Đền Luxor

Đền Luxor
Lối vào đền Luxor
Đền Luxor trên bản đồ Ai Cập
Đền Luxor
Vị trí tại Ai Cập
Vị tríLuxor, tỉnh Luxor, Ai Cập
Tọa độ25°42′0″B 32°38′21″Đ / 25,7°B 32,63917°Đ / 25.70000; 32.63917
LoạiĐền thờ
Một phần củaThebes
Lịch sử
Thành lập1400 TCN
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩni, iii, vi
Đề cử1979 (kỳ họp thứ 3)
Số tham khảo[1]

Đền Luxor là một quần thể đền thờ nằm ở bờ đông sông Nin thuộc thành phố Thebes cổ xưa và Luxor, Ai Cập ngày nay, được xây dựng vào năm 1400 TCN. Trong tiếng Ai Cập, nó được gọi là ipet resyt, nghĩa là "nơi linh thiêng phía nam".

Bốn ngôi đền được tham quan nhiều nhất bởi khách du lịch là đền Seti I tại Gurnah, đền Hatshepsut tại Deir el Bahri, đền Ramesseum của Ramesses II và đền Ramesses III tại Medinet Habu. Phía bắc của cụm đền thờ Luxor là quần thể đền Karnak khá nổi tiếng.

Không như những đền thờ khác tại Thebes, đền Luxor không dành để thờ bất kỳ một vị thần hay một vị vua nào. Đây là nơi làm lễ đăng quang của các vị vua trên thực tế lẫn lý thuyết (như trường hợp của Alexander Đại đế, người từng khẳng định lên ngôi tại Luxor nhưng có lẽ chưa bao giờ đặt chân tại đây).

Phía sau ngôi đền là những nhà thờ nhỏ được xây bởi Amenhotep III và Alexander. Những công trình khác trong khu phức hợp đền được bổ sung bởi TutankhamunRamesses II. Trong thời kỳ La Mã chiếm đóng Ai Cập, nơi đây trở thành một pháo đài và là nhà ở của các quan thủ phủ người La Mã.

Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng của Ramesses II tại đền Luxor

Đền Luxor được xây dựng chủ yếu bằng sa thạch được lấy từ Gebel Silsileh, một mỏ đá nằm phía tây nam Luxor. Loại đá này còn được gọi là "sa thạch Nubia". Loại đá này cũng được dùng để tái dựng lại các di tích đền đài ở Thượng Ai Cập[1].

Ngay trước cổng đền là hai cột tháp obelisks đứng sừng sững giữa trời, một điều đặc biệt là chúng không cùng chiều cao (cột nhỏ hơn hiện đang ở Quảng trường Concorde, Paris, Pháp).[2] Chính vì cách bố trí của ngôi đền nên đa số chúng ta đều tưởng rằng chúng có cùng kích thước với các bức tường thành trong nôi đền. Đây là một hiệu ứng không gian làm tăng kích thước "ảo" của những bờ tường, kể cả những đường đi[2].

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Đền Luxor có ý nghĩa khá quan trọng trong những dịp lễ hội, đặc biệt là lễ Opet. Opet là lễ kỷ niệm ngày cưới của thần AmunMut. Vào ngày này, các bức tượng của Amun, Muti và Khonsu - con trai họ (gọi chung là Bộ ba Theban) sẽ được đưa ra khỏi đền thờ chính của họ tại Karnak và đem đến Luxor. Lễ Opet được diễn ra vào mùa lũ, khi đó nước sông Nin dâng tràn và họ sẽ dùng thuyền để chở những bức tượng.

Các pharaon cũng được tạc tượng tại đây, như là hiện thân của một thánh sống, điển hình là những bức tượng của Ramesses II trước cổng đền[3].

Khai quật

[sửa | sửa mã nguồn]
2 cột tháp obelisk. Cột thấp hơn hiện ở Pháp

Từ thời Trung cổ, những người Hồi giáo đã định cư xung quanh đền Luxor. Do trước kia, nhiều công trình được xây dựng trên vùng đất này, rồi trải qua nhiều thế kỷ, tàn tích của chúng tích lũy nhiều đến nỗi đã tạo ra một ngọn đồi nhân tạo cao từ 14,5 đến 15 mét. Gaston Maspero đã khai quật ngôi đền này sau năm 1884 sau khi được sự cho phép của chính quyền. Các cuộc khai quật được thực hiện không thường xuyên kéo dãi mãi đến năm 1960[4].

Đền thờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 6 miếu thờ là các trạm dừng chân trong việc đón đưa các tượng thần ở lễ Opet, được xây dựng dọc theo con đường nối từ Luxor đến Karnak, đặt thẳng hàng với các bức tượng nhân sư của Nectanebo I. Mỗi đền mang một ý nghĩa khác nhau. Ví dụ trạm thứ 4 là nơi làm mát mái chèo của Amun và trạm thứ 6 là nơi dừng chân của ngài[5].

Lối vào đền Luxor. Hai bên là tượng của Ramesses II

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bernd Fitzner, Kurt Heinrichs, Dennis La Bouchardiere (2003), Weathering damage on Pharaonic sandstone monuments in Luxor-Egypt, Building and Environment, 38, tr.1089.
  2. ^ a b Alexander Badawy (1969), Illusionism in Egyptian Architecture, Ancient Oriental Civilization, 35, tr.23.
  3. ^ Lanny Bell (1985), Luxor Temple and the Cult of the Royal Ka, Journal of Near Eastern Studies, 44, số 4, tr.251
  4. ^ “EXCAVATION OF THE TEMPLE OF LUXOR”.
  5. ^ Charles Nims (1955), Places about Thebes, Journal of Near Eastern Studies, 14, quyển 2, tr.114
Đền Luxor về đêm
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Taylor Swift: từ
Taylor Swift: từ "Công chúa nhạc đồng quê" đến nữ tỷ phú thống trị nền công nghiệp âm nhạc
"Những Kỷ Nguyên của Taylor Swift" trở thành concert film có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam sau chưa đầy hai tuần công chiếu
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Kyouka Uzen (羽う前ぜん 京きょう香か, Uzen Kyōka) là Đội trưởng Đội 7 của Quân đoàn Chống Quỷ và là nhân vật nữ chính của bộ truyện tranh Mato Seihei no Slave.
Giới thiệu về Captain John - One Piece
Giới thiệu về Captain John - One Piece
Đây là một trong các hải tặc nổi tiếng từng là thành viên trong Băng hải tặc Rocks của Rocks D. Xebec từ 38 năm về trước và có tham gia Sự kiện God Valley
Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Mình thuộc tuýp người làm việc tập trung vào ban đêm. Mình cũng thích được nhâm nhi một thứ thức uống ngọt lành mỗi khi làm việc hay học tập