Đảng Hạng

Kinh Phật viết bằng chữ Đảng Hạng

Đảng Hạng (giản thể: 党项[chú 1]; phồn thể: 党項; bính âm: Dǎngxiàng, tiếng Anh: Tangut) là tộc người được đồng nhất với triều đại Tây Hạ thời xưa, họ cũng được gọi là Đảng Hạng Khương (党項羌). Người Đảng Hạng thường được xem là một tộc người nói tiếng Khương và đã thiên di đến khu vực Tây Bắc Trung Quốc vào một khoảng thời gian nào đó trước thế kỷ 10 CN .

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Về mặt lịch sử, trong tiếng Hán, "Khương" là một thuật ngữ giản lược được dùng để chỉ các nhóm dân tộc khác nhau, bao gồm cả những người Tạng sinh sống ở Tây Bắc Trung Quốc. Sau khi người Tiên Ti thiên di từ Đông Bắc đến Tây Bắc rồi lập ra vương quốc Thổ Dục Hồn (284–670), họ được người Hán gọi là "Khương Hồ" (羌胡, Qiāng Hú),[1] Các sử tịch và phát hiện khảo cổ trong thời gian gần đây đã thể hiện mối liên hệ giữa Lý Nguyên Hạo và dõng dõi thủ lĩnh của bộ lạc Thác Bạt Tiên Ti.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tộc người Đảng Hạng ban đầu cư trú tại khu vực cao nguyên Tùng Phan thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay, sống nhờ vào chăn nuôi. Vào đầu thời nhà Đường, thủ lĩnh Đảng Hạng là Thác Bạt Xích Từ (拓跋赤辭) từng giúp đỡ Thổ Dục Hồn chống Đường, tuy nhiên Thổ Dục Hồn cuối cùng đã bị đánh bại. Sau đó, Thác Bạt Xích Từ quay sang trung thành với Đường, được Đường Thái Tông ban cho họ Lý, phong làm Tây Nhung châu đô đốc. Thời giữa của nhà Đường, do chịu áp lực từ Thổ Phồn, người Đảng Hạng được nhà Đường cho di chuyển đến Khánh Châu[chú 2] Những người Đảng Hạng ở lại đất cũ trở thành nô lệ của quý tộc Thổ Phồn, được gọi là người Nhị Dược (Wylie: mi nyak; ZWPY: མི་ཉག་, tiếng Trung: 弭藥人; bính âm: Mǐyàorén). Những người Đảng Hạng di cư về phía bắc phân thành tám bộ lạc. Thời Đường Đại Tông, do Thổ Phồn và người Đảng Hạng liên hiệp quấy nhiễu Đường, triều đình Đường lại đưa người Đảng Hạng thiên di đến khu vực phía bắc của Ngân Châu[chú 3], phía đông của Hạ Châu[chú 4] Khu vực Tuy Châu[chú 5] và Diên Châu[chú 6] cũng có một đợt thiên nhập lớn của người Đảng Hạng. Cuối thời nhà Đường (khoảng 873), bộ lạc Thác Bạt hùng mạnh hơn hẳn, thủ lĩnh Thác Bạt Tư Cung (拓跋思恭) của bộ lạc Thác Bạt cát cứ Hựu Châu[chú 7] và tự xưng là thứ sử. Năm 881, Thác Bạt Tư Cung do có công giúp nhà Đường dẹp loạn Hoàng Sào nên được Đường Hi Tông phong làm Hạ Châu tiết độ sứ, và ban cho họ Lý, phong làm Hạ quốc công.[3]

Đến đầu thời nhà Tống, giữa Hạ Châu của họ Lý và triều đình Tống nhiều lần phát sinh chiến tranh. Sau khi thủ lĩnh Lý Kế Phủng (李繼捧) quy hàng Tống, tộc nhân lại ủng hộ Lý Kế Thiên (李繼遷) làm thủ lĩnh để tiếp tục chống Tống. Năm 1005, thủ lĩnh Đức Minh thiết lập hòa bình với Tống. Tống Chân Tông ban họ cho Đức Minh, phong làm Hạ Châu thứ sử, đảm nhiệm chức Định Nan quân tiết độ sứ[3]. Năm 1031, Lý Nguyên Hạo kế vị cha, đến năm 1038 thì lập nên Tây Hạ.

Trong các nguồn bằng tiếng Đảng Hạng, đất nước này được gọi là phôn¹ mbın² lhi̯ə tha², tạm dịch là "Bạch Cao Đại Quốc" (白高大國), tức đại quốc gia cao quý và thuần khiết ([4] Mặc dù tên tiếng Hán này đôi khi cũng xuất hiện trong các nguồn bằng tiếng Đảng Hạng,[5] tên gọi thông dụng nhất của quốc gia này là "Đại Hạ" (大夏) trong các nguồn văn bản chữ Hán của Tây Hạ hay là "Hạ Quốc" (夏國) trong các nguồn của nhà Tống.[6] Sau này, người ta thường đề cập đến đất nước Đảng Hạng là "Tây Hạ" (西夏).

