Hành Thiện (làng)

Hành Thiện (行善) là tên một làng cổ, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi làng cổ nổi tiếng có truyền thống văn hóa được nhiều người biết đến cũng như là quê hương của nhiều nhân vật được ghi nhận trong lịch sử tại Việt Nam.[1]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên thủy gốc tích làng Hành Thiện xuất phát từ ấp Hộ Xá, làng Giao Thủy, huyện Hải Thanh (sau được nâng thành phủ). Làng Giao Thủy, có tên Nôm là làng Keo, là một làng cổ có từ trước thế kỷ thứ X, vị trí được cho là thuộc xã Hộ Xá, huyện Giao Thủy, Nam Định ngày nay. Thiền sư Dương Không Lộ là người làng, được nhà Lý phong đến bậc Quốc sư, vào năm 1061 thời Lý Thánh Tông đã cho dựng ở ven sông Hồng ngôi chùa Nghiêm Quang tự, chính là tiền thân của chùa Keo ở Hành Thiện (Nam Định) và chùa Keo ở Dũng Nhuệ (Thái Bình) ngày nay.

Cuối đời Lý, phần đất của ấp Hộ Xá bị sạt lở. Một bộ phận dân cư của làng Giao Thủy di cư đến phía Nam vùng Lạc Quần, lập thành làng Hộ Xá (sau đổi thành Nghĩa Xá), thuộc phủ Hải Thanh (nay thuộc huyện Nam Trực, Nam Định). Cả hai làng cùng thờ phụng chung một ngôi chùa Keo (bấy giờ tên chữ được đổi thành Thần Quang tự). Thời nhà Trần, phủ Hải Thanh được đổi thành phủ Thiên Trường. Gần làng Nghĩa Xá có một vườn kim quất (cam ngọt), được các vua nhà Trần thường hay đến chơi, nên lập thành một trang ấp có tên là Hành Cung Trang.

Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, gây sạt lở cả làng Nghĩa Xá. Dân làng Nghĩa Xá di dời vào định cư tại trang Hành Cung cũ, bờ ở hữu ngạn sông Hồng. Dân làng Giao Thủy định cư ở bờ tả ngạn, chếch về phía Tây Bắc, lập thành trang Dũng Nhuệ. Các dân làng cũng cho xây dựng các chùa Keo mới tại gần trang ấp định cư, từ đó hình thành tên gọi làng Keo Thượng (hay Keo Trên) để chỉ trang Dũng Nhuệ và làng Keo Hạ (hay Keo Dưới) để chỉ trang Hành Cung. Trang Dũng Nhuệ, đến thời Tự Đức được đổi tên thành xã Dũng Nghĩa, thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định (nay thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình). Còn trang Hành Cung từ năm Minh Mạng thứ tư (1823) đã được đổi thành xã Hành Thiện, thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.[1]

Đặc điểm địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Langhanhthien ngabasong.jpg
Ngã ba sông Hồng và sông Ninh cơ, nơi bắt nguồn của sông con chạy quanh làng

Làng Hành Thiện nằm ở ngã ba sông Hồngsông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Vũ Thư (Thái Bình) và huyện Trực Ninh[1]. Đất làng có hình "Lý Ngư", ở tư thế sinh động như đang vẫy vùng trong nước. Đầu cá quay ra sông Ninh Cơ, đuôi quẫy về phía sông Hồng. Làng chia làm 14 dong ứng với 14 xóm. Các đường dong thong từ lối trước ra lối sau như chia hình cá ra làm 14 khúc. Dân cư sống tập trung hai bên đường dong đông đúc. Hành Thiện trở thành khu dân cư sầm uất đông vui từ rất lâu đời.[1]

Truyền thống văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang Hành Cung đến cuối thời Hậu Lê thì được nâng lên thành xã Hành Cung. Năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện (chữ Hán: 行善) với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ tục khả phong" (chữ Hán: 美俗可風) với hàm ý khen ngợi.

Lời ban tặng này cũng hàm ý khen ngợi làng Hành Thiện nổi tiếng là làng Nho học từ xưa, đã sản sinh rất nhiều danh nhân. Dân số của làng cao nhất chỉ khoảng 6.000 người nhưng đã nổi tiếng có nhiều người học hành đỗ đạt.

Xưa vùng này có câu Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện ngụ ý phía Đông có làng Cổ Am (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phía Nam có làng Hành Thiện có nhiều người học hành đỗ đạt cao. Hoặc câu Đậu phụ Thủy Nhai, tú tài Hành Thiện để chỉ làng Thủy Nhai, cách Hành Thiện không xa, là một làng nổi tiếng với đặc sản đậu phụ; còn Hành Thiện, dường như gia đình nào cũng có người đỗ Tú tài.

Tại làng Hành Thiện còn có câu Trai học hành, gái canh cửi để nói rằng cái đáng trọng nhất của con trai Hành Thiện là chuyện đèn sách; cái đáng yêu nhất của con gái Hành Thiện là chuyện kéo tơ, dệt vải. Một câu thơ nổi tiếng của Sóng Hồng diễn tả điều này:

"...Trăng xuống làm gương em chải tóc
Làm đèn anh học suốt đêm dài..."

Trong suốt lịch sử của làng được ghi nhận:

Thời Nho học, làng Hành Thiện có 419 người đỗ đạt. Trong đó: 7 đại khoa (3 tiến sĩ, 4 phó bảng), 97 cử nhân, 315 tú tài. Người khai khoa cho làng là cụ Nguyễn Thiện Sĩ sinh năm 1501, đỗ Cử nhân năm 1522. Người đỗ cao nhất là cụ Đặng Xuân Bảng (ông nội của ông Trường Chinh) sinh năm 1828, đỗ Tam giáp tiến sĩ đệ nhất danh năm 1856. Làng có bốn người làm Thượng thư; 4 người làm Tuần phủ; 4 người làm Tổng đốc; 23 người làm quan giúp việc triều đình; 69 người làm quan Tri phủ, Tri huyện; còn lai số người đỗ đạt trên đi làm thầy giáo, thầy thuốc ở khắp nơi.

Thời học chữ Pháp, làng có 51 người đỗ đạt từ tú tài đến cử nhân, trong đó có Đặng Xuân Khu, tức Trường Chinh, tốt nghiệp cao đẳng Thương mại Đông Dương. Thời hiện đại, làng Hành Thiện vẫn là ngôi làng có nhiều người học hành giỏi giang thi cử đỗ đạt nhiều nhất so với mọi ngôi làng trong tỉnh Nam Định với 88 người được phong hàm giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ và trên 600 người có bằng cử nhân.

Làng có 7 tướng lĩnh quân đội là Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đăng Kính, Đặng Quân Thụy, Nguyễn Sĩ Quốc, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Việt Tiến, Phạm Hòa Bình; 2 Anh hùng Lực lượng vũ trang là Phạm Gia Triệu, Nguyễn Đăng Kính. Hàm Bộ trưởng có Đặng Hồi Xuân, Đặng Vũ Chư. Hàm giáo sư có: Đặng Vũ Khiêu, Đặng Xuân Kỳ, Đặng Vũ Minh, Nguyễn Sĩ Quốc, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Việt Tiến. Làng có hai người được Giải thưởng Hồ Chí Minh là ông Đặng Vũ Hỷ (thân phụ đồng chí Đặng Vũ Minh) và ông Đặng Vũ Khiêu (nhà văn Vũ Khiêu, còn là Anh hùng Lao động). Ngoài ra còn có giáo sư, tiến sĩ y khoa Đặng Vũ Thiên Thanh sinh năm 1981.[2]

Làng Hành Thiện có nhiều nhân vật quốc gia nổi bật như Nguyễn Thế Truyền, Đặng Vũ Lạc, Đặng Thị Khiêm.

Các dòng họ lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Hành Thiện có ba họ lớn là Nguyễn, Đặng, và Phạm. Ngoài ra còn hai chục họ nhỏ nữa. Có 6 dòng họ Đặng phân biệt bằng tên đệm: Đặng Xuân, Đặng Vũ, Đặng Đức, Đặng Ngọc, Đặng Huy, Đặng Hữu. Trong đó dòng họ Đặng Xuân có nhiều người đỗ đạt nhất, khởi đầu là tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1828-1910).[3]

Di tích tham quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Hành Thiện còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử như chùa Keo Hành Thiện, chùa Đinh Lan, khu di tích nhà của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh)...

Khuôn viên chùa Keo Hành Thiện

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Làng Hành Thiện - Nam Định”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  2. ^ Đặng Vũ Thiên Thanh
  3. ^ Ngô Tiến Vạnh (8 tháng 2 năm 2017). “Tài năng và nhân cách Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng”. Báo Nam Định. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
[RADIO NHUỴ HY] Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân
Giới thiệu anime: Hyouka
Giới thiệu anime: Hyouka
Hyouka (氷菓 - Băng Quả) hay còn có tên là "Kotenbu" (古典部 - Cổ Điển Hội) là 1 series light novel được sáng tác bởi nhà văn Honobu Yonezawa và phát hành bởi nhà xuất bản Kadokawa Shoten
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới