Đảo Amsterdam

Amsterdam Island
(New Amsterdam)
Tên bản ngữ
  • Île Amsterdam
Quốc kỳ Đảo Amsterdam
Quốc kỳ


Vị trí đảo Amsterdam
Vị trí đảo Amsterdam
Tổng quan


Île Amsterdam
Bản đồ đảo Amsterdam.
Địa lý
Tọa độ37°49′33″N 77°33′17″Đ / 37,82583°N 77,55472°Đ / -37.82583; 77.55472
Diện tích55 km2 (21,2 mi2)
Dài10 km (6 mi)
Rộng7 km (4,3 mi)
Độ cao tương đối lớn nhất867 m (2.844 ft)
Đỉnh cao nhấtMont de la Dives
Hành chính
Nhân khẩu học
Dân sốKhông có cư dân
Amsterdam trên bản đồ Ấn Độ Dương
Amsterdam
Amsterdam
Vị trí đảo Amsterdam tại Ấn Độ Dương

Đảo Amsterdam (phát âm tiếng Pháp: ​[ilamstəʁˈdam], cũng gọi là Tân Amsterdam, hay Nouvelle Amsterdam, là một đảo được đặt tên theo thành phố Amsterdam của Hà Lan. Đảo nằm tại Ấn Độ Dương và là một phần của Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp, cùng với đảo Saint-Paul cách 85 km (53 mi) về phía nam, tạo thành một trong năm khu vực của lãnh thổ này. Trên đảo có trạm nghiên cứu Martin-de-Viviès, ban đầu mang tên là trại Heurtin, rồi đến La Roche Godon, và là điểm có người duy nhất trên đảo, là thủ phủ của lãnh thổ và là nơi sinh sống của khoảng 30 cư dân không cố định làm các công việc nghiên cứu sinh vật, khí tượng và địa từ.

Đảo Amsterdam là một trong ba vùng đất đối cực duy nhất của Hoa Kỳ lục địa. Đối chân với đảo là một khu vực nằm cách 20 dặm (32 km) về phía đông nam của Lamar, Colorado (hai điểm còn lại île Saint-Paul và quần đảo Kerguelen).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khám phá

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn đảo được nhà thám hiểm người Basque Tây Ban Nha Juan Sebastián Elcano khám phá ra vào ngày 18 tháng 3 năm 1522, trong chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển của ông. Tuy nhiên, ông đã không đặt tên cho đảo. Thuyền trưởng người Hà Lan là Anthonie van Diemen đã đặt tên cho đảo là Nieuw Amsterdam khi tàu của ông đến đây vào ngày 17 tháng 6 năm 1633.[1] Việc đổ bộ lên đảo được thực hiện lần đầu là vào tháng 12 năm 1696 bởi một người Hà Lan tên là Willem de Vlamingh.[2]

Thế kỷ 18

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuyền trưởng người Pháp Pierre François Péron đã bị bỏ lại trên đảo từ 1792 đến 1795. TrongMemoires của mình, ông đã mô tả các kinh nghiệm sống trên đảo, và nó đã được xuất bản với số lượng giới hạn và là một món đồ sưu tập đắt tiền.[3][4][5]

Thế kỷ 19

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào mùa thu năm 1833, tàu chiến Anh Lady Munro đã bị đắm tại đảo và 21 người sống sót đã được cứu thoát hai tuần sau đó.[6]

Vào tháng 1 năm 1871 một nỗ lực để định cư trên đảo đã được tiến hành do Heurtin, một cư dân Pháp tại Réunion, lãnh đạo. Sau bảy tháng tại đây, các nỗ lực chăn nuôi gia súc và trồng trọt của họ đã tỏ ra không hiệu quả và họ buộc phải trở về Réunion, bỏ lại các gia súc trên đảo.[7]

Các hòn đảo Amsterdam và Saint-Paul được Martin Dupeyrat tuyên bố chủ quyền thuộc về Pháp lần đầu vào năm 1843. Tuy nhiên, thống đốc Réunion đã từ chối thông qua đạo luật chiếm hữu và Pháp chỉ chính thức kiểm soát đảo từ tháng 10 năm 1892.[1]

Thế kỷ 20

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn đảo gắn liền với Madagascar vào năm 1924 và trở thành một thuộc địa của Pháp. Căn cứ đầu tiên của Pháp trên đảo Amsterdam được thiết lập vào năm 1949, và ban đầu được gọi là trại Heurtin. Theo dõi Khí quyển Toàn cầu vẫn duy trì sự hiện diện tại đảo Amsterdam.

Tranh chấp lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo Amsterdam, cùng với Saint Paul, bị một số chính đảng Mauritius coi là lãnh thổ của nước mình. Vấn đề chủ quyền của Mauritius đối với hai hòn đảo lại được nhà lãnh đạo đối lập Paul Raymond Berenger gợi lên vào năm 2007. Cùng với đó, Mauritius cũng tuyên bố chủ quyền một cách chính thức với đảo Tromelin.[8]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo núi lửa này là đã phun trào lần cuối vào năm 1792. Đảo có diện tích 55 km2 (21 dặm vuông Anh), chiều dài lớn nhất là 10 km (6,2 mi), và độ cao lớn nhất 867 m (2.844 ft) tại Mont de la Dives. Khu vực cao ở trung tâm của đảo có độ cao khoảng 500 m, bao gồm các đỉnh núi và hõm chảo núi lửa, được gọi là Plateau des Tourbières (nghĩa là Cao nguyên của các vũng lầy). Các vách đá đặc trưng cho vùng bờ biển phía tây của hòn đảo, có độ cao 700 m và được gọi là Falaises d'Entrecasteaux theo tên nhà hàng hải người Pháp vào thế kỷ 18 là Bruni d'Entrecasteaux.[9]

Khía hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo Amsterdam có khí hậu đại dương ôn hòa, nhiệt độ trung bình là 13 °C (55,4 °F), lượng mưa bình quân năm đạt 1.100 mm (43,3 in), gió tây kéo dài liên tục với độ ẩm cao.[10]

Dữ liệu khí hậu của Martin-de-Vivies, Đảo Amsterdam
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 19.5
(67.1)
19.8
(67.6)
18.7
(65.7)
17.3
(63.1)
15.4
(59.7)
14.0
(57.2)
13.3
(55.9)
13.3
(55.9)
13.8
(56.8)
14.7
(58.5)
15.9
(60.6)
18.0
(64.4)
16.1
(61.0)
Trung bình ngày °C (°F) 16.6
(61.9)
17.0
(62.6)
16.1
(61.0)
15.0
(59.0)
13.3
(55.9)
12.0
(53.6)
11.3
(52.3)
11.1
(52.0)
11.6
(52.9)
12.3
(54.1)
13.5
(56.3)
15.5
(59.9)
13.8
(56.8)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 14.3
(57.7)
14.5
(58.1)
13.7
(56.7)
12.9
(55.2)
11.2
(52.2)
9.8
(49.6)
9.3
(48.7)
9.0
(48.2)
9.5
(49.1)
10.1
(50.2)
11.3
(52.3)
13.2
(55.8)
11.6
(52.9)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 96
(3.8)
78
(3.1)
82
(3.2)
102
(4.0)
110
(4.3)
113
(4.4)
104
(4.1)
95
(3.7)
83
(3.3)
85
(3.3)
90
(3.5)
81
(3.2)
1.119
(44.1)
Số giờ nắng trung bình tháng 177 145 134 110 107 99 104 121 123 141 150 170 1.581
Nguồn: NOAA[11]

Thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]
Phylica arborea

Phylica arborea xuất hiện tại Amsterdam, loài cây này cũng được tìm thấy tại Tristan da Cunhađảo Gough, và là nơi duy nhất loài này tạo thành các rừng cây thấp. Loài này được gọi là Grand Bois, mọc tại các vùng đất thấp của đảo cho đến thế kỷ 19, và chỉ còn tám đoạn còn lại.[12]

Hòn đảo là nơi sinh sống của loài đặc hữu hải âu lớn Amsterdam, và chúng chỉ sinh sản tại Plateau des Tourbières. Các loài quý hiếm khác trên đảo là chim cướp biển lớn, hải yến Nam Cựcchim cánh cụt Tây Rockhopper. Vịt Amsterdam hiện đã tuyệt chủng, cư dân địa phương có nuôi một số hải âu.[13] Chim sẻ mai hoa cũng được đưa đến.[14] Cả Plateau des Tourbières và Falaises d'Entrcasteaux đều là các Vùng chim quan trọng theo phân định của BirdLife International, vùng sau cùng có chim hải âu mào vàng Ấn Độ sinh sản.[9]

Động vật có vú

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo không có các động vật có vú bản địa sống trên đất liền. Hải cẩu lông cận Nam Cựchải cẩu voi phương Nam sinh sản trên đảo. Các loài thú được đưa đến bao gồm chuột nhàthỏ nâu. Mèo hoang cũng có trên đảo.[14]

Một số giống gia súc cũng sống tại đảo. Chúng có nguồn gốc từ năm loài động vật được Heurtin đưa đến khi ông có gắng định cư tại đảo vào năm 1871,[14] và đến năm 1988 con số chúng đã tăng lên 2.000. Sau khi công nhận các gia súc này gây thiệt hại cho hệ sinh thái của đảo,một hàng rào đã được xây dựng để hạn chế chúng tại khu vực phía bắc của đảo.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ Statewide County HI Archives: News Lưu trữ 2012-11-25 tại Wayback Machine, USGenWeb Archives
  4. ^ Forum Rare Books: In the news, Antiquariaat Forum
  5. ^ Mémoires du capitaine Péron sur ses voyages, Google Books
  6. ^ http://books.google.nl/books?id=Sg49AAAAIAAJ&printsec=frontcover&hl=pl#v=onepage&q&f=false
  7. ^ Carroll, Paul (29 tháng 6 năm 2003). “Amsterdam/St Paul: Discovery and early history”. The South Atlantic and Subantarctic Islands. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011.
  8. ^ “Debate No. 31 of 06.11.2007 Oral answers to questions: Chagos archipelago and Tromelin Islands Mauritian sovereignty” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  9. ^ a b BirdLife International. (2012). Important Bird Areas factsheet: Falaises d'Entrecasteaux. Downloaded from http://www.birdlife.org on 2012-01-08.
  10. ^ [1]
  11. ^ “Climate Normals for Martin de Vivies 1961-1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ “Grand Bois, Amsterdam Island”. Wondermondo.
  13. ^ a b Micol, T.; & Jouventin, P. (1995). Restoration of Amsterdam Island, South Indian Ocean, following control of feral cattle. Biological Conservation 73(3): 199-206.[2]
  14. ^ a b c Amsterdam Island - Introduced fauna

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Pierre François Péron, Mémoires du Capitaine Péron, sur ses Voyages aux Côtes d’Afrique, en Arabie, a l’Île d’Amsterdam, aux Îles d’Anjouan et de Mayotte, aux Côtes Nord-Oeust de l’Amérique, aux Îles Sandwich, a la Chine, etc., Paris 1824
  • Alfred van Cleef, The lost island. Alone among the fruitful and multiplying, Metropolitan, New York 2004 (ISBN 978-0-8050-7225-9)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
BẠCH THẦN VÀ LÔI THẦN – KHÁC BIỆT QUA QUAN NIỆM VỀ SỰ VĨNH HẰNG VÀ GIẢ THUYẾT VỀ MỘT THẾ GIỚI MỘNG TƯỞNG CỦA BAAL
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Kagaya Ubuyashiki (産屋敷 耀哉 Ubuyashiki Kagaya) Là thủ lĩnh của Sát Quỷ Đội thường được các Trụ Cột gọi bằng tên "Oyakata-sama"
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên Shopee
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên Shopee
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên shopee và mẹo săn hàng đẹp 🍒
KLAUS (2019) - Khi phim hoạt hình không chỉ dành cho trẻ em
KLAUS (2019) - Khi phim hoạt hình không chỉ dành cho trẻ em
Ngay từ đầu mục đích của Jesper chỉ là lợi dụng việc những đứa trẻ luôn thích đồ chơi, dụ dỗ chúng viết thư cho ông già Noel còn mình thì nhanh chóng đạt được mục tiêu bố đề ra và trở lại cuộc sống vô lo vô nghĩ ngày nào