Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
東洋共産聯團
Bí thưchưa có
Đảng viên chủ chốt
Thành lập1 tháng 1 năm 1930
Tiền thânTân Việt Cách mạng Đảng
Sáp nhập thành24 tháng 2 năm 1930
Kế tục bởiĐảng Cộng sản Đông Dương
Trụ sở chínhHà Tĩnh
Thành viên  (1929)400
Ý thức hệChủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa Marx-Lenin
Đảng kỳ
Quốc gia Liên bang Đông Dương

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn là một trong ba tổ chức cộng sản tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tổ chức kia là Đông Dương Cộng sản ĐảngAn Nam Cộng sản Đảng. Nhưng khác với 2 đảng kia, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn phát triển độc lập với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên của Nguyễn Ái Quốc.

Tiền thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tân Việt Cách mạng Đảng đổi tên tháng 7/1928 là một đảng cách mạng được thành lập tiền thân là Hội Phục Việt (năm 1925). Quá trình hoạt động của Đảng này chịu tác động của chủ nghĩa Marx-Lenin, từ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Nhiều đảng viên tiếp thu ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và chuyển sang HVNCMTN, trong đó có Trần Phú. Số còn lại tìm cách chuyển Tân Việt thành một tổ chức cộng sản.

Khi đó, Tổng bí thư Tân Việt Đào Duy Anh lại chủ trương thành lập Bloc National (Liên hiệp quốc dân). Nội bộ Tân Việt bị chia rẽ giữa Bloc National và xu thế chuyển sang cộng sản.[1]

Sau đó, một số thành viên Tân Việt, bao gồm Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Đặng Thai Mai thành lập nhóm hạt nhân Cộng sản lấy tên là Việt Nam Cộng sản Liên đoàn.[1]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các năm 19281929, Ủy viên Trung ương dự khuyết Đảng Tân Việt Võ Nguyên Giáp tiến hành cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo Tân Việt ở các Kỳ, Liên tỉnh như Nguyễn Đình ĐoànNghệ-Tĩnh, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Văn TạoHà Nội, Tú KiênSài Gòn, Ngô Đức ĐệQuy Nhơn... Qua đó, chuyển các cơ sở Tân Việt thành cộng sản. Ngay cả Tổng bí thư Đào Duy Anh cũng bắt đầu suy nghĩ về việc chuyển đổi.

Tháng 9 năm 1929, các đại biểu Tân Việt chuyển sang cộng sản đã ra Tuyên đạt, chính thức thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.[2][3]

Cuối tháng 12 năm 1929, các thành viên đã nhóm họp Hội nghị thành lập Đông Dương Công sản Liên đoàn. Nhưng để tránh bị thực dân Pháp bắt bớ nên các đại biểu phải di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau. Tại bến Đò Trai thuộc Hà Tĩnh, các đại biểu bị mật thám Pháp bắt giữ ngày 1/1/1930. Do đó ngày 1/1/1930 được xem là ngày thành lập chính thức của Đông Dương Cộng sản Đảng[4][5].

Hội nghị Đò Trai

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc khủng bố trắng năm 1929 phá vỡ nhiều cơ sở đảng Tân Việt, cụ Giải Huân tự tử, cụ Tú Kiên, Trần Mộng Bạch, Phan Kiêm Huy, Đào Duy Anh, Phan Thị Như Mân... bị bắt. Quan Hải tùng thư bị khám xét. Tổng bộ Tân Việt gần như không còn.[1]

Tuy vậy, theo đề nghị của Dũng Kỳ (Kỳ bộ Nam Kỳ), các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn (chủ yếu là thông qua các văn kiện) từ ngày 31 tháng 12 năm 1929 đến ngày 1 tháng 1 nǎm 1930[2]. Các đại biểu ba Kỳ gồm: Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Vǎn (tức Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đệ, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Nguyễn Tốn[6]. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Chấm dứt thời kỳ phân chia của Tân Việt.

Do vậy, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời nhưng chưa có Ban chấp hành trung ương vào ngày 1 tháng 1 năm 1930 tại Hà Tĩnh[5][6].

Hoạt động và hợp nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), Tân Việt vừa mới chuyển thành cộng sản, không kịp cử đại diện đi dự đại hội gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24 tháng 2 nǎm 1930,được sự đồng ý của Nguyễn Ái Quốc, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu thay mặt đại biểu quốc tế, Phạm Hữu Lầu, Hoàng Quốc Việt thay mặt Ban chấp hành trung ương lâm thời cùng với Ngô Gia Tự, Bí thư lâm thời chấp uỷ của Đảng bộ Nam Kỳ đã họp và quyết định chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam[7].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Trần Thái Bình, Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007.
  2. ^ a b Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
  3. ^ Ban Xây dựng Đảng (23 tháng 8 năm 2019). “Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 23 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ Phòng Lý luận chính trị và lịch sử Đảng (12 tháng 1 năm 2017). “Thống nhất mốc thời gian ra đời ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Tuyên giáo An Giang. Truy cập 23 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ a b Trương Đức Nghị (1 tháng 2 năm 2023). “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam”. Đại biểu Nhân dân Tỉnh Đắk Lắk. Truy cập 23 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ a b “Bảo tàng Lịch sử Quốc gia”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
  7. ^ “Đảng ta được thành lập như thế nào?”. Báo Quân đội Nhân dân. 3 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
“Ikigai – bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Nhật Ken Mogi
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm