Đỗ Viết Cường

Đỗ Viết Cường
Chức vụ
Phó Tham mưu trưởng
Quân chủng Hải quân
Nhiệm kỳ2007 – 2011
Tham mưu trưởngPhạm Ngọc Minh
Thông tin cá nhân
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Phục vụ trong quân đội
Cấp bậc
Tặng thưởngHuân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất
Huân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì
Huân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba ×2

Đỗ Viết Cường (1950 – 2023) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Chuẩn đô đốc, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân,[1] Nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ninh.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Viết Cường sinh năm 1950 tại xã Mỹ Sơn, huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tháng 4 năm 1968, ông nhập ngũ. Ông từng là Phó Đoàn trưởng Quân sự Đoàn 126, tham gia Chiến dịch Lam Sơn 719,[3] và Đội phó Đội 1 của Đoàn 126,[4][5] chỉ huy Phân đội 2 khi tham gia chiến đấu tại đảo Sơn Ca [6][7] trong Chiến dịch Trường Sa.[8][9] Ngày 29 tháng 3 năm 1973,[10] sau khi thành công đánh chìm nhiều tàu vận tải cỡ lớn của quân đội Mỹ tại Cửa Việt, ông được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[11] Thời điểm này, ông đang đảm nhiệm Phân đội trưởng Đặc công nước thuộc Đội 1 Đoàn đặc công 126 thuộc Bộ tư lệnh Hải quân với quân hàm Thượng sĩ.[12]

Đầu năm 2008, ông được thăng quân hàm Chuẩn Đô đốc.[13][14] Sau khi nghỉ hưu, ông đảm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ninh,[15] Ủy viên Ban thường vụ Hội Cựu chiến binh Việt Nam.[16]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 2008
Quân hàm
Cấp bậc Đại tá Chuẩn Đô đốc

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Đại Phượng (15 tháng 11 năm 2007). “Trên boong chiến hạm Mỹ cập cảng Hải Phòng”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Quốc Tảo (6 tháng 8 năm 2013). “Giao lưu nghệ thuật Vang mãi bài ca cô gái mở đường”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Nguyễn Cường (25 tháng 3 năm 2016). “Hội thảo khoa học về Đặc công Hải quân-hành trình 50 năm”. Vietnamplus. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Phương Anh (28 tháng 4 năm 2010). “Cờ đại thắng tung bay Trường Sa”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Ngô Anh Thu (24 tháng 4 năm 2021). “Loạt ký sự giải phóng Trường Sa: Bài 3 - Những "Yết Kiêu" xuất quỷ nhập thần”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (29 tháng 12 năm 2020). “Kỷ vật của người chỉ huy giải phóng đảo Sơn Ca”. Báo Quảng Ninh. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Mạnh Duy; Phan Anh (27 tháng 4 năm 2013). “Giải phóng Trường Sa: Chiếm bàn đạp Song Tử Tây”. Người Lao Động. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Ngô Anh Thu (25 tháng 4 năm 2021). “Bài 4: Khúc tráng ca tiểu đoàn "bụng đói nhưng chí anh hùng". Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Nguyễn Thế Hùng; Nguyễn Văn Biền (3 tháng 4 năm 2020). “Giải phóng quần đảo Trường Sa (mật danh c75) một chiến dịch bí mật, bất ngờ, dũng cảm, mưu trí giành thắng lợi”. Trang Thông tin điện tử Học viện Chính trị. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Nguyễn Hữu Đức (2003). Giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hò̂ Chí Minh và quan điẻ̂m cua Đảng cộng sản Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 455. OCLC 54664163.
  11. ^ “Kỳ 2: Gặp đồng hương Quảng Ninh ở Trường Sa”. Báo Quảng Ninh. 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ Quân đội nhân dân (1994). Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 534. OCLC 833658974.
  13. ^ Văn Hiến (31 tháng 12 năm 2007). “Bổ nhiệm, thăng quân hàm, cấp bậc một số cán bộ của các Bộ Quốc phòng, Công an”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
  14. ^ Nguyễn Tấn Dũng (27 tháng 12 năm 2007). “Quyết định Về việc thăng quân hàm từ Đại tá lên Chuẩn Đô đốc Hải quân đối với đồng chí Đỗ Viết Cường”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ Thành Dương. “Hội CCB tỉnh: Hướng về miền Trung”. Báo Quảng Ninh. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ Tiến Đạt (6 tháng 11 năm 2019). “69 tập thể, cá nhân được khen thưởng trong phong trào thi đua "CCB gương mẫu" giai đoạn 2014 - 2019”. Báo Thái Bình. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan