Đảng Dân chủ Việt Nam Đảng Dân chủ thế kỷ 21 | |
---|---|
Trưởng ban Thường vụ | Võ Tấn Huân |
Tổng thư ký | Nguyễn Tiến Trung |
Phó tổng thư ký | Trần Anh Kim Vũ Đức Khanh |
Thành lập | 1 tháng 6 năm 2006 |
Trụ sở chính | Hoa Kỳ |
Tổ chức thanh niên | Đoàn Thanh niên Dân chủ |
Ý thức hệ | Chủ nghĩa xã hội dân chủ |
Thuộc tổ chức quốc gia | Hoa Kỳ |
Khẩu hiệu | Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển |
Website | http://ddcvn.info |
Quốc gia | Hoa Kỳ |
Đảng Dân chủ thế kỷ 21 hay Đảng Dân chủ (XXI) là các tên gọi tắt của một đảng chính trị ở Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 2006 với tên Đảng Dân chủ Việt Nam.[1] Đảng này do Hoàng Minh Chính làm Tổng Thư ký và Trần Khuê làm Phó Tổng Thư ký, Văn phòng Trung ương đặt tại nước ngoài.[cần dẫn nguồn]
Ngày 1 tháng 6 năm 2006, Hoàng Minh Chính, cựu Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam trong thập kỷ 1950, ra tuyên bố phục hồi hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam, tên Đảng Dân chủ thế kỷ 21 hay Đảng Dân chủ (XXI) thường được sử dụng để nói lên rằng là đảng của thế kỷ 21.[2]
Đảng Dân chủ thế kỷ 21 hay Đảng Dân chủ (XXI) được những người sáng lập coi là sự hoạt động trở lại của Đảng Dân chủ Việt Nam - một chính đảng được thành lập năm 1944 và đã tuyên bố giải thể vào năm 1988 - Nay khôi phục lấy lại tên gọi của chính đảng đã bị giải thể.[3]
Tuy nhiên, theo Huỳnh Văn Tiểng, nguyên uỷ viên Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam trong suốt thời gian tồn tại của đảng này, Hoàng Minh Chính do đã bị khai trừ khỏi Đảng Dân chủ Việt Nam và không được đa số cựu đảng viên đồng tình nên "không có quyền và không đủ tư cách đứng ra khôi phục Đảng", ông nói: " Đảng Dân chủ hiện nay mà ông Hoàng Minh Chính lên tiếng "khôi phục" thì về bản chất đã khác Đảng Dân chủ từng tồn tại từ năm 1944 đến 1988".[4]
Đảng Dân chủ thế kỷ 21 (tên gọi tắt của Đảng Dân chủ Việt Nam hiện nay) được xem là một đảng mới thành lập chứ không phải sự hoạt động trở lại của Đảng Dân chủ đã giải thể từ năm 1988.[5][6]
Về phương châm hoạt động của đảng, bản tuyên bố viết:
"Đảng Dân Chủ Thế kỷ 21" là tên gọi tắt đã được sử dụng rộng rãi trong nội bộ[8] cũng như các tổ chức bên ngoài khác.[9]