Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
|
Đặng Thái Thân | |
---|---|
Tên hiệu | Ngư Hải, Ngư Ông |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1874 |
Nơi sinh | Nghi Lộc |
Mất | |
Ngày mất | 1910 |
Nơi mất | Nghệ An |
Giới tính | nam |
Đặng Thái Thân (1874 - 1910), hiệu Ngư Hải, Ngư Ông; là chí sĩ cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Đặng Thái Thân là người làng Mỹ Chiêm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Vì ông đỗ đầu xứ nên được gọi là Đầu xứ Đặng. Ông là học trò và là đồng chí đắc lực của chí sĩ Phan Bội Châu.
Năm 1904, tại nhà Tiểu La Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, với sự hiện diện của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để cùng hơn 20 người khác, Duy Tân hội được tuyên bố thành lập. Cường Để được lập làm Hội chủ. Các thành viên chính của hội gồm Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân, Nguyễn Hàm, Trình Hiền, Lê Vũ, Đặng Tử Kính.
Tháng 9 năm 1908, chính phủ Nhật thi hành hiệp ước Pháp - Nhật, theo đó ra lệnh giải tán Đông Á đồng văn thư viện và Cống hiến hội, trục xuất du học sinh ra khỏi đất Nhật. Thời gian đó, phong trào Đông Du ở trong nước cũng bị chính quyền thực dân Pháp trấn áp mạnh, Đặng Thái Thân phải rút vào núi tạm lánh.
Ngày 2-2-1910, một đêm Đặng Thái Thân âm thầm về làng Phan Thôn (nay là xã Nghi Kim, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), thì bị tố giác. Bị quân Pháp bao vây, liệu không thể thoát, ông bắn chết một cộng sự của đối phương tên Một Độ, thủ tiêu hết tài liệu bí mật, rồi dùng súng tự sát. Năm đó, Đặng Thái Thân mới 36 tuổi.
Sinh thời, ông có làm thơ. Trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858 - 1920, quyển 2) có chép hai bài thơ chữ Hán của ông là: Cảm hứng, Đợi thuyền, và hai câu đối cũng bằng chữ Hán là: Thư trai (dán chỗ ngồi học), Viếng Tăng Bạt Hổ.
Cái chết của Đặng Thái Thân đã gây niềm cảm kích lớn trong đồng bào và đồng đội. Nhiều chiến sĩ bị tù ở Côn Đảo đã làm thơ văn ca ngợi phẩm chất ông [1]. Trích hai đoạn viết của: