Định dạng Gerber

Gerber format
Phần mở rộng tên file.gbr
Kiểu phương tiệnapplication/vnd.gerber
Mã định danh loại thống nhất (UTI)com.ucamco.gerber.image
Phát triển bởiUcamco (Khởi tạo bởi Gerber Systems Corp.)
Phát hành lần đầu27 tháng 8 năm 1980; 44 năm trước (1980-08-27)
Bản mới nhấtRevision 2017.03 / 8 tháng 3 năm 2017; 7 năm trước (2017-03-08)
Kiểu định dạngĐịnh dạng file ảnh
Tiêu chuẩnGerber Format Specification
Websitehttps://www.ucamco.com/en/file-formats/gerber

Định dạng Gerber hay Gerber format là định dạng vector ASCII mở cho hình ảnh nhị phân 2D [1]. Đây là tiêu chuẩn trên thực tế (de facto) được sử dụng bởi phần mềm mạch in (PCB) để mô tả hình ảnh bảng mạch in, gồm các lớp đồng, mặt hàn, chỉ dẫn,...[2][3][4]

Gerber được sử dụng làm dữ liệu cho chế tạo PCB [5]. PCB được thiết kế nhờ một gói phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA, Electronic design automation) chuyên dụng hoặc một hệ thống thiết kế hỗ trợ bằng máy tính CAD [6]. Các hệ thống này xuất dữ liệu để điều khiển các thiết bị gia công PCB. Dữ liệu này thường chứa tệp Gerber cho mỗi lớp hình ảnh (lớp đồng, lớp mặt hàn, lớp chỉ dẫn hoặc lớp lụa...). Trong quá trình chế tạo bảng mạch, Gerber là định dạng đầu vào chuẩn cho máy photoplotter và tất cả các thiết bị chế tạo khác cần dữ liệu hình ảnh, chẳng hạn như máy in lớp chỉ dẫn, máy in ảnh trực tiếp hoặc máy kiểm tra quang học tự động (AOI), hoặc để xem dữ liệu tham chiếu ở các thành phần khác nhau. Các tệp Gerber cũng chứa một lớp 'stencil' cho việc hàn dán, và các vị trí trung tâm của các linh kiện để cho phép nhà lắp ráp PCB tạo ra các nếp gấp, đặt và gắn kết các thành phần.

Tập tin định dạng Gerber có đuôi chuẩn là .GBR [1], nhưng các đuôi khác cũng được sử dụng.

Dữ liệu chế tạo PCB

[sửa | sửa mã nguồn]

Gerber mở rộng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “The Gerber File Format Specification”. Ucamco. tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ Williams, Al (2004). Build your own printed circuit board. McGraw-Hill Professional. tr. 121. ISBN 978-0-07-142783-8. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  3. ^ Schroeder, Chris (1998). Printed circuit board design using AutoCAD. Newnes. tr. 283. ISBN 978-0-7506-9834-4. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ Blackwell, Glenn R. (2000). The electronic packaging handbook. 5.18: CRC Press. ISBN 978-0-8493-8591-9. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  5. ^ Tavernier, Karel. “PCB Fabrication Data - A Guide”. Ucamco. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  6. ^ “EDA: Where Electronics Begins”. edac.org. Electronic Design Automation Consortium. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan