Đoan Trang

Đoan Trang
Đoan Trang vào năm 2017
SinhCao Thị Đoan Trang
4 tháng 2, 1978 (46 tuổi)
Nam Định, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Năm hoạt động2001 – nay
Phối ngẫu
Johan Wicklund (cưới 2012)
Con cái1
Sự nghiệp âm nhạc
Nguyên quánThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thể loại
Nhạc cụThanh nhạc

Cao Thị Đoan Trang, thường được biết đến với nghệ danh Đoan Trang (sinh ngày 4 tháng 2 năm 1978), là một nữ ca sĩ, diễn viên, người dẫn chương trình truyền hình kiêm vũ công người Việt Nam. Với chất giọng khỏe và tự nhiên, cô có khả năng thể hiện đa dạng các thể loại âm nhạc khác nhau.[1]

Khởi đầu sự nghiệp bằng việc tham gia các buổi biểu diễn hệ phong trào và đoạt những giải thưởng khi còn là sinh viên của 2 trường là đại học HUFLITNhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Trang đoạt giải nhì cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001. Biệt danh "Chocolate" do báo chí và giới truyền thông đặt cho Trang nhằm nói đến nước da bánh mật và cũng là ca khúc trong album của Trang.[1] Trong suốt sự nghiệp của mình, cô đã từng giành được một đề cử của giải Cống hiến.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Đoan Trang vào năm 2012.

Trang sinh ngày 4 tháng 2 năm 1978 tại Nam Định.[2] Trang đã sống tại thành phố Nam Định tỉnh Nam Định trong gia đình có 6 người, gồm bố mẹ 1 chị gái và 2 em trai. Cậu em trai Cao Minh Trung của Trang là tay trống của Microwave [3]. Trang đã có thiên hướng và niềm yêu thích với âm nhạc, từng trình diễn các bài hát thiếu nhi trên những sân khấu khi 5 tuổi[4], là thành viên của Nhà văn hóa Tỉnh và các phong trào ca hát tại nơi theo học, Trang tham gia những hoạt động văn nghệ của trường trong khoảng thời gian đi học, tất cả các cuộc thi Trang tham gia thì đều giành được giải thưởng.

Năm 1992, khi 14 tuổi, Trang phải xa gia đình để theo học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh[4]. Năm 1995, Trang dự thi và đậu vào Khoa trung cấp thanh nhạc - Nhạc Viện Thành phố, Trang còn theo học ngành Sư phạm Anh văn của Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT), theo học cùng lúc 2 trường đại học, Trang tham gia đa số các hoạt động về công tác Đoàn, nhất là chiến dịch Mùa Hè Xanh và các công tác xã hội khác. Vì những hoạt động như vậy, mùa xuân năm 1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn Trang vào đội sinh viên đi thăm bộ đội ở vùng biên giới.

Trưởng thành từ những phong trào

[sửa | sửa mã nguồn]

Với lợi thế về khả năng ca hát cộng với kinh nghiệm biểu diễn trên sân khấu, Đoan Trang là nhân vật "khá quen thuộc đối với các buổi liên hoan văn nghệ dành cho sinh viên các trường đại học và từng đoạt khá nhiều giải thưởng"[5]. Thời kỳ này, Trang biểu diễn tai các quán barphòng trà trên địa bàn thành phố để kiếm thêm thu nhập nuôi 2 em trai ăn học và cũng là để trang trải phần học phí của mình[6]. Từng có cuộc bầu chọn ra Trang là 1 trong 10 sinh viên tiêu biểu của ĐH Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (khóa 1995-1999).[7]

Năm 1998, Trang tham gia cuộc thi "Tiếng hát học sinh - sinh viên Thành phố", cuộc thi dành cho các bạn trẻ là học sinh - sinh viên tại các trường trung học phổ thông và đại học - cao đẳng nằm trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc thi này, Trang đoạt Huy chương vàng và sau đó là đại diện của Thành phố tham dự "Tiếng hát HSSV toàn quốc" diễn ra tại Hà Nội, giành được huy chương bạc.

Không chỉ tham gia các giải phong trào trong học đường, Trang tham gia vào "Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh" năm 1997, cuộc thi theo đánh giá là "có uy tín vào loại bậc nhất" của Sài Gòn và các tỉnh phía nam, là nơi phát hiện ra hàng loạt ca sĩ sau này như: Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, Đức Tuấn, Thanh Thúy... Với cuộc thi này, Trang đã lọt vào vòng chung kết và đoạt giải khuyến khích.

Con đường trở thành ca sĩ chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1999, sau khi Trang tốt nghiệp đại học, với tấm bằng xuất sắc thanh nhạc - Nhạc viện Thành phố[7], ai đó từng chọn phỏng vấn Trang để làm việc tại Singapore Airline, công việc theo đánh giá là phù hợp với ngành tiếng Anh mà Tranh đã theo học. Trang đã tự chọn cho mình con đường trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, đăng ký vào câu lạc bộ "Giai Điệu Xanh" và tham gia biểu diễn tại những tụ điểm giải trí trên địa bàn thành phố.

Năm 2001, lần nữa Trang tham gia vào cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Thành phố và đã đoạt giải nhì, trong lần thi này, Trang thể hiện ca khúc Vô tình của nhạc sĩ Trần Tiến, ca khúc đạt được số điểm "sít sao" với giải nhất năm đó là nữ ca sĩ Tú Anh[8], Trang nhận được những lời mời từ các nhà sản xuất, và các công ty âm nhạc. Trang đã chọn con đường trở thành ca sĩ độc lập và tự phát triển sự nghiệp ca hát theo hướng riêng của mình.

Năm 2002, Trang có các ca khúc theo đánh giá là hit lúc bấy giờ như: Forget me not, Khi tôi 20,... 3 hãng đĩa ghi âm thực hiện 3 bản hòa âm khác nhau bao gồm techno, slow và nhạc điện tử cho ca khúc Forget me not do nhạc sĩ Quốc An sáng tác. Với những ca khúc này, khán giả bình chọn Trang là ca sĩ trẻ triển vọng trong năm của Làn Sóng Xanh. Năm 2005, ai đó trao giải Làn Sóng Xanh lần thứ 7 cho Trang, Trang là 1 trong 10 ca sĩ "được yêu thích nhất trong năm" với 2 ca khúc "Tóc hát" và "Bâng Khuâng", có những tuần liền nằm trong top 5 của Làn sóng Xanh[9]. Đây là lần đầu tiên Trang giành được giải Làn Sóng Xanh. Có những bài báo cho rằng Trang không xứng đáng với giải này bằng Thanh Thảo, ca sĩ theo đánh giá là có nhiều bài hát thành công hơn, và hoài nghi có sự vận động ở hậu trường.

Tháng 7 năm 2007, Trang thực hiện chuyến du học trong vòng 5 tuần tại Hoa Kỳ, đăng ký vào trường Đại học Berklee, trường nhạc tại thành phố Boston, bang Massachusetts. Với khóa học có tên gọi là "Summer Performance Program", Trang được học về thanh nhạc, nhạc lý, kỹ năng biểu diễn sân khấu và dòng nhạc R&B, Latin pop.

Liveshow Khi tôi 20

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, Trang thực hiện liveshow đầu tiên trong sự nghiệp của mình mang tên "Khi tôi 20" tại Huế, ngoài ca sĩ khách mời trong nước như: Ngọc Anh, Trần Tâm, Nguyễn Phi Hùng, Lý Hải... buổi biểu diễn còn có tài trợ và truyền hình trực tiếp trên 7 đài truyền hình của Việt Nam: Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí MinhCần Thơ. Trong Liveshow này, Đoan Trang trình bày 10 bài hát bao gồm các ca khúc đã làm nên tên tuổi của mình như: Khi tôi 20, Vô tình, cảm ơn một đóa xuân ngời, Forget me not,...

Có kỳ vọng rằng liveshow sẽ tạo sức bật để Đoan Trang "vút lên thành sao"[10]. Có nhận xét cho rằng buổi biểu diễn đã không thành công như mong đợi, sự "không hiểu ý giữa các ca sĩ khi chưa được tập luyện thật kỹ cùng nhau", có những ca sĩ khách mời như Mỹ Lệ, Thu Minh, Tuấn Hưng đã không tham dự được vì bận, Đoan Trang thừa nhận "Khách mời đều là ca sĩ hát nhạc pop, tiết tấu không quá sôi động. Trong khi tôi lại theo dòng latinh, cuồng nhiệt và mạnh mẽ. Có lẽ vì thế tôi trở nên hơi bị động". Về tổng thể của chương trình bị "rời rạc" do sự cắt xén của nhà đài và sự phân bố các bài hát của ca sĩ chính "chưa thật hợp lý"[11].

Tháng 5 năm 2006, Trang phát hành album Socodance, album bao gồm tuyển tập 9 bài hát phối âm và trình bày theo phong cách nhạc Dance. Sau đó, giới truyền thông trong nước đã rộ lên thông tin cho rằng ý tưởng của Socodance là do Trang lấy từ ca sĩ Nhất Thiên Bảo mà không xin phép cá thể này, và bài báo của Vietnamnet mang tựa đề ""Chôm" ý tưởng âm nhạc, chuyện chẳng thể đùa!" sau đó đăng tải trên Internet, nội dung bài viết cho rằng ca sĩ Nhất Thiên Bảo đã mời Đoan Trang tham gia trình bày những bài hát trong album Bảodance đang thực hiện của mình và Đoan Trang đã tự tiện sử dụng những bài hát đó"[12].

Giải thích của 2 ca sĩ

Sau khi bài báo này phát hành, đại diện Soco Production, là ê-kíp thực hiện các dự án âm nhạc của ca sĩ Đoan Trang đã gửi cho những cơ quan thông tấn báo chí trong nước bản thông cáo với tiêu đề: "Thông cáo chung của ca sĩ Nhất Thiên Bảo và Đoan Trang" (có chữ ký tay của Đoan Trang và Nhất Thiên Bảo)[13]. Nội dung của bản thông cáo này đã cho rằng: các bài hát trong album của Nhất Thiên Bảo đều mang chủ đạo là thể loại nhạc House, Trance, Hip Hop đầu thập niên 90 còn SocoDance của Đoan Trang theo thể loại vũ điệu khúc thập niên 50~70 như Slow, Tango, Valse, Chachacha v.v... Có giải thích cho rằng ý tưởng về SoCodance đã nhóm thảo luận lần đầu tiên vào khoảng tháng 12 năm 2005 trong khi Trang vẫn đang thực hiện CD album single Dạ Khúc và Socodance đã nhen nhóm theo đề xuất của Từ Phi và em trai của mình là Cao Trung Hiếu (thành viên trong nhóm SoCo Production).[13]. Ngoài thông cáo nói trên, Soco Production gửi cho báo chí email mang nội dung: "Tôi chính là tác giả của ý tưởng SoCodance và đã cùng thực hiện trong ê kíp SoCoProduction" của Từ Phi[14].

Ngày 28/4/2006, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet, ca sĩ Nhất Thiên Bảo cho rằng ý tưởng làm album BảoDance là do Lê Minh Hạ, đạo diễn nghĩ ra từ trước, đã trình bày ý tưởng này với Nhất Thiên Bảo và Bảo đã nhận lời thực hiện album BảoDance[14].

Trang cũng đã từng gửi thư cho tờ báo đã đăng thông tin về vụ tranh chấp, mà theo mình là đã "bịa đặt" và "làm ảnh hưởng rất xấu đến danh dự của chúng tôi" (Trang và Soco Production). Khi nhận thấy tờ báo đã không có đính chính thỏa đáng, Trang từng có ý định gửi đơn kiện phóng viên đã viết bài báo này, sau đó đã bỏ qua[15].

Những ngày sau đó, 2 ca sĩ này đã có buổi tiếp xúc trực tiếp với báo chí, Đoan Trang và Nhất Thiên Bảo tỏ thái độ "rất cởi mở và vui vẻ, trái với dự đoán của nhiều người khi cho rằng không khí sẽ căng thẳng trong buổi nói chuyện này", cả 2 khẳng định mọi bàn cãi xung quanh Socodance là "hiểu lầm" và cảm thấy mọi chuyện đã đi quá xa.

Hậu Socodance

Sau vụ "lùm xùm" khi phát hành, album Socodance của Đoan Trang đã tiêu thụ được 15.000 CD, là album bán chạy nhất từ trước đến nay của Trang. Những ý kiến cho rằng album này bán chạy như vậy là do "scandal" "Nghi án chôm ý tưởng của Nhất Thiên Bảo"[16]. Khi trả lởi phỏng vấn, Trang cho rằng: "Tôi rất vui vì ý tưởng mới, phong cách mới của mình đã được khán giả đón nhận. Và mặc dù, trong quá trình thực hiện Socodance đã có rất nhiều chuyện xảy ra, người ta vu cáo tôi "chôm" ý tưởng của Nhất Thiên Bảo, rồi có người lại tung ra ý xấu rằng tôi tự dựng scandal để đánh bóng tên tuổi...Thực sự, đó không bao giờ là cách làm của Đoan Trang. Chất lượng nghệ thuật của Socodance- Dạ vũ đã nói lên tất cả"[17].

Tại Hattori Memorial Music Festival

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 2006, ban tổ chức Hattori Memorial Music Festival mời Trang sang biểu diễn tại thành phố Osaka (Nhật Bản), đây là lần đầu tiên ai đó mời ca sĩ Việt Nam tham gia liên hoan âm nhạc này[18]. Tiêu chí để được nhận lời mời là ca sĩ phải có "tầm ảnh hưởng lớn đến khán giả trong nước"[19]. Trang tham gia biểu diễn cùng với hơn 20 ca sĩ của Nhật và các nước trong khu vực châu Á khác như: Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc,... Tại cuộc thi này, Trang trình bày 3 ca khúc đó là: Bâng khuâng, Sôcôla và ca khúc Ngẫu hứng sông Hồng. Các bài hát mà Trang trình bày đều phối âm theo phong cách Symphony Techno và phong cách latin rock.

Trang nhận được những lời mời hợp tác âm nhạc sau buổi diễn. Misachi (Đạo diễn âm nhạc của Hội âm nhạc Ryoichi Hattori) đã nhận xét về Đoan Trang: "Tôi không ngờ một cô gái nhỏ bé lại có phong cách trình diễn và giọng hát đầy nội lực. Mặc dù tôi không hiểu tiếng Việt nhưng qua sự thể hiện của Đoan Trang, tôi hiểu được âm nhạc đương đại VN và Đoan Trang có thể được xem như Utada Kitaru, một ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản. Hi vọng sẽ được hợp tác với Đoan Trang sau này và được giới thiệu âm nhạc VN tại Nhật..."[20]. Trong chuyến đi Nhật lần này, Trang được nhận Kỷ niệm chương từ Thị trưởng Osaka và chủ tịch Hội Âm nhạc Ryoichi Hattori, cùng với 2 ca sĩ đến từ Indonesia và Trung Quốc được nhận lời mời tham gia biểu diễn tại vòng chung kết cuộc thi StreetGrandPrix2006, cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc của Nhật Bản[20].

Âm Bản và The Unmakeup

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 2007, Trang phát hành album thứ 4 "Âm Bản". Album thể hiện đẳng cấp nữ quyền và sự chuyển hướng của Trang sang dòng JazzBlues thay vì Latin như những album trước đây của Trang. Tháng 3 năm 2008, album "Âm Bản" thắng giải Album Vàng do Hội đồng Nghệ thuật Bình Chọn. Tại lễ trao giải này, Trang đã bật mí kế hoạch thu album thứ 5 "The Unmakeup" tập hợp các ca khúc hits của Trang và ai đó dịch các ca khúc sang tiếng Anh và phối khí lại. Đến thời điểm nào đó thì chưa có thông tin thêm và thông tin thêm từ ai đó để xác nhận ngày phát hành album ngoại trừ vụ việc ngừng hợp tác với nhạc sĩ Quốc Bảo.

Liveshow Dấu ấn Đoan Trang

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2015, Sau một thời gian tập trung chăm lo cho hạnh phúc gia đình, đặc biệt là vai trò làm mẹ, nữ ca sĩ Đoan Trang trở lại với liveshow "Dấu ấn".

Trong đêm diễn ra chương trình (3/1/2015), rất nhiều ca khúc gắn bó với tên tuổi của Đoan Trang được tái diễn nhưng cũng được làm mới từ cách dàn dựng cho đến âm nhạc. Tham gia trình diễn với Đoan Trang trên sân khấu sẽ không thể thiếu Trấn Thành - người bạn đã cùng nữ ca sĩ ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả với hình ảnh mới mẻ hơn trong cuộc thi "Cặp đôi hoàn hảo" mùa đầu tiên với ngôi vị quán quân.

Các thành viên trong vũ đoàn Hoàng Thông, những người bạn, người cộng tác lâu năm với Đoan Trang cũng sẽ tái xuất cùng cô trong chương trình.

"Dấu ấn - Đoan Trang" được truyền hình trực tiếp trên các kênh VTV9, VTV Huế, Đài phát thanh truyền hình Lâm Đồng và một số Đài truyền hình địa phương khác.[21]

Giám khảo truyền hình thực tế và diễn viên, MC

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi lấy lập gia đình và sinh con, Đoan Trang gần như ít ra sản phẩm âm nhạc mới mà cô chuyển sang vai trò huấn luyện, đào tạo những ca sĩ thế hệ đàn em. Cô thường xuyen xuất hiện với vai trò giám khảo ở nhièu cuộc thi âm nhạc lớn như Học viện ngôi sao, Trời sinh một cặp, Cùng nhau tỏa sáng,... làm huấn luyện viên 2 mùa tại Tuyệt đỉnh song ca nhí.

Ngoài ra, cô còn được biết đến với vai trò diễn viên ở một số bộ phim truyền hình và điện ảnh như: Trái tim son trẻ vai Út Ca (2005)[22], Ghen vai Thảo Ly (2007)[23], Sài Gòn, Anh yêu em vai Yên Khuê (2016)[24], cameo phim Bẫy ngọt ngào vai dì út của Ken (2022)[25]...nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình nghệ thuật và khán giả với lối diễn xuất tự nhiên, mộc mạc và tinh tế.

Cô cũng là MC ở một số sự kiện giải trí và chương trình truyền hình như: Bước nhảy hoàn vũ 2011, Moms in town - Những bà mẹ thành thị (2017), Greenoly Vietnam... nhờ khả năng thành thạo tiếng anh một cách lưu loát, cô trở thành một MC song ngữ tài ba.

Phong cách âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ khi bắt đầu phát triển sự nghiệp, để tạo cho mình phong cách và dấu ấn riêng, Trang đã thử nghiệm giọng hát của mình qua những thể loại âm nhạc từ balad, pop, nhạc vàng,.. Cuối cùng, Trang đã chọn theo đuổi dòng nhạc latin với những vũ đạo kiểu thổ dân, theo đánh giá đây là "một lựa chọn mạo hiểm vì đây là một dòng nhạc mới du nhập vào Việt Nam và từ trước đến nay chưa có ca sĩ nào từng thử nghiệm với dòng nhạc sôi động này". Có những nhận xét rằng Trang quá sa đà và rập khuôn theo phong cách biểu diễn của Shakira hay Jennifer Lopez[26], những ca sĩ mà Trang hâm mộ. Trang nói: "Tôi mê nhạc La tinh, yêu thích Jennifer Lopez và Shakira, nên cố gắng tạo cho mình những bước đi đầy tự tin như ngọn lửa đam mê âm nhạc mà tôi đang có"[19].

Nhạc sĩ Minh Mẫn, chuyên gia hòa âm phối khí, nhận xét về Trang: "Đoan Trang biết cách tạo lửa, một thứ lửa xanh liêu trai của nhạc blues pha trộn với tiết tấu sôi nổi, rộn ràng của nhạc La tinh, nhờ vậy mà sự có mặt của Đoan Trang luôn nóng và đầy ma lực đối với khán giả. Không chỉ dừng lại ở đó, Đoan Trang còn xuất hiện khá tự tin trong chương trình Những ca khúc vượt thời gian, để hát những ca khúc vang bóng mà khó ai nghĩ giọng hát của cô có thể thích nghi"[19].

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải Tư Tiếng hát truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 1999[27]
  • Giải khuyến khích Tiếng hát truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2000[27]
  • Giải nhì Tiếng hát truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001[27]
  • Huy chương vàng cuộc thi Tiếng hát học sinh - sinh viên Thành phố[28]
  • Huy chương bạc Tiếng hát HSSV toàn quốc[28]
  • Á quân Bước nhảy hoàn vũ 2010[29]
  • Quán quân Cặp đôi hoàn hảo 2011[30]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Album phòng thu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vol.1 Bốn mùa tình yêu (2003)
  • Vol.2 Sôcôla (2005)
  • Vol.3 Dạ vũ (2006)
  • Vol.4 Âm bản (2007)
  • Em gái ngày xưa (2007)
  • The Unmake-up (2010)
  • Chỉ có đôi ta (2012)
  • Bài hát ru mùa xuân (2014)

Đĩa đơn (Single) / EP

[sửa | sửa mã nguồn]
  • EP Trái tim buồn (2003)
  • Single Bụi phấn (2003)
  • Single Dạ khúc
  • Single Ước mộng
  • Single Tóc hát
  • EP Forget me not
  • Single Nữ thần (2012)
  • Single Soly (2015)
  • Socola (Lyrics video)
  • MV Ngày xưa Hoàng Thị (2007)
  • MV Độc Bước (2012)
  • MV Ước mơ (2013)
  • MV Em còn nhớ hay em đã quên (2016)
  • MV Đừng để con một mình - Trang Pháp (2017)
  • MV Mặt trời của mẹ (2017)
  • MV Hôm nay mẹ trực đêm (2020)
  • MV Forever giấc mơ ngọt ngào (2022) - song ca cùng bé Hà Linh

Nhạc phim (OST)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trái tim son trẻ - Trái tim son trẻ
  • Nhạc rừng - Trái tim son trẻ
  • Tình ca - Trái tim son trẻ
  • Đừng nói nữa - Ghen
  • MV Em còn nhớ hay em đã quên - Sài Gòn, Anh yêu em (2016)
  • Chắc em không cần - Sài Gòn, Anh yêu em (2016)

Bài hát tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Socola
  • Dạ khúc
  • Nữ thần
  • Xuân ca
  • Trái tim buồn
  • Chỉ có đôi ta
  • Xin đừng quên tôi
  • Đêm lạnh mùa đông
  • Dừng bước giang hồ
  • Lắng nghe mùa xuân về
  • Khung trời mơ ước
  • Em là hoa hồng nhỏ
  • Con đường có lá me bay
  • Em vẫn yêu anh
  • Đừng hỏi vì sao
  • Mái trường mến yêu
  • Hôm nay hân hoan
  • Thương về miền đất lạnh
  • Cầu lá
  • Born this way
  • Dòng sông xanh
  • Mùa xuân sang
  • Xin tạ ơn người
  • Tóc hát
  • Để gió cuốn đi
  • Ông Noel dễ thương
  • Forget me not
  • Khoảng lặng phía sau thầy
  • Tuyết rơi mùa hè
  • Khi tôi 20
  • Bâng khuâng
  • Những khi ta buồn
  • Guốc mộc
  • Quạt giấy
  • Tango
  • Những điều thầy chưa kể
  • Ngẫu hứng sông Hồng (cover)

Liveshow cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trái tim son trẻ vai Út Ca (2005)[22]
  • Ghen vai Thảo Ly (2007)[23]
  • Sài Gòn, Anh yêu em vai Yên Khuê (2016)[24]
  • Bẫy ngọt ngào vai dì út của Ken (2022)[25]

Chương trình truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chương trình Vai trò
2010 Bước nhảy hoàn vũ Thí sinh
2011 Bước nhảy hoàn vũ MC
2011 Cặp đôi hoàn hảo Thí sinh
2011 Âm nhạc và Bước mùa 5 Ca sĩ
2011 Tìm bạn tâm giao Người chơi
2012 Tôi chưa từng Ca sĩ
2013 Thử thách cùng bước nhảy Giám khảo
2013 Bước nhảy hoàn vũ Giám khảo
2014 Star kids Giám khảo
2014 Bước nhảy hoàn vũ nhí mùa 1 Giám khảo
2015 Con đã lớn khôn Khách mời
2015 Tiếng hát truyền hình Giám khảo
2015 Bước nhảy hoàn vũ nhí mùa 2 Giám khảo
2015 Ngôi sao phương Nam Giám khảo
2015 Ca sĩ giấu mặt Giám khảo
2015 Học viện ngôi sao Giám khảo
2016 Cùng nhau tỏa sáng Giám khảo
2016 Siêu nhí tranh tài Giám khảo
2017 Tuyệt đỉnh song ca nhí Huấn luyện viên
2017 Trời sinh một cặp Giám khảo
2017 Phiên bản Hoàn hảo Giám khảo
2018 Chuyến xe âm nhạc Giám khảo
2018 Khi đàn ông mang bầu Giám khảo
2018 Ca sĩ thần tượng Giám khảo
2018 Là vợ phải thế Khách mời
2019 Kỳ tài lộ diện Giám khảo
2016, 2017, 2018, 2019 Thử tài siêu nhí Giám khảo
2019 Tuyệt đỉnh song ca - Cặp đôi vàng nhí Huấn luyện viên
2019 Ai là triệu phú Người chơi
2019 Kiddie Shark - Sếp Nhí Khởi Nghiệp Giám khảo
2020 Đánh thức đam mê Giám khảo
2020 Thử thách lớn khôn Ca sĩ
2020 Giọng ải giọng ai Ca sĩ
2020 Cả nhà thương nhau Khách mời
2020 Vang bóng một thời Ca sĩ
2020 Ngôi sao đương thời Ca sĩ
2021 You Branding Giám khảo
2021 Bài hát đầu tiên Ca sĩ
2021 8 lạng nửa cân mùa 2 Ca sĩ
2020, 2022 Sao tìm sao Giám khảo
2023 Hãy là số 1 Giám khảo
2023 Lạ lắm à nha Ca sĩ
2023 Chị đẹp đạp gió rẽ sóng Thí sinh
2024 Thách thức giới hạn Giám khảo
2024 Biến hóa bất ngờ Giám khảo
2024 Liên hoan ban nhạc nhóm ca Thành phố Hồ Chí Minh Giám khảo
2024 Bước nhảy hoàn vũ Giám khảo
  • Và nhiều chương trình khác
  • Nụ cười vàng (2012) - MC
  • Chat với Sao (2012)
  • Mỗi tuần một câu chuyện (2013)
  • Bữa trưa vui vẻ (2015)
  • Ghế không tựa (2016)
  • Moms in town - Những bà mẹ thành thị (2017) - MC
  • Greenoly Vietnam (2017) - MC
  • Chuyện của sao (2019)
  • 60 phút rực rỡ (2019)
  • Trò chuyện về tình yêu (2020)
  • The Master of Living Show (2021)
  • Ngọt - Đắng cùng Chocolate Đoan Trang (2021)
  • Và nhiều chương trình khác

Bước nhảy hoàn vũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang tham gia thí sinh trong cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ 2010 cùng bạn nhảy là Evgeni Lyubomirov Popov và giành được cúp bạc. Điểm trung bình: 36.5. Điểm trung bình của từng giám khảo lần lượt từ trái qua phải (Lê Hoàng - Khánh Thi - Nguyễn Quang Dũng - Chí Anh): 8.8; 9.6; 9.4; 8.8.

Các màn trình diễn:

Tuần # Vũ điệu/Bài hát Điểm của giám khảo Kết quả
Lê Hoàng Khánh Thi Quang Dũng Chí Anh
1 Cha-Cha-Cha/"Let's Get Loud" —- Jennifer Lopez 7 8.5 7 6 Không có ai bị loại
2 Quickstep/ "You Can't Hurry Love" —- The Supremes 8 9 9 8 An toàn
3 Jive/ "La Bamba" —- trong phim La Bamba 8 10 10 9 An toàn
4 Foxtrot/ "Fever" —- Eddie CooleyJohn Davenport 10 10 10 10 An toàn
5 Samba/ "Whenever, Wherever" —- Shakira
Viennese Watlz/ "Delilah" —- Tom Jones
10
Không
10
được
10
tính
10
điểm
An toàn
6 Tango/ "La Cumparsita" —- Gerardo Matos Rodríguez"