Do cha của người sáng lập Tây Hạ, tức Lý Đức Minh, không phải là một người cai trị quá thủ cựu, người Đảng Hạng bắt đầu tiếp thu ngày càng nhiều văn minh Trung Hoa, song họ không bao giờ đánh mất đi bản sắc nguyên bản của mình, điều này được chứng minh bằng một số lượng lớn các văn hiến còn lại của bản thân nhà nước Đảng Hạng. Tuy vậy, người sáng lập Tây Hạ là Lý Nguyên Hạo lại có suy nghĩ có phần thủ cựu hơn, ông đã tìm cách phục hồi và tăng cường bản sắc của người Đảng Hạng bằng việc ra lệnh thiết lập ra chữ Đảng Hạng chính thức và đặt ra các điều luật nhằm củng cố phong tục văn hóa truyền thống. Một trong các điều luật đó là lệnh cho các thần dân mặc y phục dân tộc truyền thống, và một điều luật khác quy định các thần dân Tây Hạ phải để tóc ngắn hoặc cạo đầu, tương phản với phong tục của người Hán lúc bấy giờ là để tóc dài và kết lại. Nguyên Hạo loại bỏ họ Lý do triều Đường ban, cũng loại bỏ họ Triệu do triều Tống ban, Nguyên Hạo nhận họ Đảng Hạng là "Ngôi Danh" (嵬名). Ông lập "Hưng Khánh" (興慶)[chú 8] làm quốc đô của Tây Hạ.

Đến thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ lạc ở vùng thảo nguyên phía bắc Mông Cổ và dẫn quân Mông Cổ thực hiện sáu loạt tấn công Tây Hạ trong một khoảng thời gian hơn 20 năm (1202, 1207, 1209–10, 1211–13, 1214–19, 1225–26). Trong loạt tấn công cuối cùng, Thành Cát Tư Hãn đã qua đời trên đất Tây Hạ. Sử liệu chính thức của người Mông Cổ thì nói rằng ông mất vì bệnh tật, trong khi có truyền thuyết nói rằng ông ta mất vì bị trọng thương trong trận chiến. Năm 1227, quốc đô Tây Hạ bị người Mông Cổ tàn phá, họ đã phá hủy các tòa nhà và các ghi chép viết rằng: tất cả đều bị thiêu cháy ngoại trừ tu viện. Tây Hạ Mạt Chủ Lý Hiện bị giết và hàng chục nghìn dân thường đã bị thảm sát. Tuy nhiên, nhiều gia đình người Đảng Hạng đã gia nhập vào đế quốc Mông Cổ. Một số người trong số họ đã chỉ huy quân Mông Cổ chinh phạt Trung Hoa. Sau khi thành lập nhà Nguyên, quân người Đảng Hạng được hợp nhất vào quân Mông Cổ trong các cuộc chinh phục miền trung và miền nam Trung Hoa sau đó.

Người Đảng Hạng được người Mông Cổ gọi là "Đường Ngột" (tangγud, 唐兀), thuộc loại người Sắc Mục (色目人) trong hệ thống phân loại của nhà Nguyên, do đó tách biệt họ với vùng Hoa Bắc (Hán nhân). Thời nhà Nguyên, một bộ phận người Đảng Hạng hoạt động rất mạnh, nổi tiếng nhất là Dương Liễn Chân Già (楊璉真珈), song sau đó họ dần dung hợp với các tộc người khác và biến mất khỏi lịch sử. Đến cuối thời Minh, có bằng chứng về sự hiện diện của các cộng đồng Đảng Hạng nhỏ tại các hành tỉnh An Huy và Hà Nam. Thành viên của hoàng tộc Tây Hạ đã di cư đến phía tây Tứ Xuyên, phía bắc Tây Tạng và thậm chí là đến Đông Bắc Ấn Độ, và trong một số trường hợp đã trở thành thủ lĩnh địa phương. [7][8][9] Những người Đảng Hạng sinh sống ở miền Trung Trung Quốc đã bảo tồn được ngôn ngữ của họ ít nhất là đến thế kỷ 16.

Cuối thời Minh, Lý Tự Thành đã lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nông dân, thiết lập chính quyền Đại Thuận và tự xưng mình là hậu duệ của Lý Kế Thiên.[10] Một số học giả cũng xác định Lý Tự Thành là hậu duệ của tộc Đảng Hạng. Có một thuyết cho rằng người Sherpa là hậu duệ của người Đảng Hạng.[11]

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc giáo của Tây Hạ là Phật giáo, nó giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội Đảng Hạng. Toàn bộ kinh sách Phật giáo Trung Hoa đã được dịch sang tiếng Đảng Hạng trong khoảng thời gian 50 năm và được ban bố vào khoảng năm 1090 với 3700 quyển, đây là một kỳ công nếu so sánh với khoảng thời gian người Hán hoàn thành nhiệm vụ tương tự. Phật giáo ở Tây Hạ thường được đánh giá là một sự pha trộn giữa các truyền thống Tạng và Hán, trong đó Hoa Nghiêm Thiền tông có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Đặc điểm đặc trưng khác của Phật giáo Đảng Hạng là có sự tương đồng về các đức tin Phật giáo với Đại Liêu của người Khiết Đan: một số bản văn trước đây được cho là có nguồn gốc Đảng Hạng bản địa, hóa ra lại là các bản dịch từ bản văn Khiết Đan gốc.

Mức độ ảnh hưởng của yếu tố Tạng đối với sự hình thành của Phật giáo Đảng Hạng vẫn chưa được khám phá, đặc biệt là trong bối cảnh các phát hiện mới cho thấy rằng Phật giáo Đảng Hạng sở hữu nhiều yếu tố văn hóa bản địa ở phía bắc Trung Quốc hơn là ảnh hưởng thuần từ văn hóa Tạng hay Hán. Các bản văn thuộc giáo phái Đại thủ ấn của Tây Tạng giải thích rằng Phật giáo Đảng Hạng ban đầu tiến triển theo dòng Ca-mã-ca-cử phái (Karma Kagyu) thay vì Tát-già phái (Sakya). Một số cơ sở Phật giáo Đảng Hạng, chẳng hạn như "Đế sư" đã tồn tại lâu hơn bản thân Tây Hạ và vẫn có thể thấy được vào thời Nguyên. Một trong các nguồn rõ ràng hơn về Phật giáo Đảng Hạng là ở Ngũ Đài sơn, nơi mà cả Hoa Nghiêm tông và Kim Cương thừa đều phát triển mạnh mẽ từ cuối thời nhà Đường cho đến khi người Mông Cổ xâm lược.

Một số nguồn đối lập thì cho rằng tôn giáo Đảng Hạng có nguồn gốc từ Khổng giáo. Có thể đúng là Nho giáo tồn tại ở Tây Hạ, song mức độ sùng kính với Vạn thế sư biểu thì không thể so sánh về mức độ phổ biến của việc sùng bái Phật giáo. Điều đó cũng có thể được chứng minh bằng các văn hiến Đảng Hạng còn tồn tại, trong đó chủ yếu là kinh Phật, trong khi những thứ gọi là "văn học thế tục", bao gồm kinh điển Nho giáo hầu như không thể tìm thấy trong các bản dịch tiếng Đảng Hạng.

Nhà nước Đảng Hạng thi hành các điều luật nghiêm khắc liên quan đến giảng dạy các tín ngưỡng tôn giáo và kiểm tra nghiêm các giảng sư tiềm năng. Trước khi một người được phép giảng đạo, họ sẽ cần phải được sự cho phép của chính quyền địa phương nếu mới đến từ Tây Tạng hay Ấn Độ. Các học thuyết được giảng dạy và phương pháp được sử dụng được giám sát một cách cẩn thận để đảm bảo người Đảng Hạng không thể hiểu sai về giáo lý. Bất cứ ai bị phát hiện ra là một thầy bói hay lang băm sẽ phải đối mặt với hành vi ngược đãi ngay lập tức. Xét thấy trái với đức tin về luân thường đạo đức của Phật giáo, nhà nước Đảng Hạng nghiêm cấm hoàn toàn việc giảng sư nhận đồ đáp lễ hay đồ tưởng thưởng cho việc giảng dạy của họ.

Mặc dù nhà nước Đảng Hạng không ủng hộ một trường phát Phật giáo chính thức nào, song họ bảo vệ tất cả các địa điểm và vật thể tôn giáo bên trong biên giới quốc gia. Giống như các triều đại Trung Hoa, việc trở thành một tu sĩ cần phải được chính quyền ân chuẩn, và bất cứ ai thực hiện lời tuyên thệ của một tu sĩ mà không có sự giám sát của chính quyền sẽ phải đối mặt với việc bị trừng phạt nặng. Phụ nữ cũng đóng một vai trò trong các hoạt động tôn giáo Đảng Hạng khi họ trở thành các ni cô, một vị trí mà chỉ một góa phụ hay một trinh nữ là có thể đảm nhiệm.

Suchan (1998) tìm thấy ảnh hưởng của một vài vị Cát-mã-ba (Karmapa) đầu tiên đối với các triều Nguyên và Minh cũng như Tây Hạ, và nói đến Đô-tùng Khâm-ba (Desum Khyenpa):

Một vài vị Cát-mã-ba đầu tiên trở nên nổi bật do vị trí quan trọng của họ trong các triều đình Nguyên và Minh tại Trung Quốc, ở đó họ là người chỉ dẫn tinh thần cho các hoàng tửhoàng đế. Tầm ảnh hưởng của họ cũng mở rộng đến triều đình Hạ của người Đảng Hạng, ở đó một đệ tử của Đô-tùng Khâm-ba được vua Tây Hạ trao cho tước hiệu "Thượng sư"..."[12][13]

  1. ^ Trong tên gọi này, chữ "党" không phải là chữ giản hóa của chữ "黨"
  2. ^ nay là Khánh Dương của tỉnh Cam Túc
  3. ^ nay thuộc Mễ Chi, tỉnh Thiểm Tây
  4. ^ nay thuộc huyện Hoành Sơn, tỉnh Thiểm Tây
  5. ^ nay là huyện Tuy Đức, tỉnh Thiểm Tây
  6. ^ nay là Diên An, tỉnh Thiểm Tây
  7. ^ nay là phía đông huyện Tĩnh Biên, tỉnh Thiểm Tây
  8. ^ nay thuộc Ngân Xuyên, khu tự trị Ninh Hạ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lã Kiến Phúc (呂建福) (2002). Thổ tộc sử (土族史). Bắc Kinh: Trung Quốc xã hội Khoa học xuất bản xã (中囯社会科学出版社). tr. 283–309.
  2. ^ “鄂尔多斯市乌审旗发现一处拓跋部李氏家族墓地”. 中广网.
  3. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 254
  4. ^ Kepping, Ksenia (1994). trans. George van Driem. “The name of the Tangut Empire”. Thông báo. 2nd. 80 (4–5): 357–376.
  5. ^ Phiền Tiền Phong 樊前锋. “西夏王陵” [Tây Hạ vương lăng] (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ Dunnell, Ruth W. (1996). The Great State of White and High: Buddhism and State Formation in Eleventh-Century Xia. University of Hawaii Press. ISBN 9780824817190.
  7. ^ “西夏法制地理—关于契丹、党项与女真遗裔问题(三)”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ 《王族的背影》作者:唐荣尧
  9. ^ eds. Franke, Herbert & Twitchett, Denis (1995). The Cambridge History of China: Vol. VI: Alien Regimes & Border States, 907–1368. Cambridge: Cambridge University Press. trang. 214.
  10. ^ Minh sử quyển 309-Lưu tặc truyện: thập thất niên chinh nguyệt Canh Dần sóc, Tự Thành xưng vương vu Tây An, tiếm quốc hiệu viết Đại Thuận, cải nguyên Vĩnh Xương, cải danh Tự Thịnh. Truy tôn kì tằng tổ dĩ hạ, gia thụy hiệu, dĩ Lý Kế Thiên vi thái tổ (十七年正月庚寅朔,自成称王于西安,僭国号曰大顺,改元永昌,改名自晟。追尊其曾祖以下,加谥号,以李继迁为太祖。)
  11. ^ 唐榮堯,王朝湮滅:為西夏帝國叫魂。光明日报出版社,2006。
  12. ^ Rhie, Marylin & Thurman, Robert (1991). Wisdom and Compassion. New York: Harry N. Abrams. p. 236.
  13. ^ Suchan, Tom (1998). The Third Karmapa Lama, Rang Jung Dorje (T: Rang 'Byung rDo rJe). Nguồn: [1] Lưu trữ 2008-02-25 tại Wayback Machine (truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2008)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Next Comer - Limited Banner - Awakening AG] Factor Nio/ Awaken Nio - The Puppet Emperor
[Next Comer - Limited Banner - Awakening AG] Factor Nio/ Awaken Nio - The Puppet Emperor
Nio từ chối tử thần, xoá bỏ mọi buff và debuff tồn tại trên bản thân trước đó, đồng thời hồi phục 100% HP
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Enkanomiya còn được biết đến với cái tên Vương Quốc Đêm Trắng-Byakuya no Kuni(白夜国)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Julian Mitchell về một gián điệp điệp viên hai mang Guy Burgess
Giới thiệu anime: Hyouka
Giới thiệu anime: Hyouka
Hyouka (氷菓 - Băng Quả) hay còn có tên là "Kotenbu" (古典部 - Cổ Điển Hội) là 1 series light novel được sáng tác bởi nhà văn Honobu Yonezawa và phát hành bởi nhà xuất bản Kadokawa Shoten