Đại hội Thể thao Nam Á

Đại hội Thể thao Nam Á (SAG)

Gọi tắtSAG
Khẩu hiệuHòa bình, Thịnh vượng và Phát triển
Đại hội lần đầu1984; 40 năm trước (1984)
Chu kỳ tổ chức4 năm (1 lần)

Đại hội Thể thao Nam Á (SAG hoặc SA Games), là sự kiện thể thao đa môn được tổ chức bốn năm một lần dành cho các vận động viên đến từ khu vực Nam Á. Có 7 quốc gia tham dự Đại hội, gồm Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, và Sri Lanka.

Đại hội thể thao Nam Á đầu tiên được tổ chức bởi Kathmandu, Nepal vào năm 1984. Từ năm 1984 đến năm 1987 Đại hội được tổ chức hàng năm trừ năm 1986, vì đây là năm diễn ra Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung và Đại hội Thể thao Châu Á. Từ năm 1987 trở đi, nó được tổ chức hai năm một lần trừ một số dịp. Năm 2004, trong cuộc họp lần thứ 32 của Hội đồng Thể thao Nam Á đã quyết định đổi tên các môn thi đấu từ Đại hội thể thao Liên đoàn Nam Á thành Đại hội thể thao Nam Á vì các quan chức tin rằng từ Liên đoàn đang làm giảm sự chú trọng đến sự kiện và đóng vai trò như một rào cản trong việc thu hút mọi người.[1] Những Thế vận hội này thường được thổi phồng là phiên bản Nam Á của Thế vận hội Olympic. Đại hội thể thao Nam Á lần thứ XIII được tổ chức tại Kathmandu, PokharaJanakpur từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 10 tháng 12 năm 2019.

Đại hội thể thao Nam Á là một trong năm Đại hội thể thao tiểu khu vực của Hội đồng Olympic châu Á (OCA). Các giải còn lại gồm Đại hội thể thao Trung Á, Đại hội thể thao trẻ Đông Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) và Đại hội thể thao Tây Á.[2]

Danh sách các Đại hội thể thao Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản Năm Thành phố tổ chức Quốc gia tổ chức Các

quốc gia

Các môn

thể thao

Sự

kiện

1 1984 Kathmandu    Nepal 7 5 62
2 1985 Dhaka  Bangladesh 7 7 94
3 1987 Calcutta  Ấn Độ 7 10 116
4 1989 Islamabad  Pakistan 7 10 114
5 1991 Colombo  Sri Lanka 7 10 142
6 1993 Dhaka  Bangladesh 7 11 115
7 1995 Madras  Ấn Độ 7 14 143
8 1999 Kathmandu    Nepal 7 12 163
9 2004 Islamabad  Pakistan 8 15 170
10 2006 Colombo  Sri Lanka 8 20 197
11 2010 Dhaka  Bangladesh 8 23 158
12 2016 Guwahati/Shillong  Ấn Độ 8 22 226
13 2019 Kathmandu/Pokhara/Janakpur    Nepal 7 26 317
14 2023[3] Lahore  Pakistan

Các môn thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là 28 môn thể thao sau đã được thi đấu trong lịch sử Đại hội thể thao Nam Á cho đến phiên bản mới nhất:

Tổng hiệu suất[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là bảng thống kê trước khi kết thúc Đại hội Thể thao Nam Á 2019.

Quốc gia Đội hạng nhất Đội hạng nhì Đội hạng ba
 Ấn Độ 13 lần
 Pakistan 7 lần 4 lần
 Sri Lanka 4 lần 7 lần
   Nepal 2 lần
 Bangladesh 2 lần

Bảng huy chương qua các kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là bảng xếp hạng kể từ khi kết thúc Đại hội Thể thao Nam Á 2019.

Thứ hạng NOC Đã tham gia Vàng Bạc Đồng Tổng cộng
1  Ấn Độ 13 1274 744 390 2408
2  Pakistan 13 360 458 457 1275
3  Sri Lanka 13 260 444 690 1394
4    Nepal 13 130 182 367 679
5  Bangladesh 13 87 210 491 788
6  Afghanistan 4 20 26 54 100
7  Bhutan 13 2 23 66 91
8  Maldives 13 1 4 13 18

Đại hội liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội thể thao bãi biển Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản Năm Thành phố tổ chức Quốc gia tổ chức Đội dành chiến thắng
I 2011 Hambantota  Sri Lanka  Ấn Độ (IND)

Thế vận hội mùa đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản Năm Thành phố tổ chức Quốc gia tổ chức Đội dành chiến thắng
I 2011[4] DehradunAuli  Ấn Độ  Ấn Độ (IND)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ It will be South Asian Games Lưu trữ 2010-06-04 tại Wayback Machine.Rediff news.ngày 2 tháng 4 năm 2004.
  2. ^ Games page Lưu trữ 2013-10-14 tại Wayback Machine of the website of the Olympic Council of Asia; retrieved 2010-07-09.
  3. ^ Malik, Shahzad (ngày 14 tháng 1 năm 2021). “South Asian Games moved to March 2023”. ARYSports.tv. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ “South Asian Winter Games to have two opening and closing”. The Times of India. ngày 25 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Giới thiệu Pandora’s Actor - Over lord
Giới thiệu Pandora’s Actor - Over lord
Con Ruột Của Ainz: Pandora’s Actor