Đa đa trong tiếng Việt có thể là:
- Chim đa đa (tên gọi khác: chim bắt tép kho cà, gà gô), thuộc bộ Gà (Galliformes), họ Trĩ (Phasianidae) chi: Francolinus tên khoa học: Francolinus pintadeanus. Loài này có ở Việt Nam.
- Lưu ý là từ gà gô là danh từ chung chỉ nhiều chi hoặc loài chim khác nhau có hình dáng bề ngoài giống gà, sống định cư, kiếm ăn riêng lẻ hoặc từng đôi, thích sống trong các bụi cây và đồi cỏ tranh, làm ổ đẻ trứng dưới đất. Riêng chi Francolinus nghĩa rộng (sensu lato) hiện biết 41 loài khác nhau. Ngoài ra, các chi khác như chi Tetrao: gà gô lia (Tetrao tetrix), gà gô đen (Tetrao urogallus), chi Lagopus: gà gô trắng Alpes (Lagopus mutus), chi Alectoris: gà gô đá (Alectoris graeca) v.v. Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật và hạt. Trừ Francolinus pintadeanus thì toàn bộ các chi, loài này không có ở Việt Nam.
- Tên gọi khác của cây cần thăng (Feroniella lucida).
- Đa-đa: cách gọi cho thầy dạy môn Yoga (còn cô giáo thì được gọi là Đi-đi)
- Trào lưu Đa đa
- Tên gọi khác của một loại thực vật là cây đa, tên khoa học: Ficus bengalensis.