Ellsworth Bunker

Ellsworth Bunker
Chức vụ
Nhiệm kỳ5 tháng 4 năm 1967 – 11 tháng 5 năm 1973
Tiền nhiệmHenry Cabot Lodge Jr.
Kế nhiệmGraham Martin
Đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại Tổ chức các quốc gia châu Mỹ
Nhiệm kỳ29 tháng 1 năm 1964 – 7 tháng 11 năm 1966
Tiền nhiệmDeLesseps Story Morrison
Kế nhiệmSol Linowitz
Nhiệm kỳ28 tháng 11 năm 1956 – 23 tháng 3 năm 1961
Tiền nhiệmJohn Sherman Cooper
Kế nhiệmJohn Kenneth Galbraith
Nhiệm kỳ7 tháng 5 năm 1952 – 3 tháng 4 năm 1953
Tiền nhiệmJames Clement Dunn
Kế nhiệmClare Boothe Luce
Nhiệm kỳ13 tháng 3 năm 1951 – 12 tháng 3 năm 1952
Tiền nhiệmStanton Griffis
Kế nhiệmAlbert F. Nufer
Thông tin cá nhân
Sinh(1894-05-11)11 tháng 5, 1894
Yonkers, New York, Mỹ
Mất27 tháng 9, 1984(1984-09-27) (90 tuổi)
Brattleboro, Vermont, Mỹ
Alma materĐại học Yale
Tặng thưởng Huân chương Tự do Tổng thống Xuất sắc (1963, 1967)
Giải thưởng Tổng thống vì Dịch vụ Dân sự Liên bang Xuất sắc (1979)

Ellsworth F. Bunker (ngày 11 tháng 5 năm 1894[1] – ngày 27 tháng 9 năm 1984)[2] là doanh nhân và nhà ngoại giao người Mỹ (từng là Đại sứ Mỹ tại Argentina, Ý, Ấn Độ, NepalViệt Nam Cộng hòa). Ông có lẽ được biết đến nhiều nhất với vai trò diều hâu trong cuộc chiến ở Việt Nam và Đông Nam Á trong suốt thập niên 1960 và 1970. Tính đến tháng 6 năm 2021, Bunker là một trong hai người được nhận Huân chương Tự do Tổng thống hai lần, và là người duy nhất hai lần được nhận Huân chương Tự do.

Thân thế và học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ellsworth Bunker chào đời tại Yonkers, New York, ông là trưởng nam trong số ba người con của George Raymond Bunker và Jeanie Polhemus (nhũ danh Cobb), xuất thân từ danh gia vọng tộc gốc gác từ dân định cư Hà Lan thuở ban đầu bao gồm gia đình Evertson (của Chín Đồng sự Vĩ đại) và gia đình Schuyler. Bà cố của ông là Eliza Brodhead Polhemus nhũ danh Heyer là cháu gái của Stephen Whitney, nổi tiếng là người Mỹ giàu có nhất vào thời của ông chỉ đứng sau John Jacob Astor, trong khi người anh họ đầu tiên của bà tên gọi Charles Suydam là anh rể của cháu trai của Astor tên William Backhouse Astor Jr. và vợ là Caroline Schermerhorn Astor.[1][3][4]

Cha của Bunker là một trong những người sáng lập kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Tinh luyện Đường Quốc gia. Em trai của ông tên Arthur Hugh Bunker (29 tháng 7 năm 1895 – 19 tháng 5 năm 1964), cũng là một doanh nhân nổi tiếng, chủ tịch ủy ban điều hành của Ban Sản xuất Chiến tranh (1941–1945) trong Thế chiến thứ hai, chủ tịch rồi sau lên làm chủ tịch hội đồng quản trị hãng American Metal Climax (AMAX). Ông kết hôn với nữ diễn viên kiêm nhà văn Isabel Leighton.[3][5]

Ellsworth Bunker theo học làm luật sư và tốt nghiệp Đại học Yale năm 1916.[1] Trong Thế chiến thứ hai, ông giữ chức chủ tịch ủy ban cố vấn đường mía trực thuộc Ban Sản xuất Chiến tranh.[6]

Sự nghiệp ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]
Ellsworth Bunker với Tổng thống Indonesia Sukarno tại Dinh Merdeka trong chuyến thăm Jakarta, Indonesia vào tháng 3 năm 1965.
Ellsworth Bunker với Tổng thống Lyndon B. JohnsonBộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford tại Trại David, Maryland vào tháng 4 năm 1968.

Bunker lần đầu tiên vào làm việc trong công ty của cha mình mang tên Công ty Tinh luyện Đường Quốc gia,[1] để rồi cuối cùng trở thành chủ tịch công ty này kế nhiệm Horace Havemeyer Sr. vào năm 1942. Ông nghỉ hưu trên cương vị giám đốc điều hành hoạt động vào năm 1951 và bỏ tiền mua lại một trang trại bò sữa rộng 600 mẫu Anh ở Putney, Vermont.[7] Ông vẫn còn là thành viên hội đồng quản trị của Công ty Tinh luyện Đường Quốc gia cho đến năm 1966.[8]

Về sau, ông chuyển sang làm việc cho chính phủ Mỹ dưới thời chính quyền Harry S. Truman, khi Truman bổ nhiệm ông làm Đại sứ tại Argentina vào tháng 4 năm 1951.[9] Tiếp theo ông là Đại sứ tại Ý vào tháng 2 năm 1952.[10] Từ tháng 11 năm 1953 cho đến tháng 11 năm 1956, ông là chủ tịch của Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ.[11][12] Tháng 11 năm 1956, Dwight D. Eisenhowerđã bổ nhiệm ông làm Đại sứ tại Ấn ĐộNepal,[13][14][15] và tuyên thệ nhậm chức vào tháng 12 năm 1956,[16] chính tại đây mà ông đã đóng một vai trò quan trọng trong liên minh bí mật chống lại Trung Quốc giữa hai cường quốc. Ông được John Kenneth Galbraith thay thế chức đại sứ vào năm 1961. Sang năm 1962, ông đóng vai trò là người hòa giải phía Mỹ trong Thỏa ước New York về Tây New Guinea.

Sau một thời gian trở lại Washington, D.C., ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức các quốc gia châu Mỹ nhiệm kỳ 1964–1966. Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bổ nhiệm ông làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa nhiệm kỳ 1967–1973.[17] Hồi còn ở Sài Gòn, ông ra sức ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực chiến tranh của cựu Tổng thống Johnson và tân Tổng thống Richard Nixon, đồng thời hoan nghênh nước Mỹ đưa quân xâm nhập LàoCampuchia nhằm ngăn chặn đà tiến công của cộng sản.[18] Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bunker đứng đầu phe nhóm Mỹ tham gia vào việc soạn thảo bản Hiệp ước Torrijos–Carter năm 1977.

Bunker được trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống Xuất sắc tới hai lần—lần đầu là do John F. Kennedy trao tặng vào năm 1963 (mặc dù buổi lễ trao thưởng diễn ra trong nhiệm kỳ của Lyndon B Johnson) và lần thứ hai được Lyndon B. Johnson trao tặng vào năm 1967. Ông là một trong hai người duy nhất (người còn lại là Colin Powell) nhận được giải thưởng hai lần và là người duy nhất được trao tẳng giải thưởng này cả hai lần một cách xuất sắc.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Bunker kết hôn với cô bạn hàng xóm tên Harriet Allen Butler là con gái của Ellen Mudge và George Prentiss Butler tại Yonkers, New York vào ngày 24 tháng 4 năm 1920.[19] Harriet đã kết bạn với Katherine, chị gái của Bunkers khi hai cô gái theo học Trường Miss Porter ở Farmington, Connecticut.[20] Họ có với nhau ba người con tên là John Birkbeck, Samuel Emmet và Ellen Mudge.[21] Bà mất năm 1964.[22]

Ngày 3 tháng 1 năm 1967, ông kết hôn với vị đại sứ đồng nghiệp Caroline Clendening "Carol" LaiseKatmandu, Nepal.[23][24] Bà mất năm 1991. Đại sứ Laise từng là bạn thân người vợ quá cố của Bunker.[25]

Bunker qua đời trong trang trại bò sữa của mình ở Putney, Vermont.[26] Lễ tang có sự tham dự của người bạn tốt và hàng xóm của ông là cựu thượng nghị sĩ George Aiken và cựu tổng thống Richard M. Nixon. Aiken chết hai tháng sau đó.[27]

Người con giữa của ông, John Birkbeck Bunker (8 tháng 3 năm 1926 – 26 tháng 5 năm 2005), viên trung úy đầu tiên trong Thế chiến thứ hai, chết vì bệnh ung thư tại nhà riêng ở Wheatland, Wyoming hưởng thọ 79 tuổi.[28][29][30]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Nolan, Cathal J. (1997). Notable U.S. Ambassadors Since 1775: A Biographical Dictionary. Greenwood Publishing Group. tr. 48. ISBN 978-0-313-29195-1.
  2. ^ “Ellsworth Bunker Is Buried Near His Home in Vermont”. The New York Times. 4 tháng 10 năm 1984. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  3. ^ a b Roberts, Harry Jr.; and Nelson Sutro Greensfelder (1949). The Explosives Engineer: Volumes 27-29. Hercules Powder Co. tr. 4.
  4. ^ Institute for Research in Biography (1957). Who's Who in Commerce and Industry, Volume 10. New York, N.Y.: Marquis Who's Who. tr. 167.
  5. ^ “Arthur H. Bunker Dead at 68”. The New York Times. 20 tháng 5 năm 1964.
  6. ^ “WPB Official Testifies Sugar Imports Are Cut 50 Per Cent”. Chicago Tribune. 24 tháng 3 năm 1942.
  7. ^ “Determined Diplomat”. The New York Times. 1 tháng 8 năm 1962.
  8. ^ International Publications Service (1983). International Who's Who, 1983-84: Volume 47. Europa Publications. tr. 192. ISBN 978-0-905118-86-4.
  9. ^ “Ambassador Bunker Sails”. The New York Times. 6 tháng 4 năm 1951.
  10. ^ “Two Ambassadors Named By Truman”. The New York Times. 22 tháng 2 năm 1952.
  11. ^ “New President Is Named By American Red Cross”. The New York Times. 17 tháng 11 năm 1953.
  12. ^ “Gruenther Named Head Of Red Cross”. Eugene Register-Guard. 13 tháng 11 năm 1956.
  13. ^ “U.S. Ambassadors to India - U.S. Embassy New Delhi, India”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  14. ^ “Nehru Backs Links to Commonwealth”. The New York Times. 8 tháng 12 năm 1956.
  15. ^ “A New Envoy to India”. The New York Times. 17 tháng 11 năm 1956.
  16. ^ “A New Ambassador”. The Baltimore Sun. 8 tháng 12 năm 1956.
  17. ^ Gillette, Michael L. (9 tháng 12 năm 1980). “Transcript, Ellsworth Bunker Oral History Interview I, 12/9/80” (PDF). LBJ Library. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  18. ^ Sorley, Lewis (1999). A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America's Last Years in Vietnam. Harcourt. tr. 265–266. ISBN 978-0-15-100266-5.
  19. ^ “Marriage Announcement: Bunker-Butler” (PDF). The New York Times. 26 tháng 4 năm 1920. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ Schaffer, Howard B. (2003). Ellsworth Bunker: Global Troubleshooter, Vietnam Hawk. University of North Carolina Press. tr. 16. ISBN 978-0-8078-2825-0.
  21. ^ Schaffer. p.16.
  22. ^ “New Envoy to Saigon; Ellsworth Bunker” (fee). The New York Times. 16 tháng 3 năm 1967. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  23. ^ “In Brief”. Lewiston Evening Journal. Associated Press. 4 tháng 1 năm 1967.
  24. ^ “U.S. Ambassadors Wed in Nepal; Carol C. Laise, Envoy in Katmandu, and Bunker Married: Two U.S. Envoys Are Wed In Nepal” (fee). The New York Times. Reuters. 4 tháng 1 năm 1967. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008.
  25. ^ Cook, Joan (26 tháng 7 năm 1991). “Carol Laise, 73, Ex-Ambassador and High State Dept. Aide, Dies”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  26. ^ “Ellsworth Bunker, Longtime Diplomat”. Chicago Tribune. 28 tháng 9 năm 1984.
  27. ^ “George Aiken, Former Senator Dies”. Record-Journal. United Press International. 20 tháng 11 năm 1984.
  28. ^ “Obituaries”, Brattleboro Reformer, 4 tháng 6 năm 2005
  29. ^ “Death Notice”, The Philadelphia Inquirer, 5 tháng 6 năm 2005
  30. ^ Culver, Virginia (7 tháng 6 năm 2005), “A Colorado Life: Sugar exec let others get in on his sweet life”, The Denver Post, tr. C-13

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ ngoại giao
Tiền nhiệm:
Stanton Griffis
Đại sứ Hoa Kỳ tại Argentina
1951 – 1952
Kế nhiệm:
Albert F. Nufer
Tiền nhiệm:
James Clement Dunn
Đại sứ Hoa Kỳ tại Ý
1952–1953
Kế nhiệm:
Clare Boothe Luce
Tiền nhiệm:
John Sherman Cooper
Đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ
1956–1961
Kế nhiệm:
John Kenneth Galbraith
Tiền nhiệm:
Henry Cabot Lodge Jr.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng hòa
1967–1973
Kế nhiệm:
Graham Martin
Giải thưởng và thành tích
Tiền nhiệm:
Dean Rusk
Người nhận Giải thưởng Sylvanus Thayer
1970
Kế nhiệm:
Neil Armstrong
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan