Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bài viết hoặc đoạn này có văn phong hay cách dùng từ không phù hợp với văn phong bách khoa. |
Karate 空手 | |
---|---|
Hanashiro Chōmo, k. 1938 | |
Tên khác | Karate Do (空手道) |
Trọng tâm | Striking |
Mức độ bạo lực | Full-contact, semi-contact, light-contact |
Xuất xứ | Vương quốc Lưu Cầu (ngày nay là Tỉnh Okinawa, Nhật Bản) |
Ảnh hưởng từ | Võ thuật bản địa của quần đảo Ryukyu, Võ thuật Trung Hoa[1][2] |
Olympic | Debuted in 2021 |
Cơ quan quản lý cao nhất | Liên đoàn Karate Thế giới |
---|---|
First developed | Vương quốc Lưu Cầu, ca. 17th century |
Đặc điểm | |
Va chạm | Có |
Giới tính hỗn hợp | Không |
Hình thức | Võ thuật |
Hiện diện | |
Quốc gia hoặc vùng | Toàn cầu |
Olympic | Ra mắt trong 2021]] |
Karate | |||||
"Karate" trong kanji | |||||
Tên tiếng Nhật | |||||
---|---|---|---|---|---|
Kanji | 空手 | ||||
Hiragana | からて | ||||
Katakana | カラテ | ||||
|
Karate (
Trước đây, khi mới chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tōsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Trung Quốc", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo...), Karate được gắn thêm vĩ tố "đạo" (道), phát âm trong tiếng Nhật là "do". Vì thế, có tên Karate-do. Đa phần người tập Karate đều hướng tới chữ "do" này muốn học trò của mình có đạo đức nhân cách.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate.
Võ sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên đem những phái võ Nhật Bản gồm có nhu đạo, Karate, kendo và aikido về Sài Gòn, Việt Nam năm 1947. Trong khi đó ở Huế có Suzuki Choji, một viên sĩ quan trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản, sau Đệ nhị Thế chiến chọn ở lại Việt Nam, định cư ở Huế và mở võ đường, lúc đầu dạy Judo, đến năm 1963 thì chuyển sang dạy Karate. Địa điểm võ đường là số 8 đường Võ Tánh.[3]
Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite")
Kỹ thuật cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác chân, các thế tấn), thân pháp, nhãn pháp, hơi thở trong từng kĩ thuật của môn võ. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước thực hành đòn đấm.
Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh, mỗi hệ phái Karate-do lại có một kĩ thuật khác nhau vì thế mà trong luật thi đấu của liên đoàn Karate thế giới phải tuân theo kĩ thuật của 4 hệ phái lớn.
Karate có nhiều lưu phái. Giữa các lưu phái có sự khác nhau ít nhiều về bài quyền, phương pháp huấn luyện, quy cách thi đấu. Trước hết, Karate chia thành Karate truyền thống và Full Contact Karate.
Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái tuân theo quy tắc sundome (寸止め). Quy tắc sundome tức là chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định. Karate truyền thống theo nghĩa rộng chỉ tất cả các lưu phái, tổ chức tham gia Liên minh Karatedo Toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh Karatedo Thế giới (quốc tế).
Karate truyền thống có một số đặc trưng sau:
Karate truyền thống gồm các nhóm lưu phái sau:
Chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao gồm 2 phần Kata và Kumite. Về Kata(biểu diễn quyền) trong hơn 100 hệ phái của Karate thì có 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính được đưa vào sử dụng, đó là các hệ phái: GOJU-RYU, WADO-RYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU. Cụ thể 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính như sau:
Goju: (2 bài: Seipai và Saifa)
Shotokan: (2 bài: Jion và Kankudai) Shito: (2 bài: Bassaidai và Seienchin) Wado: (2 bài: Seishan và Chinto)
GOJU-RYU có 10 bài, WADO-RYU có 10 bài,SHOTOKAN 21 bài, SHITO-RYU 43 bài.
Full Contact Karate (romaji: Furu Kontakuto Karate) lại áp dụng quy tắc sử dụng đòn đánh trực tiếp vào đối phương khi thi đấu không hạn chế cường độ. Khi thi đấu có thể sử dụng hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ, áo giáp, găng tay, v.v… Tuy được phân biệt với Karate truyền thống ở chỗ sử dụng quy tắc trên, song chính quy tắc đánh trực tiếp vào người đối phương không hạn chế cường độ mới là quy tắc của Karate nguyên thủy ở Okinawa. Chính vì thế, lưu phái lớn nhất trong Full Contact Karate lấy tên là Kyokushin Karate (極真カラテ hay Cực chân Karate, Karate chính cống). Full Contact Karate phổ biến ở nước ngoài nhất là Mỹ hơn là ở Nhật Bản.
Thi nâng đẳng nâng đai trong Full Contact Karate ngoài dựa vào biểu diễn các bài kata còn dựa vào kết quả đấu kumite giữa những người cùng đăng ký thi lên đẳng.
Các Hệ phái Full Contact Karate chủ yếu là:
Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.
Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có qua quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai đỏ, đai nâu, đai tím, v.v … Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này.
.
Nguyên thủy, người luyện tập và đấu Karate để mình trần và mặc khố fundoshi. Ngày nay, người luyện tập Karate mặc áo màu trắng là học theo áo của môn Judo. Karate truyền thống thường mặc áo mà tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến cổ chân. Trong khi đó, Full Contact Karate mặc áo quần có ống tay áo ngắn hơn và ống quần dài hơn.
Khác với các môn võ khác của Nhật Bản được truyền thụ bằng tài liệu, Karate vốn được truyền thụ bằng miệng (khẩu truyền) và biểu diễn mẫu. Tuy nhiên, từ thời kỳ Taisho các cao thủ Karate ở Okinawa thành lập Câu lạc bộ Đường thủ Karate để cùng nhau nghiên cứu, trao đổi về Karate, thì bắt đầu xuất hiện các tài liệu hướng dẫn tập luyện Karate.
Theo tiếng Nhật gọi là Dojo kun, là một bộ các điều được đưa ra để các võ sinh Karate tuân theo. Những điều lệ này được áp dụng trong dojo hay còn gọi là phòng tập và trong cả cuộc sống đời thường.
Võ sư Funakoshi Gichin (tiếng Nhật: 船越 義珍) (1868-1957) đưa ra năm điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.
1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.
2. Karate không nên ra đòn trước.
3. Karate phải giữ nghĩa.
4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.
5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.
6. Cần để tâm thoải mái.
7. Khinh suất tất gặp rắc rối.
8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về Karate.
9. Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ.
10. Biến mọi thứ thành Karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.
11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.
12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.
13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.
14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.
15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.
16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.
19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.
20. Luôn chín chắn khi dùng võ.[4]
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Higaonna1
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên okinawa history