Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Con dấu của Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam
Cờ Đại sứ quán Hoa Kỳ
Đương nhiệm
Marc Knapper

từ 11 tháng 2 năm 2022
Đề cử bởiTổng thống Hoa Kỳ
Người đầu tiên nhậm chứcPete Peterson
với tư cách là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Thành lập11 tháng 4 năm 1997
WebsiteĐại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam (Anh: United States ambassador to Vietnam), được phía Việt Nam gọi đầy đủ là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, là chức danh dành cho người dẫn đầu Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng là người giữ chức vụ cao nhất thường trực tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội - cơ quan ngoại giao hàng đầu và có vai trò tối quan trọng đại diện cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau Chiến tranh Đông dương lần thứ nhất và sự thất bại của Pháp tại Việt Nam, đất nước đã bị chia cắt thành hai miền Nam và Bắc Việt Nam sau Hội nghị Genève vào năm 1954. Hoa Kỳ lúc bấy giờ không công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên không có quan hệ ngoại giao với quốc gia này. Sau khi Việt Nam thống nhất khoảng 20 năm, Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức quan hệ ngoại giao với nhau.

Hoa Kỳ đã mở Văn phòng liên lạc tại Hà Nội ngày 28 tháng 1 năm 1995. Quan hệ ngoại giao được thiết lập ngày 11 tháng 7 năm 1995 và Đại sứ quán tại Hà Nội được thành lập với L. Desaix Andersonđại biện lâm thời .

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tòa nhà Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ở Hà Nội.
Tòa nhà Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ở Hà Nội.

Trong giai đoạn đất nước bị chia cắt đến năm 1975, Hoa Kỳ chỉ có liên hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng hòa và có đại sứ quán tại Sài Gòn.

Sau 1975, Hoa Kỳ không có liên hệ ngoại giao với Việt Nam trong 20 năm. Cho đến năm 1995, khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao và ngày 28 tháng 1 năm 1995, Hoa Kỳ đã đặt trụ sở ngoại giao tại Hà Nội, L. Desaix Anderson được bổ nhiệm đại biện lâm thời. Ngày 11 tháng 7 năm 1997, tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm ông Pete Peterson làm đại sứ đầu tiên. Tòa nhà nơi đại sứ quán ở được thiết kế bởi M. LaCollogne và được xây dựng vào năm 1921 bởi Indochina Public Property, một phần của chính quyền thuộc địa Pháp, dành cho các Thống đốc Tài chính Đông Dương sống ở đây cho đến năm 1948.

Vào tháng 8 năm 2021, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã tuyên bố xây dựng Đại sứ quán mới của Hoa Kỳ tại Việt Nam.[1][2] Theo Đại sứ quán, khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ dự kiến xây dựng tại Hà Nội có tổng ngân sách 1,2 tỉ USD, quy mô 39.000m2 trên khu đất có tổng diện tích 3,2 hecta.[2]

Danh sách Đại sứ Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ tên Hình Bổ nhiệm Trình quốc thư Miễn nhiệm Ghi chú
Donald R. Heath [3][4] 29 tháng 6 năm 1950 22 tháng 10 năm 1950 25 tháng 6 năm 1952
Joseph L. Collins [3][5] 25 tháng 6 năm 1952 11 tháng 7 năm 1952 14 tháng 11 năm 1954

Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ tên Hình Bổ nhiệm Trình quốc thư Miễn nhiệm Ghi chú
G. Frederick Reinhardt [3][6] 20 tháng 4 năm 1955 28 tháng 5 năm 1955 10 tháng 2 năm 1957
Elbridge Durbrow [3] 14 tháng 3 năm 1957 16 tháng 4 năm 1957 3 tháng 5 năm 1961
Frederick E. Nolting, Jr. [3] 15 tháng 3 năm 1961 10 tháng 5 năm 1961 15 tháng 8 năm 1963
Henry Cabot Lodge, Jr. [7] 1 tháng 8 năm 1963 26 tháng 8 năm 1963 28 tháng 6 năm 1964
Đại tướng Maxwell D. Taylor [7] 1 tháng 7 năm 1964 14 tháng 7 năm 1964 [8]30 tháng 7 năm 1965
Henry Cabot Lodge, Jr. [7] 31 tháng 7 năm 1965 25 tháng 8 năm 1965 25 tháng 4 năm 1967
Ellsworth Bunker [7] 5 tháng 4 năm 1967 28 tháng 4 năm 1967 11 tháng 5 năm 1973
Graham A. Martin [3] 21 tháng 6 năm 1973 20 tháng 6 năm 1973 29 tháng 4 năm 1975

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú ý: mục in nghiêng là đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Họ tên Hình Bổ nhiệm Trình quốc thư Miễn nhiệm Ghi chú
L. Desaix Anderson

(đại biện lâm thời)

26 tháng 8 năm 1995 24 tháng 5 năm 1997
Đại tá Pete Peterson [7][9] 11 tháng 4 năm 1997 14 tháng 5 năm 1997 15 tháng 7 năm 2001
Raymond Burghardt [3] 28 tháng 11 năm 2001 5 tháng 2 năm 2002 5 tháng 9 năm 2004
Michael W. Marine [3] 6 tháng 5 năm 2004 10 tháng 9 năm 2004 10 tháng 8 năm 2007
Michael W. Michalak[3][10] 24 tháng 5 năm 2007 10 tháng 8 năm 2007 14 tháng 2 năm 2011
Virginia E. Palmer[3][11] 14 tháng 2 năm 2011 14 tháng 2 năm 2011 tháng 7 năm 2011 Nữ Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam
David B. Shear[3][12] tháng 8 năm 2011 29 tháng 8 năm 2011 tháng 12 năm 2014
Ted Osius[13] 10 tháng 12 năm 2014 16 tháng 12 năm 2014 4 tháng 10 năm 2017
Daniel Kritenbrink[14] 26 tháng 10 năm 2017 6 tháng 11 năm 2017 16 tháng 4 năm 2021
Marc Knapper 16 tháng 4 năm 2021 11 tháng 2 năm 2022 đương nhiệm

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ vnmission (25 tháng 8 năm 2021). “Phát biểu của Phó Tổng thống Harris tại sự kiện ký kết hợp đồng thuê đất xây dựng Đại sứ quán”. Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b Nguyên Hạnh (25 tháng 8 năm 2021). “Mỹ sẽ xây đại sứ quán mới ở Hà Nội”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g h i j k Chuyên viên Ngoại giao
  4. ^ Heath was also accredited to Cambodia and Laos but resident at Saigon.
  5. ^ Edmund A. Gullion was serving as Chargé d'Affaires ad interim when the Legation in Saigon was raised to Embassy status on ngày 25 tháng 6 năm 1952.
  6. ^ Reinhardt was reaccredited when Vietnam became a republic; presented new credentials on ngày 24 tháng 2 năm 1956.
  7. ^ a b c d e Chính phủ bổ nhiệm
  8. ^ Note: U. Alexis Johnson arrived at Saigon on ngày 28 tháng 6 năm 1964, as the first of a series of Deputy Ambassadors to Vietnam. The Deputy Ambassadors and their periods of service in Vietnam are: U. Alexis Johnson (June 1964–September 1965), William J. Porter (September 1965–May 1967), Eugene M. Locke (May 1967–Jan 1968), Samuel D. Berger (March 1968–Mar 1972) Charles S. Whitehouse (March 1972–August 1973).
  9. ^ An earlier nomination of ngày 23 tháng 5 năm 1996, was not acted upon by the Senate.
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
  11. ^ “Former Chargé d'Affaires”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ “Ambassador”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2012. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
  13. ^ Itkowitz, Colby. "Senate clears four ambassador nominees". Washington Post. Truy cập 12 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “PN832 — Daniel J. Kritenbrink — Department of State”. Congress.gov. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2017.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Căm ghét là một loại cảm xúc khi chúng ta cực kỳ không thích ai hoặc cái gì đó
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau