Đặng Xuân Kỳ

Đặng Xuân Kỳ
Chức vụ
Nhiệm kỳ1990 – 1991
Tiền nhiệmPhạm Như Cương
Kế nhiệmNguyễn Duy Quý
Thông tin cá nhân
Sinh(1931-09-02)2 tháng 9, 1931
Xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Mất6 tháng 6, 2010(2010-06-06) (78 tuổi)
Quận Đống Đa, Hà Nội
Nghề nghiệpNhà khoa học
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChaTrường Chinh
Họ hàngĐặng Xuân Đỉnh
Con cáiĐặng Xuân Thanh, Đặng Xuân Phương
Học vấnCử nhân Triết học
Alma materTrường Đại học Tổng hợp Lomonosov
Binh nghiệp
ThuộcQuân đội Nhân dân Việt Nam
Phục vụBinh chủng pháo binh

Đặng Xuân Kỳ (2 tháng 9 năm 19316 tháng 6 năm 2010), Giáo sư triết học, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI và VII, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Phó Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh). Ông là con trai của nhà cách mạng Việt Nam Trường Chinh.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư Đặng Xuân Kỳ là con của bà Nguyễn Thị Minh và Tổng bí thư Trường Chinh. Ông sinh ngày 2 tháng 9 năm 1931; Quê quán: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Năm 19501960, ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam phục vụ trong binh chủng pháo binh, sau đó tham gia xây dựng những đơn vị hải quân đầu tiên của Việt Nam, là Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 19601963, ông học tại khoa Triết học Trường Đại học Tổng hợp Lomonosov Liên Xô cũ.

Ông từng giữ các chức vụ: Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (1981–1987); Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh); Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, VII.

Ngày 6 tháng 6 năm 2010 (hồi 12 giờ 44 phút), ông qua đời tại nhà riêng (nhà 2 A3, khu Biệt thự Trung Tự, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) do bệnh ung thư, hưởng thọ 79 tuổi [1]; An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Công trình công bố

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử. Tập 8 (1961–1963) / Đặng Xuân Kỳ (Tổng chủ biên), Lê Văn Tích (Chủ biên tập 8). – Xuất bản lần 2. – H.: CTQG, 2008. – 571tr.; 21 cm.
  • Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử. Tập 9 (1964–1966) / Đặng Xuân Kỳ (Tổng chủ biên), Phùng Đức Thắng (Chủ biên tập 9). – Xuất bản lần 2. – H.: CTQG, 2008. – 595tr.; 21 cm.[2]
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người/ Đặng Xuân Kỳ chủ biên; Đặng văn Kỳ, Hoàng Chí Bảo, Vũ Khiêu.– H.: Chính trị quốc gia, 2005.– 404tr; 21 cm.
  • Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay/ Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Hoà đồng chủ biên.– H.: Chính trị quốc gia, 2005.– 366tr; 21 cm.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội/ Nguyễn Đức Bình, Đặng Xuân Kỳ, Lê Mậu Hãn...– H.: Chính trị Quốc gia, 2003.– 495tr; 22 cm.
  • Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay/ Nguyễn Đức Bình, Phạm Văn Đồng, Đặng Xuân Kỳ,....– H.: Sự thật, 1992.– 122tr; 19 cm.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Tháng Mười/ Đặng Xuân Kỳ, Cao Văn Biền, An Mạnh Toàn....– H.: Sự thật, 1985.– 183tr.; 19 cm.
  • Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh/ Đặng Xuân Kỳ chủ biên.– H.: Chính trị quốc gia, 1997.– 260tr.; 19 cm.[3]
  • Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh / Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặng Xuân Kỳ chủ biên; H.: Chính trị Quốc gia, 2003; 489 tr.; 20,5 cm.[4]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con trai cả của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Minh. Con trai ông là Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.[5].

Đặng Xuân Kỳ được người nhà ví như một "trợ lý" của cha mình là cố tổng bí thư Trường Chinh, hai người thường xuyên đi dạo và thảo luận về các vấn đề quan trọng của đất nước lúc đó. Chính ông Kỳ đã cung cấp cho cha mình nhiều thông tin thực tế về đời sống của dân chúng, về tình hình kinh tế đất nước, mà các báo cáo chính thức gửi lên trung ương chưa chắc để cập đến.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Báo Nhân dân (Cập nhật 03:00 ngày ngày 10 tháng 6 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ” (bằng tiếng Việt và English). Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ Đoàn Thu Hà, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. “THƯ MỤC THÔNG BÁO SÁCH BỔ SUNG VÀO THƯ VIỆN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUÝ II/2008” (bằng tiếng Việt và English). Trung tâm Tin học - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2010. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)[liên kết hỏng]
  3. ^ THƯ VIỆN TỈNH BÌNH ĐỊNH. “Tra cứu Đặng Xuân Kỳ”. Thuvienbinhdinh.com. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2010. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  4. ^ lib.hlu.edu.vn. “Dữ liệu biên mục”. lib.hlu.edu.vn. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2010. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  5. ^ Lê Đăng Ngọc (ngày 10 tháng 10 năm 2018). “Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam có phó viện trưởng mới”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ https://nhandan.vn/dong-chay-the-he-trong-gia-dinh-co-tong-bi-thu-truong-chinh-post241423.html

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cùng tìm hiểu về cơ chế phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị
Cốt truyện của Drakengard - Nier - NieR: Automata. Phần 1: Drakengard 3
Cốt truyện của Drakengard - Nier - NieR: Automata. Phần 1: Drakengard 3
Thoạt nhìn thì người ta sẽ chẳng thấy có sự liên kết nào giữa Drakengard, Nier và NieR: Automata cả
[Review sách] Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ -
[Review sách] Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - "Bản nhạc" trong trẻo dành cho người lớn
Ngọt ngào, trong trẻo là những cụm từ mình muốn dành tặng cho cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.