Đỗ Vũ

Thục Vọng Đế
蜀望帝
vua Cổ Thục
Vua Cổ Thục
Tại vị? - ?
Tiền nhiệmkhông rõ
Kế nhiệmThục Tùng Đế (thiện nhượng)
Thông tin chung
Sinhđô thành nước Thục
Mấtvùng sơn cước nước Thục
Hậu duệkhông rõ
Thụy hiệu
Vọng Đế (望帝)
Thân phụkhông rõ
Thân mẫukhông rõ
chim Đỗ Quyên, hóa thân của Thục Vọng Đế

Đỗ Vũ (tiếng Trung: 杜宇) hay Đỗ Quyên (tiếng Trung: 杜鵑) là tên chữ Hán của loài chim Cuốc, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Tử Quy. Giống chim này đầu mỏ hơi cong, miệng to, đuôi dài, lông lưng màu tro, bụng trắng có 1 đường đen thẳng ngang. Nó thường sống chui lủi trong bụi rậm, hồ nước hoặc ao chuôm to. Đến thời điểm đầu mùa Hạ cuối mùa Xuân thì loài chim này bắt đầu kêu chủ yếu vào những đêm trăng mờ tĩnh mịch, giọng kêu nghe thảm thiết bi ai gợi cho lữ khách tha phương động lòng nhớ tới nơi "chôn nhau cắt rốn".

Điển tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách Sưu thần ký thì Đỗ Vũ là tên một vị vua nước Thục thời Xuân Thu Chiến Quốc, vị quân chủ cuối cùng của Bồ Ti thị, ông có tính hoang dâm vô độ nên dưới thời ông tại vị chính sự nước Thục không ổn định. Đỗ Vũ nhân nhà Chu suy yếu bèn tự xưng đế hiệu tức Thục Vọng Đế (蜀望帝), ông từng thông dâm với phu nhân của vị tướng quốc lúc ấy là Biết Linh (鱉靈) và bị lộ tẩy nên Đỗ Vũ thẹn quá bèn nhường ngôi cho vị tướng quốc này, Biết Linh lên ngôi chính là Khai Minh thị. Tuy nhiên sau khi nắm trong tay quyền lực thì Biết Linh ngược đãi Đỗ Vũ cấp lương thực không đầy đủ khiến ông phải hậm hực mà bỏ nước ra đi, sau khi ông chết linh hồn hóa thành một loài chim suốt ngày chỉ kêu "quốc, quốc". Người ta bảo đấy là Thục Đế nhớ nước nên mới kêu như vậy, và dân gian đặt tên cho giống chim đó là chim Cuốc.

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn học cổ điển người ta thường dùng tích Đỗ Vũ (hoặc Đỗ Quyên) để nói nên việc nhớ nhung quê hương đất nước khi phải đi phiêu bạt nơi đất khách quê người, Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: "Khúc đâu êm ái xuân tình, ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên" là mượn từ câu thơ trong bài thơ Cẩm Sắt của Lý Thương Ẩn mà lấy điển tích từ vị vua nước Thục này. Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan bản dịch tiếng Việt có đề cập đến đôi câu thơ: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc - Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Là để chỉ đến hai loài chim cuốc và chim đa đa (còn gọi là gà gô), ứng với sự tích của vua Đỗ Vũ và Bá Di - Thúc Tề

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sơn Hải kinh
  • Sưu Thần ký
  • Trung Quốc toàn sử
  • Hoa Dương quốc chí - Thục chí
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Giữa tâm bão dịch bệnh corona, mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Narberal Gamma (ナ ー ベ ラ ル ・ ガ ン マ, Narberal ・ Γ) là một hầu gái chiến đấu doppelgänger và là thành viên của "Pleiades Six Stars
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Cainabel hay còn biết tới là Huyết Thần (Chân Huyết) 1 trong số rất nhiều vị thần quyền lực của Yggdrasil và cũng là Trùm sự kiện (Weak Event Boss) trong Yggdrasil
Công thức nước chấm thần thánh
Công thức nước chấm thần thánh
Nước chấm rất quan trọng trong bữa ăn cơm của người Việt Nam. Các bữa cơm hầu như không thể thiếu nó