  • Giải thể thao trí tuệ quốc gia lần thứ hai
  • Giải đồng đội Chiết Giang
  • Cúp Mao Sơn lần thứ tư (giải dành cho các nhà vô địch nữ Trung Quốc)
  • Cúp Dương Quan Lân lần thứ năm
  • Giải đồng đội Chiết Giang
  • Giải Kiềm Giang lần thứ hai (giải dành cho các nhà vô địch nữ Trung Quốc), cô vô địch áp đảo với 6 thắng 1 hoà
  • Giải đồng đội Trung Quốc
  • Cúp Mao Sơn lần thứ sáu

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “中国著名象棋棋手简介:天才美少女唐丹(图) (Hồ sơ kỳ thủ cờ tướng nổi tiếng: thiên tài Đường Đan)”. sohu.com. ngày 24 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014. (tiếng Trung)
  2. ^ “Bảng xếp hạng chung cuộc vòng chung kết giải vô địch nữ Trung Quốc 2007”. 01xq.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  3. ^ “Bảng xếp hạng chung cuộc giải vô địch nữ Trung Quốc 2010”. 01xq.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  4. ^ “Bảng xếp hạng chung cuộc giải vô địch nữ Trung Quốc 2011”. 01xq.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  5. ^ “Bảng xếp hạng chung cuộc giải vô địch nữ Trung Quốc 2012”. 01xq.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  6. ^ “Bảng xếp hạng chung cuộc giải vô địch nữ Trung Quốc 2013”. 01xq.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  7. ^ “Bảng xếp hạng chung cuộc giải vô địch thế giới nội dung nữ 2011”. 01xq.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  8. ^ “Bảng xếp hạng chung cuộc giải vô địch thế giới nội dung nữ 2013”. 01xq.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  9. ^ “Bảng xếp hạng chung cuộc Á vận hội 2010”. 01xq.com. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  10. ^ “Đường Đan trên trang chủ Đại hội thể thao trí tuệ thế giới 2013”. worldmindgames2013. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
  11. ^ “Đường Đan trên trang 01xq”. 01xq.com. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Là anh hùng nổi tiếng nhất thế giới - All Might, Toshinori là người kế nhiệm thứ 8 và có thể sử dụng rất thành thạo One For All
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Smile là một bộ phim kinh dị tâm lý Mỹ năm 2022 do Parker Finn viết kịch bản và đạo diễn, dựa trên bộ phim ngắn năm 2020 Laura Has’t Slept của anh ấy
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah