Định lý Napoleon

Trọng tâm ba tam giác đều trong hình vẽ là các đỉnh của một tam giác đều, tam giác Napoleon của tam giác ABC

Trong hình học phẳng, định lý Napoleon phát biểu rằng nếu như dựng ba tam giác đều cùng ra phía ngoài hoặc cùng vào phía trong trên ba cạnh của một tam giác bất kỳ, thì tâm của các tam giác đều này tạo thành một tam giác đều.

Nếu như ba tam giác đều cùng dựng ra ngoài ta có tam giác Napoleon ngoài, còn ba tam giác cùng dựng vào phía trong ta có tam giác Napoleon trong. Hiệu diện tích của hai tam giác Napoleon trong và ngoài bằng diện tích tam giác ban đầu.

Định lý này đặt theo tên của hoàng đế nước PhápNapoleon Bonaparte (1769–1821).

Điểm Napoleon[sửa | sửa mã nguồn]

Hai tam giác Napoleon trong và ngoài của tam giác ABC thấu xạ với tam giác ABC tại hai điểm gọi là điểm Napoleon thứ nhất và thứ hai của tam giác ABC. Trong bách khoa toàn thư về các tâm của tam giác hai điểm Napoleon được đánh số X(17),(X18).[1][2]

Một số mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất nhiều mở rộng cho định lý Napoleon, sau đây là một số mở rộng gần đây.

Một họ tam giác đều Napoleon[sửa | sửa mã nguồn]

Cho tam giác , dựng ba tam giác cân đồng dạng cùng ra ngoài hoặc cùng vào trong với góc ở đáy là . Cho các điểm trên cách tia sao cho:

Thì các tam giác là các tam giác đều [3]

Dựng các tam giác đều trên cạnh của một lục giác[sửa | sửa mã nguồn]

Trung điểm của ba đoạn thẳng nối trọng tâm của các tam giác đều đối diện là một tam giác đều

Dựng sáu tam giác đều trên các cạnh của một lục giác bất kỳ sao cho chúng cùng hướng ra ngoài hoặc vào trong, khi đó trung điểm của các đoạn thẳng nối các trọng tâm của ba cặp tam giác đều đối diện nhau tạo thành một tam giác đều. Trong trường hợp các đỉnh đối diện của lục giác trùng nhau định lý này trở về định lý Napoleon.[4]

Mở rộng định lý Napoleon kết hợp với cấu trúc đường hyperbol Kiepert[sửa | sửa mã nguồn]

Cho tam giác ABC, F là điểm Fermat thứ nhất (hoặc thứ hai) của tam giác ABC, gọi K là điểm bất kỳ nằm trên đường hyperbol Kiepert. Gọi P là điểm bất kỳ nằm trên đường thẳng FK, khi đó AK cắt đường thẳng qua P và vuông góc BC tại A0, định nghĩa B0, C0 tương tự. Khi đó tam giác A0B0C0 sẽ là tam giác đều vị tự của tam giác đều Napoleon trong (hoặc ngoài).[5][6] [7]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Coxeter, H.S.M.; Greitzer, S.L. (1967). Geometry Revisited. New Mathematical Library. 19. Washington, D.C.: Mathematical Association of America. tr. 60–65. ISBN 978-0-88385-619-2. Zbl 0166.16402.
  • Grünbaum, Branko (2012). Is Napoleon's Theorem Really Napoleon's Theorem?. American Mathematical Monthly. 119. tr. 495–501. doi:10.4169/amer.math.monthly.119.06.495. Zbl 1264.01010.
  • Wetzel, John E. (tháng 4 năm 1992). Converses of Napoleon's Theorem (PDF). The American Mathematical Monthly. 99. tr. 339–351. doi:10.2307/2324901. Zbl 1264.01010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, nhất là với mấy cái kĩ năng có chữ "tuyệt đối" trong tên, càng tin vào "tuyệt đối", càng dễ hẹo
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
Review Ayato - Genshin Impact
Review Ayato - Genshin Impact
Về lối chơi, khả năng cấp thủy của Ayato theo mình đánh giá là khá yếu so với những nhân vật cấp thủy hiện tại về độ dày và liên tục của nguyên tố