Đập hải ly

Đập hải ly là những con đập do hải ly xây dựng để cung cấp ao cũng như việc bảo vệ chống lại những kẻ săn mồi như chó sóigấu, đồng thời tạo đường kiếm ăn dễ dàng trong mùa đông. Những cấu trúc này thay đổi môi trường tự nhiên theo cách mà hệ sinh thái tổng thể xây dựng dựa trên sự thay đổi, làm cho hải ly trở thành loài chủ chốt. Hải ly làm việc vào ban đêm và là những người xây dựng chăm chỉ, dùng bàn chân trước và hàm răng để mang theo gỗ, đá và bùn. Hải ly có thể xây dựng lại những chiếc đập sơ đẳng qua đêm, mặc dù chúng không thể bảo vệ chiếc đập thứ hai một cách mạnh mẽ.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Đập hải ly ở Vườn quốc gia núi lửa Lassen.

Hải ly thường thay đổi loại đập được xây và cách chúng xây nó, tùy theo tốc độ của dòng nước trong suối. Nếu dòng nước chảy chậm thì chúng xây một con đập thẳng, còn nếu dòng nước chảy nhanh thì chúng xây đập có dạng uốn cong. Những đập tràn và lối dẫn đều được xây dẫn vào đập để cho phép lượng nước dư thừa rút hết mà không làm hỏng nó. Một khi đập có đủ diện tích ngập tới độ sâu thích hợp, tạo thành một hào nước bảo vệ hàng thú (thường có nhiều mẫu Anh), hải ly bắt đầu xây cấu trúc trên hàng thú.[1]

Những cây có đường kính gần 90 xentimét (3,0 ft) có thể được sử dụng để xây đập, mặc dù mức trung bình từ 10 đến 30 cm. Chiều dài phụ thuộc vào đường kính của cây và kích thước của hải ly. Có những trường hợp ghi nhận hải ly đốn hạ những khúc gỗ cao 45 m và đường kính 115 cm. Hàm của hải ly rất khỏe khiến chúng có thể cắt một đoạn cây non 1.5 cm chỉ bằng một vết cắn.[1]

Kích thước cực đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiếc đập hải ly thường có độ dài từ vài mét đến 100 mét (330 ft). Con đập hải ly lớn nhất được biết tới nằm trong Vườn quốc gia Wood BuffaloAlberta, Canada với chiều dài 2.790 foot (850 m).[2][3] Hình ảnh vệ tinh do NASA World Wind cung cấp cho thấy chiếc đập không tồn tại năm 1975 nhưng xuất hiện ở các bức hình sau đó. Nó có hai hoặc nhiều hơn hàng thú và là sự kết hợp của hai con đập gốc. Hình ảnh Google Earth cho thấy những con đập mới xây dựng sau đó có thể tham gia vào con đập chính và tăng chiều dài tổng thể từ 50 đến 100 mét trong thập niên tiếp theo.[4] Một chiếc đập hải ly khác có chiều dài 2.139 foot (650 m),[2] cao 14 foot (4,3 m) và dày 23 foot (7,0 m) được phát hiện tại căn cứ ở Three Forks, Montana.[1]

Sử dụng công cụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là quyền đòi hỏi bằng cách xây dựng đập, hải ly đang bày tỏ hành vi sử dụng công cụ.[5] Tuy nhiên, định nghĩa của việc sử dụng công cụ của động vật đang gây nhiều tranh cãi. Chẳng hạn nó từng được kết luận giống như các tổ chim, đập hải ly quá lớn để động vật nhặt được và do đó không thể phân loại là một công cụ.

Bị phá vỡ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đập hải ly có thể bị phá vỡ; lũ lụt có thể gây thiệt hại về của lớn, và khi lũ lụt xảy ra gần nền đường xe lửa, nó có thể làm trật bánh xe bằng cách tẩy sạch rãnh sắt; hoặc khi một đập hải ly vỡ, lũ quét sẽ khiến làm quá tải đường cống. Những giải pháp truyền thống với vấn đề đập hải ly đã được tập trung vào bẫy và di dời tất cả hải ly trong khu vực. Trong lúc thỉnh thoảng đây là cách cần thiết, nó vẫn là một giải pháp ngắn hạn, vì quần thể hải ly đã có cuộc trở lại đáng chú ý tại Hoa Kỳ (sau khi gần tuyệt chủng vào thế kỉ 19) và có khả năng liên tục chiếm lại môi trường sống thích hợp.[6]

Lợi ích

[sửa | sửa mã nguồn]
Đập hải ly vào mùa đông tại Mont Mégantic.

Đập hải ly có thể rất có ích trong việc khôi phục lại những vùng đất ngập nước. Những lợi ích về vùng đất ngập nước này bao gồm kiểm soát lũ ở hạ lưu, đa dạng sinh học (bằng cách cung cấp môi trường sống cho những loài hiếm cũng như phổ biến) và lọc sách nước, tất cả bởi sự phân hủy của những độc tố cũng như thuốc trừ sâu và sự lưu giữ phù sa bởi các con đập hải ly. Những lợi ích có thể là ngoại lệ lâu dài và ít chú ý, chẳng hạn như ai đó đang giám sát một lưu vực. Hầu hết những loài sắp tuyệt chủng và bị đe dọa ở Bắc Mỹ đều phụ thuộc vào những vùng đất ngập nước.[7]

Năm 2012, một đánh giá tổng quan đã được tiến hành về những tác động của đập hải ly trên cá và môi trường sống của cá (ảnh hướng đến Bắc Mỹ (88%)). Việc di chuyển của cá gặp trở lại bởi các con đập, sự lắng đọng bùn của môi trường sống sinh sản và mức độ oxi thấp trong ao là những tác động tiêu cực thường trích dẫn. Những lợi ích (184) vẫn được trích dẫn nhiều hơn các chi phí (119).[8]

Cá hồi và cá hồi chấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Những con đập hải ly và ao liên quan có thể cung cấp các ao nuôi cho cá hồicá hồi chấm.[9] Một dấu hiệu ban đầu của việc này đã được nhìn thấy sau thỏa thuận năm 1818 giữa chính phủ Anh của Canada và chính phủ Mỹ cho phép người Mỹ tiến vào lưu vực sông Columbia. Cá hồi bỗng sụt giảm nhanh chóng trong những năm tiếp theo, mặc dù không có yếu tố nào liên quan đến sự suy giảm của lượng cá hồi còn lại vào thời điểm đó.[10]

Những con đập hải ly được chứng minh là có ích cho quần thể ếch và cóc, rất có thể là do chúng cung cấp môi trường bảo vệ cho ấu trùng trưởng thành trong nước ấm và oxy hóa. Điều này rất quan trọng vì loại nước này tăng cường sự phát triển và tăng trưởng các ấu trùng ếch và cóc.[11] Một nghiên cứu ở Alberta, Canada cho thấy "Những hầm bẫy trên ao hải ly bắt được những con ếch mới biến đổi hơn 5.7 lần, cóc tây hơn 29 lần và ếch hợp xướng Bắc hơn 24 lần, nhiều hơn so với dòng chảy tự do ở gần đó."[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Fall, S. (2007). “Beaver pictures & facts”. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ a b Strege, David. “Explorer first to reach world's largest beaver dam”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “Largest Beaver Dam Seen From Space”. Animals. 6 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ Thie, J. “Exploring beaver habitat and distribution with Google Earth: The longest beaver dam in the World”. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2013.
  5. ^ “15 remarkable animals that use tools”. Mother Nature Network. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ Michael M. Pollock; Morgan Heim; Danielle Werner (2003). “Hydrologic and Geomorphic Effects of Beaver Dams and Their Influence on Fishes” (PDF). American Fisheries Society Symposium 37. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ “About beavers”. Beavers: Wetlands and Wildlife. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  8. ^ Kemp, P.S., Worthington, T.A., Langford, E.L., Tree, A.R.J. and Gaywood, M.J., (2012). Qualitative and quantitative effects of reintroduced beavers on stream fish. Fish and Fisheries, 13(2): 158-181 DOI:10.1111/j.1467-2979.2011.00421.x
  9. ^ Grannes, S.G. (2008). “Beaver dam information site”. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013.
  10. ^ 'Beavers' at The Northwest Power and Conservation Council
  11. ^ “Beavers helping frogs and toads to survive”. wildlifeextra.com. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2016.
  12. ^ “Beavers Helping Frogs And Toads Survive”. Science Daily. ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review sách
Review sách "Thiên thần và ác quỷ"- Dan Brown: khi ác quỷ cũng nằm trong thiên thần!
Trước hết là đọc sách của Dan dễ bị thu hút bởi lối dẫn dắt khiến người đọc vô cùng tò mò mà không dứt ra được
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Dù mệt, dù cực nhưng đáng và phần nào giúp erdophin được tiết ra từ não bộ để tận hưởng niềm vui sống
Nhân vật Megumin - Kono Subarashii Sekai ni Shukufuku wo
Nhân vật Megumin - Kono Subarashii Sekai ni Shukufuku wo
Megumin (め ぐ み ん) là một Arch Wizard của Crimson Magic Clan trong Thế giới Ảo, và là người đầu tiên tham gia nhóm của Kazuma