Điền Hoằng Chính

Điền Hoằng Chính
田弘正
Nghi quốc công
Tên húyĐiền Hưng
Tên chữAn Đạo
Thụy hiệuTrung Mẫn
Tiết độ sứ Ngụy Bác
Nhiệm kỳ
812 - 820
Bổ nhiệm bởiĐường Hiến Tông
Tiền nhiệmĐiền Hoài Gián
Kế nhiệmLý Tố
Tiết độ sứ Thành Đức
Nhiệm kỳ
820 - 821
Bổ nhiệm bởiĐường Mục Tông
Tiền nhiệmVương Thừa Tông
Kế nhiệmNgưu Nguyên Dực (danh nghĩa)
Vương Đình Thấu (thực tế)
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húy
Điền Hưng
Ngày sinh
764
Mất
Thụy hiệu
Trung Mẫn
Ngày mất
821
Nơi mất
Thành Đức
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tian Tingjie
Hậu duệ
Điền Bố, Tian Mou, Tian Zao, Tian Zhang
Tước hiệuNghi quốc công
Nghề nghiệpquân nhân
Quốc giaĐường
Quốc tịchnhà Đường

Điền Hoằng Chính (chữ Hán: 田弘正, bính âm: Tian Hongzheng 764 - 29 tháng 8 năm 821[1]), nguyên danh Điền Hưng (田興), tên tựAn Đạo (安道) thụy hiệu Nghi quốc Trung Mẫn công (沂忠愍公), là Tiết độ sứ lưỡng trấn Ngụy Bác[2], Thành Đức[3] dưới thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân là cháu họ của cố tiết độ Ngụy Bác Điền Thừa Tự, nên ban đầu Điền Hưng được giữ chức quan cấp thấp tại Ngụy. Khi Tiết độ sứ Điền Quý An chết (812), ông được quân sĩ ủng hộ lên làm Tiết độ sứ mới, cải danh Hoằng Chánh. Trong thời gian cai trị đất Ngụy, Điền Hoàng Chánh chủ trương thần phục chính quyền trung ương, nộp thuế và kê khai dân số lên triều đình nhà Đường, do vậy tránh được chiến dịch thảo phạt của quân đội trong những năm 815 - 819. Khi Tiết độ sứ Thành Đức Vương Thừa Tông qua đời năm 820, nhà Đường đổi dùng ông đến trấn nhậm Thành Đức. Tuy nhiên ông bị mất lòng quân sĩ ở Thành Đức nên bị họ lập mưu chống lại. Tháng 8 năm 821, Đô tri binh mã sử Vương Đình Thấu làm phản và giết chết Điền Hoằng Chánh, tự xưng là lưu hậu ở Thành Đức.

Thân thế và thời trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Điền Hưng chào đời năm 864 dưới thời vua Đại Tông nhà Đường (762 - 779). Ông nội ông là Điền Diên Uẩn, chú ruột của tiền Tiết độ sứ Ngụy Bác Điền Thừa Tự, làm quan đến chức An Đông đô hộ phủ tư mã. Con trai Diên Uẩn là Điền Đình Giới, bản tính nho nhã, ban đầu không được lĩnh quân chức, giữa những năm Đại Lịch làm quan tới chức Thái phủ khanh, Biệt giá Thường châu, Ngự sử trung thừa, sung Hoành Hải quân sứ. Lúc Thừa Tự gây chiến với Lý Bảo Thần ở Thành Đức và Lý Chánh Kỉ ở Tri Thanh[4], lệnh cho Đình Giới trấn giữ Thương châu; sau bị Lý Bảo ThầnChu Thao liên quân công kích. Đình Giới ra sức giữ thành, trải qua mấy năm bị vây vẫn giữ được. Triều đình sau phong cho ông làm thứ sử Tương châu.[5].

Đầu năm Kiến Trung thời Đường Đức Tông, Điền Duyệt kế tục Điền Thừa Tự, triệu Đình Giới về làm tiết độ phó sứ. Lúc Duyệt liên kết với Trấn châu Lý Duy Nhạc, Thanh châu Lý Nạp và Tương châu Lương Sùng Nghĩa chống lại chính quyền trung ương. Điền Đình Giới ra sức can ngăn nhưng Duyệt không nghe. Năm 782, Đình Giới phẫn uất mà chết[6].

Điền Hưng là con trai thứ hai của Điền Giới. Ngay từ lúc trẻ, ông đã đọc sách Nho, lại tinh thông binh pháp, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, mạnh mẽ lại biết lễ nghĩa. Bá phụ Điền Thừa Tự do đó rất thương yêu ông[5], ban tên là Hưng. Sau cái chết của Điền Đình Giới, ông nương nhờ người anh trai Điền Dung. Vào một dịp trong cuộc thi bắn cung giữa các binh sĩ Ngụy Bác mà Điền Hưng giành được thắng lợi, Điền Dung đã khéo léo nhắc nhở ông: Tài năng nếu như để lộ hết ra ngoài thì tai họa sẽ không xa đâu, ý khuyên ông biết nhẫn nhịn chờ thời[7].

Dưới quyền Điền Quý An

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 796, cháu nội Điền Thừa TựĐiền Quý An trở thành tiết độ sứ Ngụy Bác; giao cho Điền Hưng làm tướng bảo vệ phủ đệ của mình. Thấy Quý An không lo chính sự, ăn xài xa xỉ, lại giết người liên miên; Điền Hưng nhiều lần tìm cách can ngăn nhưng không được. Lại thấy Điền Hưng được nhiều người ủng hộ, Quý An đâm lo, nên đẩy ông ra ngoài làm trấn tướng ở Lâm Thanh[8], thậm chí về sau còn muốn giết ông trên đường đi nhận chức. Điền Hưng lo sợ nên giả vờ bị bại liệt tay chân nên thoát nạn[5].

Năm 812, Điền Quý An bị bệnh nặng. Phu nhân Nguyên thị cho triệu người con trai trưởng[9]Điền Hoài Gián mới có 11 tuổi làm phó sứ. Ít lâu sau Quý An qua đời. Binh sĩ trong trấn liền bàn nhau rước ông về giữ chức Đô tri binh mã sử.

Do Điền Hoài Gián còn nhỏ tuổi, chính vụ giao cho thân tín Tưởng Sĩ Tắc giải quyết. Sĩ Tắc chỉ tín nhiệm những người cùng cánh với mình và âm mưu loại bỏ những người khác, khiến quân sĩ bất mãn. Họ bàn với nhau rằng: Đô tri binh mã sử Hưng mới đúng là chủ soái của chúng ta[5], rồi kéo đến phủ đệ của ông, ép ông nổi dậy. Hưng cố đóng cửa không ra nhưng không sao ngăn được quân sĩ. Hưng đành phải bước ra, các tướng sĩ đều cúi chào, thỉnh ông chủ quân sự. Ông chấp nhận đề nghị của họ, nhưng cũng yêu cầu họ không làm hại đến Điền Hoài Gián, đồng thời không được ngăn cấm ông thần phục nhà Đường, binh sĩ đều đồng ý. Sau đó Điền Hưng tiến vào phủ, giết chết bọn Sĩ Tắc hơn 10 người, rồi hộ tống Điền Hoài Gián về kinh sư[10].

Tham gia đánh Ngô Nguyên Tế và Vương Thừa Tông

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Điền Hưng nắm quyền, anh trai ông là Điền Dung trách ông rằng

Hôm nay mày không nghe lời tao, là cái con đường tự rước lấy tai họa.

Điền Hưng sai sứ đến Trường An nộp sổ sách và lược đồ 6 châu ở Ngụy Bác[11]. Trong triều đình có hai luồng ý kiến khác nhau: tể tướng Lý Cát Phủ cho rằng nên cho Điền Hưng làm quyền Tiết độ sứ, trong khi tể tướng Lý Giáng đề nghị nên ban tiết việt cho ông ngay lập tức và trích tiền thưởng cho quân sĩ Ngụy Bác, từng bước lấy lại ảnh hưởng của triều đình đối với đất Ngụy. Cuối cùng, Đường Hiến Tông (805 - 820) chấp nhận ý kiến của Lý Giáng. Nhà Vua sai Trung thư xá nhân Bùi Độ mang sắc đến Ngụy phong cho ông làm Ngân Thanh Quang Lộc đại phu, Kiểm giáo công bộ thượng thư, Ngụy châu đại đô đốc phủ trưởng sử, Thượng trụ quốc, tước Nghi quốc công, Ngụy Bác đẳng châu tiết độ quan sát xử trí chi độ doanh điền đẳng sứ, ban danh là Hoằng Chánh[5]. Khi Bùi Độ tới Ngụy châu, Điền Hoằng Chánh cho tiếp đón trọng thể và tỏ thái độ tôn trọng khi đàm đạo với Độ, lại trình bày công việc trong trấn cho Độ nghe. Bùi Độ sau đó thay mặt triều đình ban cho quân sĩ Ngụy Bác tiền 1.500.000 lạng. Ông còn thuyết phục Tiết độ phó sứ Bùi Chứng và hơn 90 tướng chấp nhận nộp khoản tiền thuế trong suốt 16 năm cai trị của Điền Quý An mà trấn Ngụy Bác đã không nộp lên nhà Đường. Khi Tiết độ sứ Bình Lư[4] Lý Sư Đạo cố gắng thuyết phục Hoằng Chánh liên minh với mình, ông đã từ chối.

Thấy Điền Hoằng Chánh thần phục, Nhà Vua hạ lệnh cho quân triều đình đóng ở Hà Dương[12] vốn để ngăn chặn sự quấy phá của quân Ngụy, chuyển sang đóng ở Nhữ Châu[13] để ngăn chặn quân đội của tiết độ sứ Chương Nghĩa[14]Ngô Thiếu Dương. Sang năm 814, Ngô Thiếu Dương chết, con là Ngô Nguyên Tế lên thay, nhưng triều đình nhà Đường không công nhận, Ngô Nguyên Tế liền đem quân cướp phá các vùng xung quanh Lạc Dương. Do vậy triều đình quyết định cử quân thảo phạt. Điền Hoằng Chánh cũng sai con là Điền Bố dẫn 3000 binh tới hỗ trợ quân trung ương[5].

Hai tiết độ sứ đồng minh với Ngô Nguyên TếVương Thừa Tông ở Thành Đức và Lý Sư Đạo ở Bình Lư đều dâng biểu xin tội cho họ Ngô. Sau khi tể tướng Võ Nguyên Hoành bị giết, Hiến Tông nghi ngờ Vương Thừa Tông là chủ mưu đứng đằng sau việc này nên quyết định thảo phạt Thành Đức, nhưng vì phải dồn quân cho mặt trận Hoài Tây nên nhà Đường không thể tập trung binh được. Điền Hoằng Chánh đem quân đóng ở biên giới với Triệu để sẵn sàng cho cuộc tấn công một khi có lệnh từ Trường An. Đáp lại, Vương Thừa Tông cũng đem quân cướp phá một số vùng thuộc Ngụy Bác[15]. Hiến Tông cho phép ông tiến quân đánh vào Bối châu của Thành Đức. Lý Sư Đạo thấy sự trung thành của ông nên không dám công khai cứu Ngô Nguyên Tế[5].

Khi Ngô Nguyên Tế bị Lý Tố đánh bại vào cuối năm 817, Vương Thừa Tông lo sợ[16], cầu cứu đến Điền Hoằng Chánh. Ông khuyên Thừa Tông nên nạp đất và gửi con đến triều đình làm con tin. Thừa Tông nghe theo, sai hai con là Vương Tri Cảm, Vương Tri Tín vào triều, dâng nộp hai châu Đức, Lệ quy về triều đình[15].

Tham gia dẹp Lý Sư Đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Sư Đạo ở Tri Thanh cũng xin quy phục, gửi con tin và dâng nộp ba trong số 12 châu ở Bình Lư, nhưng sau đó lại nuốt lời hứa. Hiến Tông vô cùng tức giận, quyết định cử quân thảo phạt Bình Lư. Ban đầu Nhà Vua cho quân Ngụy Bác nghỉ ngơi, không dùng cho cuộc thảo phạt này vì lo sợ phí tổn quá nhiều để nuôi lính Ngụy sẽ làm cạn kiệt ngân khố. Mãi đến mùa đông năm 818, lại có chiếu cho Điền Hoằng Chánh cùng tiết độ sứ các trấn Tuyên Vũ, Nghĩa Thành, Vũ Ninh, Hoành Hải đưa quân trợ giúp. Quân Ngụy vượt Hoàng Hà tiến xuống phía nam. Tháng 1 năm 819, Hoằng Chánh tự suất quân từ Dương Lưu vượt Hà Trúc Lũy, cách Vận châu 40 dặm. Lý Sư Đạo cử đại tướng Lưu Ngộ ra đối lũy chống cự. Liên quân của ông và Lý Tố, Lý Quang Nhan ba mặt tiến công, quân giặc thua to[15].

Sau trận thua đó, Lý Sư Đạo nghi ngờ Lưu Ngộ cố tình phản bội mình, tính giết đi. Lưu Ngộ bèn quyết định làm phản trước, tấn công vào phủ của Lý Sư Đạo trong tháng 4 năm 819, cắt đầu ông ta đem đến nộp cho Điền Hoằng Chánh. Mười hai châu Tri, Thanh được bình định, Điền Hoằng Chánh có công to, được gia phong Tư đồ, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự. Triều đình nhà Đường cho Lưu Ngộ làm Tiết độ sứ Nghĩa Thành[17] chứ không cho tiếp quản Bình Lư. Lại sợ Lưu Ngộ bất mãn rồi học theo Chu, Vương[18] khi xưa, nên Hoằng Chánh đưa quân đội của mình vào tiếp quản Vận châu để trấn áp họ Lưu. Do đó Lưu Ngộ không dám chống lại, chấp nhận về Nghĩa Thành. Điền Hoằng Chánh bỏ hết những chính sách khắc nghiệt mà gia tộc họ Lý thi hành trong suốt hơn 50 năm ở đất Tề. Trấn Bình Lư được chia thành ba trấn nhỏ, giao cho ba tiết độ sứ khác nhau. Đến đây, với việc Ngô Nguyên Tế, Lý Sư Đạo bị diệt, Vương Thừa Tông, Điền Hoằng Chánh quy phục, coi như triều đình nhà Đường đã dẹp yên được nạn phiên trấn về căn bản. Rất tiếc là cục diện này không kéo dài được lâu[15].

Mùa thu năm 819, Điền Hoằng Chánh vào Trường An yết kiến thiên tử, Nhà Vua đặc biệt ưu đãi, triệu kiến ở điện Lâm Đức, tướng tá đi theo hơn 200 người đều được ban thưởng trọng hậu. Tiến Kiểm giáo tư đồ kiêm Thị trung, thực phong 300 hộ, lấy anh là Dung làm Kiểm giáo Hình bộ thượng thư, thứ sử Tương châu, Thái tử tân khách. Ông lo sợ rằng một mai mình quy tiên thì tướng sĩ sẽ ủng hộ con cháu, huynh đệ mình lên kế nhiệm, nên gửi hết bọn họ lại Trường An. Hiến Tông ban cho chức vị cao trong triều[15].

Tiết độ sứ Thành Đức

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 820, hoàng thượng băng hà. Thái tử Hằng nối ngôi, xưng là Mục Tông hoàng đế (820 - 824). Đến mùa đông cùng năm, Trấn châu Vương Thừa Tông ưu tử. Do hai con của Thừa Tông đang làm con tin tại triều, quân trung ủng hộ em trai ông ta là Vương Thừa Nguyên làm Tiết độ lưu hậu; nhưng Thừa Nguyên từ chối và dâng biểu lên triều đình xin cử người khác tới. Vua Mục Tông hạ chiếu: dời Vương Thừa Nguyên làm Tiết độ sứ Nghĩa Thành, đổi Điền Hoằng Chánh làm Kiểm giáo Tư đồ, kiêm Trung thư lệnh, Trấn châu đại đô đốc phủ trưởng sử, Thành Đức quân tiết độ sứ, Trấn Ký Thâm Triệu đẳng quan sát sứ, cai trị sáu châu ở Thành Đức, tướng Lý Tố tiếp quản Ngụy Bác, Lưu Ngộ đổi sang làm tiết độ sứ Chiêu Nghĩa[19], con trai Hoằng Chánh là Điền Bố được phong làm Tiết độ sứ Hà Dương[20]. Đại thần Dương Nguyên Khanh ra sức can ngăn việc này, nhưng vua và các tể tướng đều để ngoài tai[21].

Điền Hoằng Chánh trước kia từng tham gia thảo phạt Thành Đức, do đó khi dời đến trấn này, ông lo sợ quân sĩ ở đây oán hận và chống lại mình, do đó đem 2000 binh từ đất Ngụy theo để hộ vệ. Ngày 26 tháng 11 ÂL, ông đặt chân tới Trấn châu. Lúc đó triều đình đã định ban cho chư quân ở Trấn châu 100 vạn nhưng số tiền ấy không tới, trong quân bàn tán xôn xao. Hoằng Chánh đích thân phủ dụ, nhân tình mới yên. Sau đó ông xin triều đình chấp nhận cho 2000 quân Ngụy ở đất Triệu và phát lương bổng cho họ. Dâng biểu bốn lần đều bị hữu ti giấu giếm, không tới được tai Mục Tông. Do không đủ chi phí nuôi quân nên đến giữa năm 821, ông phải để 2000 quân này trở về Ngụy Bác[21].

Trong khi đó Điền Hoằng Chánh lại không được lòng quân sĩ ở Thành Đức. Do gia quyến của ông ở hai kinh Trường An, Lạc Dương rất nhiều, nên ngay từ lúc ở Ngụy và bây giờ là ở Triệu; ông đều ăn bớt tiền trong phủ khố để chu cấp cho thân thuộc; do đó quân sĩ ở hai trấn đều rất bực. Cộng thêm việc số tiền 100 vạn không tới, quân sĩ chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng, cho rằng Hoằng Chánh ăn mất số đó đi. Đô tri binh sử Vương Đình Thấu là người có dã tâm, đã khéo léo kích động sự tức giận của binh sĩ đất Triệu đối với Điền Hoằng Chánh, chuẩn bị làm phản. Đình Thấu lên kế hoạch tiến hành đại sự ngay sau khi 2000 quân Ngụy Bác rút đi[21].

Đêm ngày 29 tháng 8 năm 821 (tức ngày 28 tháng 7 năm nguyên niên Trường Khánh), Vương Đình Thấu cùng với binh sĩ dưới quyền kéo đến phủ đệ của Điền Hoằng Chánh, sau đó xông vào sát hại ông cùng với gia thuộc ở đất Triệu và thân tín, tham tá, tổng cộng hơn 300 người[21]. Năm đó ông được 58 tuổi. Có ba con là Bố, Quần, Mưu.

Nhà Vua nghe tin Hoằng Chánh bị hại, rất thương xót, truy tặng là Thái úy, ban thụy Trung Mẫn. Sau đó nhà Đường cử Ngưu Nguyên Dực làm Tiết độ sứ đem quân thảo phạt Vương Đình Thấu nhưng thất bại, rốt cục phải công nhận họ Vương là người nắm quyền ở Triệu. Mục Tông còn hạ lệnh cho Đình Thấu trả lại thi thể của ông, nhưng Đình Thấu không nghe.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Điền Hoài Gián
Tiết độ sứ Ngụy Bác
812-820
Kế nhiệm:
Lý Tố
Tiền nhiệm:
Vương Thừa Tông
Tiết độ sứ Thành Đức
820-821
Kế nhiệm:
Ngưu Nguyên Dực
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
BBC The Sky at Night - The Flying Telescope (2018) - Kính viễn vọng di động
BBC The Sky at Night - The Flying Telescope (2018) - Kính viễn vọng di động
Bầu trời vào ban đêm đưa lên không trung trên đài quan sát trên không lớn nhất thế giới - một máy bay phản lực khổng lồ được sửa đổi đặc biệt, bay ra khỏi California
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
The Wanderer from Inazuma is now a playable character, after 2 years of being introduced as Scaramouche
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Firewatch là câu chuyện về những con người chạy trốn khỏi cuộc đời mình, câu chuyện của những người gác lửa rừng.
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Sơ lược về Dune - Hành Tinh Cát
Công tước Leto của Gia tộc Atreides – người cai trị hành tinh đại dương Caladan – đã được Hoàng đế Padishah Shaddam Corrino IV giao nhiệm vụ thay thế Gia tộc Harkonnen cai trị Arrakis.