Thiện nhượng (chữ Hán: 禪讓) có nghĩa là nhường lại ngôi vị[1], được ghép bởi các cụm từ Thiện vị[2] và Nhượng vị[3], là một phương thức thay đổi quyền thống trị của những triều đại trong lịch sử Trung Quốc.
Thời tiền sử, khi sản xuất còn lạc hậu, xã hội nguyên thủy phổ biến ở các bộ lạc bởi khả năng có thể tập hợp nhân lực trong sản xuất cũng như chống lại các tai họa đến từ thiên nhiên, muôngthú và thậm chí cả con người (cụ thể là các liên minh bộ lạc khác). Xuất phát bởi nhu cầu thực tế đó, dần dần hình thành thể thức bầu cử để lựa chọn một cá nhân có năng lực giữ vai trò thủ lĩnh với mục đích lãnh đạo các thành viên bộ lạc cùng chung sức sản xuất, tự vệ cũng như phân phối công sản theo bình quân sinh hoạt. Theo thể thức này, định kỳ các thành viên bộ lạc sẽ họp bàn rồi bầu chọn một cá nhân làm thủ lĩnh liên minh, đa số sẽ quyết định ai có khả năng nhất, sau đó người thủ lĩnh sẽ tự động nhường lại vị trí của mình cho kẻ khác khi họ không còn đủ sức để gánh vác trọng trách nữa.
Sang thời Tam Hoàng Ngũ Đế, trong các liên minh bộ lạc đã phôi thai hiện tượng truyền ngôi vị thủ lĩnh cho con đẻ hoặc các cháu trong dòng họ, bất kể nội hay ngoại, không phân biệt namnữ, miễn là có tài sẽ được trọng dụng. Nhiều thư tịch cổ đã ghi nhận việc chế độ Quân chủ thế tập ở Trung Quốc xuất hiện từ thuở khai sơ, đó là liên minh bộ lạc như: Phục Hythập lục thị,[4] Viêm Đế Khôi Ngỗi thị, Viêm ĐếThần Nông thị,[5]Hoàng Đế Hiên Viên thị...[6] Cũng từ đó mà mỗi lần thay đổi triều đại lại xảy ra xung đột đổ máu, vì những quần thần không phục thủ lĩnh mới của thị tộc khác, nổi trội hơn cả là cuộc chiến giữa Hoàng Đế và Xi Vưu. Bởi Nghiêu Thuấn phá vỡ thông lệ này nên dân tộc Trung Hoa tự hào về thời đại hoàng kim của họ với điều đáng quý là việc nhường ngôi cho người hiền.[7]
Cụm từ Nghiêu Thuấn thiện nhượng là thuật ngữ ca ngợi hành động truyền ngôi cho người hiền của hai vị quân chủ Đường Nghiêu và Ngu Thuấn khi họ đang tại vị,[8] đức hạnh của họ được lý tưởng thành điển hình tốt đẹp nhất, làm khuôn mẫu cho một xã hội thịnh trị trong văn hóa Trung Quốc.[9]Nghiêu khi tuổi cao sức yếu đã không truyền ngôi cho con trai là Đan Chu mà tìm đến Thuấn, một nhân vật tài giỏi và hiếu thảo để thay thế mình.[10] Trước hết, Nghiêu thử thách Thuấn bằng việc gả hai con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho rồi phong làm thủ lĩnh tộc Hữu Ngu.[11] Vượt qua nhiều phen hoạn nạn phát sinh từ nội bộ gia đình, đặc biệt là những âm mưu sát hại tàn nhẫn của cha và em khác mẹ để chiếm đoạt tài sản, nhưng phong thái hiếu kính của Thuấn vẫn không thay đổi.[12] Nghiêu tiếp tục giao cho Thuấn nhiều chức quan trong mọi lĩnh vực: Tư đồ, tổng quản nội chính, ngoại giao, nông nghiệp, luật pháp, giáo dục... Ở bất kỳ cương vị nào, Thuấn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, lúc đó Nghiêu mới quyết định nhường ngôi.[13] Đến lượt mình, Đế Thuấn cũng bỏ qua con trai là Thương Quân mà cân nhắc rồi nhường ngôi cho người lập công trị thủy là Hạ Vũ.[14] Khác với Nghiêu, Thuấn không cần thử thách bởi ông đã chiêm nghiệm năng lực của Vũ qua việc làm của người này. Thời đó, Đại hồng thủy gây ra tai họa lũ lụt khủng khiếp, dân chúng không có chỗ ở yên ổn phải dịch chuyển nay đây mai đó rất khổ sở, cha Vũ là Cổn từng trị thủy thất bại bị Nghiêu tử hình, nhưng Vũ vẫn nhịn nhục tiếp tục công việc của cha mà không hề oán thán.[15]
Khi công việc hoàn tất, Thuấn lập tức thoái vị. Khi Vũ còn tại vị, từng chỉ định người nối ngôi mình là Cao Dao, nhưng Cao Dao lại mất trước Vũ. Trước khi Vũ băng hà đã bàn giao quyền hành cho con Cao Dao là Bá Ích, Ích đứng ra chấp chính lo liệu quốc tang cho Vũ đúng ba năm rồi nhường lại ngai vàng cho con Vũ là Khải.[16] Có thuyết khác lại nói, Ích định giành ngôi với Khải và bị Khải giết chết,[17] Khải tức vị lập ra nhà Hạ, chế độ thế tập nhờ đó được tái lập.[18] Trong quá trình chuyển giao quyền lực chính trị, Hạ Vũ bề ngoài truyền ngôi cho Ích như quy định "chọn người hiền tài" nhiều đời trước, nhưng thực tế lại giúp con mình là Khải tăng cường lực lượng, đợi thời cơ để đánh bại Ích.[19]
Vua Vũ đăng cơ luận công ban thưởng thực hiện phong tước kiến địa, hình thành nên một vạnchư hầu, các nước này thôn tính lẫn nhau, đến đời Thương còn hơn ba ngànnước, qua Tây Chu còn trên tám trăm nước. Sang thời Xuân Thu, các nước chư hầu nổi dậy lấn lướt chính quyền trung ương gây gổ sát phạt liên miên, tranh hùng tranh bá, xưng vương xưng đế tiếm hiệu Chu thiên tử khiến xã hội càng rối ren loạn lạc, chẳng ai thiết gì đến nhân nghĩa nữa, do đó xuất hiện nhiều quan điểm lỗi lạc tìm cách sửa đổi mong cứu vớt thiên hạ, trong đó có Nho giáo của Khổng Tử.[20] Huyền thoại 堯天舜日 Nghiêu thiên Thuấn nhật ("ngày Nghiêu tháng Thuấn") được xây dựng dựa trên cơ sở những truyền thuyết dân gian để tôn vinh những bậc thánh chúa đời xưa lấy đạo chí công để trị quốc, chứ không lấy thiên hạ làm của riêng mình, ông cố ý xây dựng hình tượng "Thái bình thánh đại" làm khuôn mẫu Nho giáo gọi là 祖述堯舜,憲章文武 tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ ("noi gương vua Nghiêu vua Thuấn, bắt chước vua Vănvua Võ", vua Văn vua Võ là 2 vị vua đã gây dựng nên cơ nghiệp nhà Chu).[21]
Từ Nghiêu Thuấn đến thời Xuân Thu cách xa như vậy nên việc tô điểm cho Nghiêu Thuấn thế nào mà chẳng được, Khổng Tử tạo ra huyền thoại này để chống đỡ tư tưởng chính trị của mình.[22] Theo tư tưởngTriết học đời xưa thì "Kinh thư" là thư tịch cổ nhất nhắc đến chế độ thiện nhượng,[23] nhưng theo các học giả ngày nay phân tích thì sách này do các Nho gia đời Hán ngụy tạo, tài liệu đầu tiên đề cập về Nghiêu Thuấn là "Luận ngữ". Trong đó thiên 20 "Nghiêu viết" ghi rõ những lời của Nghiêu khuyên Thuấn giữ đạo trung chính lúc sắp nhường ngôi, và Thuấn cũng khuyên Vũ như vậy trước khi thoái vị.[24] Theo lẽ thường thì khi Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn, thiên hạ sẽ là của Thuấn. Nhưng theo tông chỉ của Nho giáo thì thiên hạ là của trời, Nghiêu chỉ nhường quyền cai trị thiên hạ cho Thuấn.[25] Nếu trời đã không cho Thuấn thì Nghiêu có nhường cũng không được, vì thiên hạ thuận theo Thuấn nên Thuấn mới được thiên hạ. Trên thực tế, Cổ Tẩu và Tượng không hề làm hại Thuấn, mà do Đào Ứng đặt giả thuyết hỏi Mạnh Tử rằng bậc thánh quân nếu gặp phải việc lưỡng nan như vậy thì sẽ xử trí kiểu gì để toàn vẹn.[26] Đến đời Nhà Nguyên, Quách Cư Nghiệp viết sách "Nhị thập tứ hiếu" đã dựa vào cơ sở trên xếp vua Thuấn thành tấm gương hiếu thảo đầu tiên để răn dạy lớp hậu sinh, đây là trường hợp vô tiền khoáng hậu hi hữu trong lịch sử.
Cũng theo truyền thuyết trên, trước khi gặp Thuấn, Nghiêu đã hội kiến quần thần để bàn bạc việc nhường ngôi nhưng chưa thấy ai toại tâm xứng ý.[27] Tiếp theo, Nghiêu từng đến gặp các cao nhân Hứa Do[28] và Tử Châu Chi Phụ[29] để đặt vấn đề nhường ngôi nhưng hai người đó đều thoái thác. Sau này, Ngu Thuấn tìm lại Tử Châu Chi Phụ nhưng ông này vẫn kiên quyết không đồng ý[29], nhà vua bèn lựa chọn một ẩn sĩ khác là Thiện Quyển[30] để bày tỏ ý định nhưng cũng bị khước từ. Điều đó cho thấy, ngay cả giai đoạn cực trị Nghiêu Thuấn mà vẫn có những người thích cuộc sống ẩn dật không màng thế sự, đâu cứ gì phải thời đại nhiễu nhương lộn xộn. Thực ra, trước Nghiêu Thuấn, Sơn hải kinh cũng từng nhắc tới việc nhường ngôi của Đế Du Võng cho Hiên Viên Hoàng Đế rồi ẩn cư hành y nhưng không phải tự nguyện mà do hoàn cảnh bắt buộc tạo ra, bởi lẽ đó nên Khổng Tử không đề cao vị vua này.
Sau khi định hình học thuyết, Khổng Tử chu du liệt quốc truyền bá tư tưởng của mình, nhưng chư hầu không nghe.[31] Ngài hiểu rằng muốn thay đổi thế cuộc phải có quyền lực, lời nói dẫu hay cũng vô dụng, nên quyết định quay về nước Lỗ, đem kiến thức ghi chép lại, hy vọng hậu thế sẽ có người hiểu và thực hiện đường lối đó.[32] Tư tưởng chính trị của Khổng Tử được các thế hệ học trò như: Tăng Tử, Tử Tư Tử, Mạnh Tử... các đời nối tiếp nhau truyền bá suốt thời Chiến Quốc nhưng hiệu quả đạt được không cao, bởi cường độ chiến tranh trong giai đoạn này còn khốc liệt hơn cả thời Xuân Thu.[33]
Nhìn lại lịch sử, ta có thể thấy ngay năm hình thức để một bậc đế vương đăng cơ tức vị trong cung cấm, đó là: Thiện vị, Hoàn vị, Kế vị, Tôn vị và Đoạt vị. Thiện vị được phân thành Nội thiện và Ngoại thiện, quân chủ đương nhiệm sẽ chủ động nhường ngôi cho kẻ khác khi họ còn đang tại vị, với hình thức cao nhất là tự nguyện chuyển giao quyền lực cho người hiền. Chế độ này có đặc điểm trái ngược hẳn với việc hành thích đương kim hoàng thượng hoặc công khai tổ chức đảo chính để giành lấy giang sơn gọi là Đoạt vị, khác với Kế vị ở chỗ người tiếp nhiệm sẽ tự động thế chỗ người tiền nhiệm đã qua đời, khác với Tôn vị là trường hợp quân chủ băng hà chưa kịp chọn người thay ngôi nên quần thần hoặc vương tôn quý tộc phải thương nghị đề cử vua mới, khác với Hoàn vị ở đặc điểm ngôi vua vốn của vị vua trước sau khi đã thực hiện một trong mấy hình thức trên nhưng bởi một lý do nào đó ngôi vị được trả lại cho chủ cũ.
Trong chế độ Thế tập, có một điều luật bất di bất dịch là vua cũ băng hà thì mới được lập vua khác, do đó có nhiều trường hợp nhà vua bị trục xuất khỏi triều đình nhưng họ vẫn giữ ngôi trên danh nghĩa tuy công việc chính sự đều do quyền thần khống chế. Điển hình như: Hạ Thái Khang,[16]Chu Lệ vương,[34]Sái Ai hầu,[35]Lỗ Chiêu công[36]... Thời Xuân Thu, Tống Tương công bị Sở Thành vương giam hãm, người nước Tống lập mưu tạm thời đưa công tử Mục Di lên ngôi để giữ nước, khi nước Sở phóng thích Tương Công thì Mục Di lập tức thoái vị.[37] Lại có trường hợp Trịnh Thành công bị bắt giữ ở nước Tấn khiến người nước Trịnh phải giả vờ lập thế tửKhôn Ngoan làm quân chủ mới, vua Tấn thấy vậy bèn thả vua Trịnh ra, khi Thành Công về nước thì Khôn Ngoan lại hoàn vị cho cha.[38] Thời Chiến Quốc, Sở Hoài vương cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự ở bên Tần quốc, nhưng dù dân nước Sở đã lập Sở Khoảnh Tương vương nhưng vua Tần nhất định không chịu thả, điều đó khiến Hoài Vương phải ôm hận mà chết nơi đất khách quê người.[39] Bởi bó buộc vì nguyên tắc đó mà dẫn đến nhiều tấn thảm kịch như con giết cha, chú giết cháu, anh em giết nhau để đoạt lấy quyền lực. Ở chế độ Thiện nhượng thì vấn đề này hoàn toàn ngược lại, có điều việc tự nguyện nhường ngôi hầu như không tồn tại trên thực tế mà chỉ mang tính tượng trưng.
Ngoại thiện nghĩa là nhường ngôi cho người ngoài dòng tộc, nhưng đây hoàn toàn chỉ là chiêu bài được các quyền thần khác họ sử dụng để hợp lý việc kế thừa ngôi vị trên danh nghĩa theo truyền thống Nho giáo, những trường hợp ngoại thiện thất bại sử sách đều chép là Soán vị. Ví như: Vương Mãng soán Hán,[40]Hoàn Huyền soán Tấn,[41]Hầu Cảnh soán Lương[42]... Vị quân chủ thoái nhiệm thường bị:
Phế truất: phế trừ ngôi vị, truất xuống tước hiệu nhỏ hơn hoặc làm thường dân.
Quản thúc: khống chế giám sát từng cử chỉ hành động, đề phòng nổi dậy phục bích.
Bức tử: quân chủ tiếp nhiệm e ngại lòng dân và quần thần còn quyến luyến cựu vương nên buộc phải quyên sinh, có thể áp dụng biện pháp đầu độc bằng đồ ăn thức uống.
Nội thiện nghĩa là nhường ngôi cho con ruột, cháu nội (trường hợp con trai chết sớm), cháu gọi bằng chú bác ruột (trường hợp toàn con gái), anh em ruột (trường hợp không có con), chú bác ruột (trường hợp không có anh em ruột và con cháu ruột) hoặc cùng lắm là người trong họ (anh em họ, chú bác họ hay cháu họ) với Tổ tiên chung gần nhất (khi ruột thịt trực hệ không còn ai), vị quân chủ từ nhiệm thường được tôn làm Thái thượng hoàng (ở phiên thuộc hay chư hầu chức vụ này gọi là Thái thượng vương). Khi Thái thượng hoàng vẫn còn mà vị quân chủ đương nhiệm tiếp tục nhường ngôi cho người khác, thì Thái thượng hoàng được tôn là Vô thượng hoàng (ở phiên thuộc hay chư hầu không tồn tại danh vị Vô thượng vương mà chỉ phân biệt bằng cách gọi Thái thượng vương và Thượng vương điện hạ), sử sách chép là Tốn vị. Theo thống kê từ những số liệu trong các thư tịch cổ thì có đến già nửa các trường hợp nội thiện có kết cục không khác gì ngoại thiện, vị quân chủ thoái nhiệm thường có bốn nguyên nhân:
Thất thế: bị các vương tôn quý tộc trong họ khống chế hay quyền thần áp đặt.
Bệnh tật: ốm đau lâu ngày không thuyên giảm, sức khỏe kém nên việc cáng đáng quốc gia đại sự đành gác lại.
Xuất gia: ngán ngẩm trước sự trái ngang nghiệt ngã của nhân tình thế thái nên mượn chốn thiềnam thanh tịnh tu hành nhằm rũ sạch bụi hồng.
An dưỡng: do tuổicaosức khỏe yếu, hoặc chán ngán chuyện lâm triều phê chuẩn tấu chương nên lui về hậu cung nghỉ ngơi hưởng lạc.
Sơn Hải Kinh, Hải Nội Nam Kinh có đoạn: 蒼梧之山,帝舜葬于陽,帝丹朱葬于陰 (Thương Ngô chi sơn, đế Nghiêu táng ư dương, đế Đan Chu táng ư âm). Nghĩa là: Núi Thương Ngô, đế Thuấn được táng ở mặt nam của núi, đế Đan Chu được táng ở mặt bắc của núi.[43] Ở đây Đan Chu được gọi là "Đế", như vậy Đan Chu cũng từng làm vua, do đó không có chuyện vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn. Tuy nhiên, theo cuốn Thần thoại Trung Hoa thì việc Đan Chu xưng đế là do bất phục Thuấn nên đã liên thủ với rợ Miêu tạo phản ở Đan Thủy trong ba năm, chính Nghiêu là người trực tiếp cầm quân đi đánh dẹp.[44]
Mạnh Tử, Vạn Chương Thượng có đoạn: 尧死之后,舜避尧之子丹朱于南河之南,天下的诸侯,都跑来朝见舜,打官司的也来找舜,歌谣也是歌颂舜。于是舜就接受了大家的好意,登了帝位 (Nghiêu tử chi hậu, Thuấn tị Nghiêu chi tử Đan Chu vu Nam Hà chi nam, thiên hạ đích chư hầu đô bào lai triều kiến Thuấn, đả quan tư đích dã lai trảo Thuấn, ca dao dã thị ca tụng Thuấn. Vu thị Thuấn tựu tiếp thụ liễu đại gia đích hảo ý, đăng liễu đế vị). Nghĩa là: Sau khi Nghiêu mất, Thuấn tránh con Nghiêu là Đan Chu mà dời sang phía nam Nam Hà, chư hầu trong thiên hạ đều đến triều kiến Thuấn, phái quan tư đi tìm Thuấn, ca ngợi công đức của Thuấn. Do đó, Thuấn tiếp nhận ý tốt của mọi người, đăng cơ đế vị.[45] Ở đây nói đến thuyết "ủng đới" tức là Thuấn được quần thần ủng hộ tôn lập, không phải Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn.
Tuân Tử, Chính Luận Biên có đoạn: 夫曰堯舜擅讓,是虛言也,是淺者之傳,陋者之說也 (Phù viết Nghiêu Thuấn thiện nhượng, thị hư ngôn dã, thị thiển giả chi truyền, lậu giả chi thuyết dã). Nghĩa là: Cái gọi là Nghiêu Thuấn thiện nhượng vương vị cho người khác là không phù hợp với sự thực, là chuyện do những kẻ tri thức hạn hẹp loan truyền, là thuyết của những kẻ tri thức nông cạn.[46]
Hàn Phi Tử, Thuyết Nghi có đoạn: 舜偪堯,禹偪舜,湯放桀,武王伐紂。此四王者,人臣弒其君者也,而天下譽之 (Thuấn bức Nghiêu, Vũ bức Thuấn, Thang phóng Kiệt, Vũ vương phạt Trụ. Thử tứ vương giả, nhân thần thí kỳ quân giả dã). Nghĩa là: Thuấn khuynh loát Nghiêu, Vũ bức bách Thuấn, Thành Thang lưu đày Hạ Kiệt, Vũ vương thảo phạt Trụ Vương. Bốn vị vua này đều là thần tử lại giết quân chủ của mình, mà thiên hạ vẫn khen họ.[47]
Sử ký, quyển 1 có đoạn: 舜取得了行政管理权之后,大刀阔斧地进行了一系列的人事改组...历史上称之为"举十六相"..."去四凶" (Thuấn thủ đắc liễu hành chính quản lý quyền chi hậu, đại đao khoát phủ địa tiến hành liễu nhất hệ liệt đích nhân sự cải tổ...lịch sử thượng xưng chi vi "cử thập lục tướng"..."khứ tứ hung"). Nghĩa là: Sau khi Thuấn có được quyền quản lí hành chính, để củng cố sự thống trị của mình, lập tức phù trợ những người thân tín, trừ khử những ai khác ý với mình...trong lịch sử gọi là "cử thập lục tướng"..."khứ tứ hung".[48] Gọi là "cử thập lục tướng" chính là ông Thuấn đồng thời dùng "bát khải" gồm: Thương Thư, Đồi Ngai, Đào Dẫn, Đại Lâm, Mang Hàng, Đình Kiên, Trọng Dung, Thúc Đạt và "bát nguyên" gồm: Bá Phấn, Trọng Kham, Thúc Hiến, Quý Trọng, Bá Hổ, Trọng Hùng, Thúc Báo, Quý Li bị Đế Nghiêu trường kì bài trừ ra khỏi trung tâm quyền lực. Gọi là "khứ tứ hung" chính là bài trừ đồng thời bốn nhân vật: Hồn Thuần, Cùng Kì, Phù Ngột và Thao Thiết được Đế Nghiêu lúc tại vị sủng tín. Như vậy làm cho Đế Nghiêu mất thực quyền, sau đó Thuấn lại giam lỏng Đế Nghiêu, không cho gặp mặt con và thân hữu, tiếp đó bức nhường ngôi vị, cuối cùng còn đày con của Đế Nghiêu đến Đan Thủy.
Năm 281, tại huyện Cấp (nay thuộc thành phố cấp huyệnVệ HuytỉnhHà Nam) người ta khai quật được cuốn Trúc thư kỉ niên trong mộ của Ngụy Tương Ai vương (chết năm 296 TCN). Qua chỉnh lý nghiên cứu, các học giả thời cổ cho rằng đây là bộ biên niên sử của nước Ngụy thời Chiến Quốc. Nhưng tiếc thay văn bản gốc của sách này đã bị thất lạc, tất cả những phiên bản hiện hành đều do các sử gia hậu thế chép lại, vì lẽ đó khó có thể xác định được bản chất hư thực của nó. Trong phần Ngũ Đế được dẫn từ nhiều nguồn thư tịch, có đoạn: 尧德衰,为舜所囚。舜囚尧,复偃塞丹朱,使父子不得相见也 (Nghiêu đức suy, vi Thuấn sở tù. Thuấn tù Nghiêu, phục yển tắc Đan Chu, sử phụ tử bất đắc tương kiến dã). Nghĩa là: Đạo đức Nghiêu suy đồi, bị Thuấn nhốt trong tù, Thuấn giam Nghiêu và không cho Đan Chu gặp cha.[49]
Tam Quốc chí, quyển 2 có câu: 「舜、禹之事,吾知之矣。」 (Thuấn Vũ chi sự, ngô tri chi hỹ). Nghĩa là: việc vua Thuấn vua Vũ cũng như chuyện của ta vậy. Đó là lời của Ngụy Văn ĐếTào Phi đã tuyên bố trước quần thần sau khi thụ thiện từ Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.[50]
Quát Địa chí, quyển 1 có đoạn: 《竹書》云:舜囚堯,复偃塞丹朱,使不與父相見也 (Trúc thư vân: Thuấn tù Nghiêu, phục yển tắc Đan Chu, sử bất dữ phụ tương kiến dã). Có nghĩa là: Trúc thư viết: "Thuấn giam Nghiêu, lại cản trở Đan Chu, khiến cho Đan Chu không thể gặp được cha".[51]
Sử Ký Chính Nghĩa, Bổ Tam Hoàng Bản Kỷ có đoạn: 故尧城在濮州鄄城县东北十五里。...昔尧德衰,为舜所囚也。又有偃朱城,在县西北十五里。 (cố Nghiêu thành tại Bộc châu Quyên Thành huyện đông bắc thập ngũ lý...Tích Nghiêu đức suy vi Thuấn sở tù dã, hựu hữu Yển Chu thành, tại huyện Tây Bắc thập ngũ lý). Có nghĩa là: Nghiêu thành xưa ở huyện Quyên Thành, Bộc Châu, phía Đông Bắc 15 dặm...Khi Nghiêu suy yếu, bị Thuấn giam giữ...lại có Yển Chu thành, cách huyện đó về phía Tây Bắc cũng 15dặm.
Sử thông, Nghi Cổ Biên có đoạn: 案《汲冢瑣語》云:「舜放堯於平陽。」而書云某地有城,以「囚堯」為號。識者憑斯異說,頗以禪受為疑 (Án "Cấp trủng toả ngữ" vân: "Thuấn phóng Nghiêu ư Bình Dương". Nhi thư vân mỗ địa hữu thành, dĩ Tù Nghiêu vi hiệu. Thức giả bằng tư dị thuyết, phả dĩ thiện thụ vi nghi). Có nghĩa là: Xét "Cấp trủng toả ngữ" thấy có nói: "Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương". Trúc thư lại nói ở nơi đó có một toà thành gọi là thành Tù Nghiêu. Người có kiến thức dựa theo thuyết này vô cùng hoài nghi chuyện thiện vị.[52]
Quảng Hoằng Minh Tập, quyển 11 dẫn Cấp Trủng Trúc Thư (tên gọi khác của Trúc Thư Kỉ Niên) có đoạn: 舜囚堯於平陽,取之帝位" (Thuấn tù Nghiêu ư Bình Dương, thủ chi đế vị). Nghĩa là: Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương, chiếm lấy đế vị.[53]. Cấp Trủng Tỏa Ngữ chú thích Quảng Hoằng Minh Tập dẫn câu: 舜放堯于陽 (Thuấn phóng Nghiêu vu Dương), cũng hàm ý như trên.
Cổ Sử Biện, quyển 7 có đoạn: 禪讓之說乃是戰國學者受了時勢的刺激,在想象中構成的烏托邦 (Thiện nhượng chi thuyết nãi thị Chiến Quốc học giả thụ liễu thời thế đích thích kích, tại tưởng tượng trung cấu thành đích ô thác bang). Nghĩa là: Thuyết Thiện nhượng do các học giả thời Chiến Quốc bế tắc trước thời cuộc xây dựng hình tượng một xã hội lý tưởng dựa trên truyền thuyết. Tác giả cuốn sách Cố Hiệt Cương còn nói thêm: 這是墨家為了宣傳主義而造出來的 (Giá thị Mặc gia vi liễu tuyên truyền chủ nghĩa nhi tạo xuất lai đích). Nghĩa là: Thuyết Thiện nhượng ra đời vào thời mà thuyết Mặc gia được tuyên truyền rộng rãi. Năm 1936, ông phát biểu: 禅让传说起于墨家考 (Thiện nhượng thuyết khởi vu Mặc gia khảo). Nghĩa là: Thuyết Thiện nhượng là do phái Mặc gia dựng lên.
Năm1993, trong khi khai quật một ngôi mộ cổ ở làng Quách Điếm thuộc Kỷ Sơn, Sa Dương, Hồ Bắc cách đất Dĩnh, kinh đô cuối cùng của nước Sở (676 TCN - 278 TCN) khoảng 9 km người ta đã phát hiện ra một khối lượng thẻ tre lớn trên đó có ghi chép các văn bản cổ, được cho là có niên đại khoảng năm 300 TCN. Số thẻ tre này được gọi là Thẻ tre Quách Điếm, có nhiều ghi chép về Đạo giáo và Nho giáo vốn trước đó chưa từng được biết tới, đem lại nhiều thông tin mới về lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại. Năm 1998, sách "Quách Điếm Sở giản thích văn chú thích" được ấn hành, dịch lại toàn bộ số thẻ tre trên. Trong đó thiên "Đường Ngu chi đạo" bác bỏ sự tôn sùng với chế độ Thiện nhượng, có đoạn: 不禅而能化民者,自生民未之有也 (bất thiện nhi năng hóa dân giả, tự sanh dân vị chi hữu dã). Nhấn mạnh vấn đề: ngôi vị thủ lĩnh là dân bầu mà ra, chứ không phải do một cá nhân nhường lại.[54]
Đế Vương Chi Tử, Nghiêu Thuấn Bi có đoạn: 堯被囚禁於平陽而死,舜被流放於蠻荒而死 (Nghiêu bị tù cấm ư Bình Dương nhi tử, Thuấn bị lưu phóng ư man hoang nhi tử). Nghĩa là: Nghiêu bị cầm tù ở Bình Dương rồi mất ở đó, Thuấn bị lưu đày ra man hoang (tức Thương Ngô - Cửu Nghi sơn) mà chết.
Trung Quốc Văn Hóa Sử 500 Nghi Án (tục), Đế vương Biên - nghi án thứ nhất chính là: 有没有过尧舜禅讓 (Hữu một hữu quá Nghiêu Thuấn thiện nhượng). Nghĩa là: Có hay không chuyện Nghiêu Thuấn nhường ngôi.
Công Chúa Thị Chẩm Dạng Sinh Hoạt Đích, mục Nga Hoàng - Nữ Anh có đoạn: 庶出女儿为帮舜夺首领位置囚禁亲父 (Thứ xuất nữ nhi vi bang Thuấn đoạt thủ lĩnh vị trí tù cấm thân phụ). Nghĩa là: Hai người con gái giúp Thuấn đoạt ngôi vị thủ lĩnh và cầm tù vua cha.[55]
Trung Quốc Vị Giải Chi Mê Đại Toàn, Nghiêu Thuấn Thiện Nhượng Chi Mê có đoạn: 尧舜禅让,没有那么严肃和神圣,只不过人们不想担当这份辛苦的职务罢了 (Nghiêu Thuấn thiện nhượng, một hữu na ma nghiêm túc hòa thần thánh, chỉ bất quá nhân môn bất tưởng đảm đương giá phận tân khổ đích chức vụ bãi liễu). Nghĩa là: Nghiêu Thuấn nhường ngôi không có gì là nghiêm túc và thần thánh, chẳng qua chỉ là mọi người không muốn gánh lấy nhiệm vụ cực khổ mà thôi.
99% Đích Trung Quốc Nhân Bất Tri Đạo Đích Lịch sử Chân Tướng, chương 2 có đoạn: 尧舜禅讓并非出于慷慨 (Nghiêu Thuấn thiện nhượng tính phi xuất vu khẳng khái). Nghĩa là: Nghiêu Thuấn nhường ngôi không phải do sự hào hiệp.[56]
Phượng Hoàng Quốc Học, số ra ngày 19/11/2015 tác giả Trương Tùng Huy có bài: 禅让制"纯属虚构,禹夺帝位舜晚景凄凉 (Thiện nhượng chế thuần thuộc hư cấu, Vũ đoạt đế vị Thuấn vãn cảnh thê lương). Nghĩa là: Chế độ thiện nhượng hoàn toàn là hư cấu, Vũ đoạt ngôi vua khiến Thuấn có kết cục thê thảm.[57]
Mỗi Nhật Đầu Điều, Do Lịch sử Bách Gia Sự Ô Phát Biểu Can Văn Hóa số ra ngày 21/10/2015 có bài: 禪讓:真的不是你想的那麼美好,堯舜禹都是親戚 (Thiện nhượng: chân đích bất thị nễ tưởng đích na ma mĩ hảo, Nghiêu Thuấn Vũ đô thị thân thích). Nghĩa là: Thiện nhượng, thật sự không phải tốt đẹp như bạn tưởng, Nghiêu Thuấn Vũ đều là thân thích.[58] Căn cứ vào Phả hệ Hoàng Đế vương triều ta có thể thấy: Hoàng Đế sinh Huyền Khí và Xương Ý, Nghiêu là chắt của Huyền Khí. Con trai (có thuyết nói cháu nội) Xương Ý là Chuyên Húc sinh ra Cùng Thiền và Cao Tổ Phụ của Hạ Vũ (có thuyết nói Cổn là con trai Chuyên Húc). Như vậy Nghiêu là anh em "chắt chú chắt bác" với Cùng Thiền và Cao Tổ Phụ của Vũ, trong khi Thuấn là hậu duệ đời thứ sáu của Cùng Thiền còn Cổ Tẩu với Hạ Vũ quan hệ họ hàng "chút chú chút bác". Việc truyền ngôi kiểu như vậy diễn ra phổ biến ở các triều đại sau này, trường hợp những vị quân chủ không có con hoặc toàn con gái.
Đầu thời Xuân Thu, Thục Vọng Đế nhường ngôi Thục Tùng Đế.[59] Cuối thời Chiến Quốc, Yên vương Khoái nhường ngôi tướng quốcTử Chi.[60] Cả hai trường hợp này chung cuộc người thoái nhiệm đều táng mệnh thân vong, họ học tập Nghiêu Thuấn tự nguyện nhường ngôi nhưng cái kết của họ lại quá bi đát.
Tần Thủy Hoàngdiệt sáu nước thống nhất thiên hạ, thực hiện đường lối Pháp gia, tiến hành đốt sách giết học trò khiến mọi học thuyết của Bách gia chư tử gần như bị triệt thoái hoàn toàn.[61] Đến khi nhà Hán nổi lên, việc trung hưng Nho giáo bắt đầu phôi thai. Bấy giờ tư tưởng trung quân ái quốc của Khổng Tử được quảng bá rộng rãi, thấm nhuần trong đạo đức quần chúng, do kinh nghiệm thực tế từ hai trường hợp nhường ngôi thật sự thời Xuân Thu Chiến Quốc nên trong thâm cung hễ xảy ra cuộc thay đổi triều đại cho người khác họ đều được các quyền thần dàn xếp, ép thiên tử xuống chiếu nhường ngôi cho mình nhằm hợp thức hóa hoàng vị.
Là nơi khởi nguyên của Nho giáo, chế độ Thiện nhượng phát triển mạnh mẽ nhất bên Trung Quốc. Trừ những lần biến động chính trị ngoài dân gian như: chư hầu quật khởi, ngoại bang xâm lược, nông dântạo phản, quân phiệt cát cứ, phiên trấn chuyên quyền, v.v. Những thế lực này sát phạt lẫn nhau kịch liệt, cuối cùng còn lại ai thì người đó trở thành "chân mệnh thiên tử", được phái Nho gia tôn vinh bởi đi đúng chính đạo nên mới được nước, sử sách dùng chữ "diệt" (滅) để hiển thị cho việc thay đổi triều đại như vậy. Ví dụ: Thương diệt Hạ, Chu diệt Thương, Tần diệt Chu, Tần diệt lục quốc, Sở diệt Tần, Hán diệt Tây Sở, Hán diệt Tân, v.v.
Tất cả các cuộc thay ngôi đổi chủ ngoài dòng tộc trong cung cấm ở quốc gia này (bao gồm cả Nam Chiếu và Đại Lý) đều được thực thi bởi chế độ Thiện nhượng, cụ thể là:
Còn về nội thiện, các cuộc nhường ngôi cũng đều có nguyên do ẩn chứa sâu xa, không phải cuộc nội thiện nào cũng diễn ra suôn sẻ, có nhiều cuộc cũng đổ máu và sát phạt hoặc cách thức ép buộc cũng chẳng kém gì ngoại thiện.
Chế độ thiện nhượng có ảnh hưởng trực tiếp đến ba quốc gia đồng văn Hán ngữ là: Nhật Bản, Việt Nam và Triều Tiên. Trước khi văn hóa phương Tây du nhập, tất cả những học thuật và tư tưởng của ba quốc gia trên đều bị Nho giáo thống soái mà không có một trường phái khác đồng hành, hễ Nho giáo ở Trung Nguyên biến thiên ra sao thì ảnh hưởng của nó ở bên ngoài đều phải theo như thế[62]:
Tại Việt Nam, sự thay đổi triều đại đều rất êm thấm, không phải thiện vị thì cũng tôn vị, trừ ba triều đại có được giang sơn nhờ vũ lực là Nhà Đinh, Nhà Nguyễn Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Dưới đây là các cuộc ngoại thiện:
Còn nội thiện đã quy định thành một chế độ rõ rệt từ thời Nhà Trần, các triều đại sau cứ theo đó mà bắt chước. Tuy nhiên, các trường hợp nội thiện sau này đều không suôn sẻ, nếu không phải do giải pháp tình thế bởi chiến tranh loạn lạc thì cũng bị gượng gạo vì quyền thần ép buộc mà ra.
Năm 1777, tại Nam Dương quần đảo, La Phương Bá xây dựng nên hình thức chính thểcộng hòa đầu tiên ở châu Á áp dụng dân chủtổng tuyển cử kết hợp truyền thừa thiện nhượng.[63] Theo đó, vị nguyên thủ đương nhiệm trước khi từ chức sẽ tiến cử một thuộc hạ kế vị mình để đa số công dân phê chuẩn, nguyên tắc này là: 國之大事皆眾議而行 Quốc chi đại sự giai chúng nghị nhi hành (khi có việc quan trọng của quốc gia thì mọi quyết định đều phải thông qua hội nghị đại chúng của các công dân).[64][65]
Tháng 5 năm 2013, thông cáo nghị quyết của Trung ươngĐảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng cuộc chuyển giao quyền lực giữa các lãnh đạo tối cao của họ mang màu sắc Thiện nhượng hiện đại.[66] Phương châm đó là: 一黨領導、全國選拔、長期培養、年齡限制、定期更替 Nhất đảng lãnh đạo, toàn quốc tuyển bạt, trường kỳ bồi dưỡng, niên linh hạn chế, định kỳ canh thế (Một đảng lãnh đạo, cả nước bầu chọn, bồi dưỡng lâu dài, nhiệm kỳ hạn chế, định kỳ thay đổi).[67]
Tác giả: Trương Tú Bình và Vương Hiểu Minh, 100 sự kiện Trung Quốc. Quảng TâyNhân dân xuất bản xã, 1993. Nhóm biên dịch: Phạm Việt Chương, Xuân Kính, Huy Sanh và Nguyễn Trần Phụng. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998
Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Khoa Cử Việt Nam - Tập Thượng. Tranh ảnh mượn của: Archives de l'Indochine, Bách khoa thư bằng tranh, S. Baron, BAVH, BEFEO, Michel Đức Chaigneau, John Crawford, P. Doumer, L'Illustration, Mai Ưng, Nguyễn Bá Triệu, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Trọng Niết, Salles, Trần Văn Giáp, Từ Điển Văn Học, Võ Quang Yến. An Tiêm xuất bản lần thứ nhất, Paris - 2002
Vương Hiểu Nghị và Kim Long, Tòng Đào tự di chỉ đích khảo cổ tân phát hiện khán Nghiêu Thuấn thiện nhượngLưu trữ 2018-03-21 tại Wayback MachineSơn Tây tỉnh khảo cổ nghiên cứu sở, Sơn Tây - Thái Nguyên 030001. Vận Thành thị văn vật công tác điếm, Sơn Tây - Vận Thành 011000. Sơn Tây sư đại học báo - Xã hội khoa học bản Journal of Shanxi Teachers University (Social Science Edition). Trung đồ phân loại hiệu K21, Văn hiến tiêu chức mã A, Văn chương biên hiệu 001-5957(2004)03-0087-05. Kỳ 3 quyển 31 tháng 7 năm 2001
Trương Vũ Thuận, Nghiêu Thuấn thiện nhượng Công tác thất biên tập chế tác, tiểu ngưu đốn điện tử thư chế tác đoàn đội biên tập 2013 - Comics & Graphic Novels
Nữ tội phạm nguy hiểm của vũ trụ DC, đồng thời là cô bạn gái yêu Joker sâu đậm – Harley Quinn đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc hoành tráng với những màn quẩy banh nóc