Mặc dù sự sáp nhập đã làm tăng tính độc lập và tự chủ về tài chính, Đại học Kyushu vẫn chịu sự quản lý một phần bởi Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (hay gọi tắt là Monbukagakusho hay Monkasho). Có khoảng 1.292 sinh viên quốc tế (ngày 1 tháng 5 năm 2008) theo học tại Trường và là một trong 3 trường có số sinh viên quốc tế đông nhất tại Nhật Bản sau Đại học Tokyo và Đại học Osaka.
Sau khi được thành lập vào năm 1903 với tên gọi là Fukuoka Medical College, một cơ sở thuộc Đại học Hoàng gia Kyoto, Đại học Hoàng gia Kyūshū được tách ra vào năm 1911.
Năm 1947, Đại học Hoàng gia Kyūshū được đổi tên thành Đại học Kyushu.
Tháng 10 năm 2003, Đại học Kyushu và Viện thiết kế Kyūshū chính thức hợp nhất thành một và Viện thiết kế Kyushu (Kyushu Institute of Design) trở thành một khuôn viên của Trường tại Ohashi.
Năm 2004 Đại học Kyushu trở thành đại học quốc gia theo luật mới áp dụng cho tất cả các trường Đại học quốc gia.
Ngày 1 tháng 1 năm 1911, thành lập Đại học Hoàng gia Kyushu, thành lập Khoa Kỹ thuật.
Ngày 1 tháng 4 năm 1911, trường Y thuộc Đại học Hoàng gia Kyoto tại Fukuoka sáp nhập vào Đại học Hoàng gia Kyushu. Các bộ phận trong Trường cấu trúc lại gồm Khoa Y và khoa Kỹ thuật và thành lập Khoa Nông nghiệp.
Năm 1924, thành lập Khoa (school) Luật và Văn học, có 2 sinh viên nữ được phép theo học tại khoa này.
Năm 1939, thành lập Khoa Khoa học.
Năm 1949, Khoa Luật và văn học tách ra thành bộ môn Văn học, bộ môn Luật và bộ môn Kinh tế. Bộ môn Giáo dục được thành lập từ bộ môn Văn học của trường cấp 3 Fukuoka (Fukuoka high school), Trường Công nghiệp Kurume (Kurume Industrial College), và các đơn vị của Đại học Kyushu cũ.
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận.
Thường thì trong khuôn viên của các Đại học Hoàng gia sẽ được đặt các tượng của những người nổi tiếng từng học tập và công tác tại trường, nhưng khuôn viên Đại học Kyushu ở Maidashi thì tên của họ được đặt cho đường phố (dōri).