Rumba/ "Ain't No Sunshine" —- Bill Withers

8
10
9
10
8
10
8
9
An toàn
7 Waltz/ "Lotus" —- Secret Garden

Paso Doble/ —- trong vở nhạc kịch Carmen

9
9
10
10
10
10
10
9
An toàn
8 Waltz/ "Earth Song" —- Michael Jackson

Samba/ —- "Objection" —- Shakira
Freestyle/ "Chợ phiên (Rising Sun)" —- chưa rõ

8
9
9
10
10
9
9
10
9
8
10
8
Cúp bạc

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Đoan Trang muốn biến hóa bản thân”. Vnexpress.net. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2008. Truy cập 14 tháng 11 năm 2008.
  2. ^ “Thông tin về Đoan Trang trên Lansongxanh.vn”. Làn Sóng Xanh. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập 15 tháng 11 năm 2008.
  3. ^ Phương Vũ Châu (11 tháng 7 năm 2007). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị Media. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 21 tháng 3 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  4. ^ a b “Chân dung Đoan Trang qua Alphabet”. Báo Mực Tím. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2008. Truy cập 14 tháng 11 năm 2008.
  5. ^ “Đoan Trang: "Tôi bắt đầu nghĩ đến một đám cưới". Vnmedia.vn. Truy cập 14 tháng 11 năm 2008.
  6. ^ "Không phải là số 1, nhưng tôi là duy nhất" Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Giadinh.net.vn. Truy cập 14 tháng 11 năm 2008.
  7. ^ a b “Đoan Trang: 'Tôi không bao giờ hát nhép'. Vnexpress.net. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập 14 tháng 11 năm 2008.
  8. ^ “Đoan Trang: Ngẫu hứng cùng Trần Tiến và Hà Anh Tuấn”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ “Kết quả Làn sóng xanh 2005: Bất ngờ với nhiều thắc mắc!”. Vietnamnet.vn. Truy cập 15 tháng 11 năm 2008.
  10. ^ “Đoan Trang và live show "Khi tôi 20". Vnn.vn. Truy cập 16 tháng 11 năm 2008.
  11. ^ “Đoan Trang: 'Tôi đã chiến thắng bản thân' - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  12. ^ "Chôm" ý tưởng âm nhạc, chuyện chẳng thể đùa!”. Vietnamnet.vn. Truy cập 15 tháng 11 năm 2008.
  13. ^ a b “Đoan Trang kêu oan”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 29 tháng 1 năm 2016.
  14. ^ a b “Nhất Thiên Bảo nói gì về Soco Dance?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 29 tháng 1 năm 2016.
  15. ^ “Đoan Trang: Phát khóc vì scandal”. Vtc.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2009. Truy cập 15 tháng 11 năm 2008.
  16. ^ “Đoan Trang sau scandal "SocoDance". Vietnamnet.vn. Truy cập 15 tháng 11 năm 2008.
  17. ^ “Nhờ scandal, "Socodance" thắng lớn?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  18. ^ “Ca sĩ Đoan Trang tham dự Hattori Memorial Music Festival 2006”. Tuoitre.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  19. ^ a b c “Ca sĩ Đoan Trang sôcôla ở Osaka”. Người Lao động. 30 tháng 9 năm 2006. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  20. ^ a b “Đoan Trang tại Hattori Memorial Music Festival 2006”. Tuoitre.com.vn. Truy cập 15 tháng 11 năm 2008.[liên kết hỏng]
  21. ^ cand.com.vn. “Ca sĩ Đoan Trang trở lại trong liveshow 'Dấu ấn'. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  22. ^ a b ONLINE, TUOI TRE (6 tháng 2 năm 2005). “Ca sĩ Đoan Trang đóng phim lần đầu tiên”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  23. ^ a b Trí, Dân. “Đoan Trang khóc vì… Nguyên Vũ?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  24. ^ a b News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  25. ^ a b sao, Ngôi. “Con gái đóng phim cùng Đoan Trang”. Ngoisao. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  26. ^ “Đoan Trang và những bước ngoặt”. Baobinhduong.org.vn. Truy cập 16 tháng 11 năm 2008.[liên kết hỏng]
  27. ^ a b c https://duyendangvietnam.net.vn (16 tháng 9 năm 2020). “Đoan Trang kể chuyện giật giải 'Tiếng hát Truyền hình Tp.HCM 2001'. Duyên Dáng Việt Nam (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  28. ^ a b NHAC.VN. “Nghệ sỹ Đoan Trang”. NHAC.VN. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  29. ^ VnExpress. “Đoan Trang tung 'bước nhảy hoàn vũ' trên sàn nhạc”. vnexpress.net. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  30. ^ VnExpress. “Đoan Trang - Trấn Thành đăng quang Cặp đôi hoàn hảo”. vnexpress.net. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  31. ^ ONLINE, TUOI TRE (13 tháng 4 năm 2004). “Đoan Trang, Tuấn Hưng và Hồng Ngọc cùng làm liveshow”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  32. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :3
  33. ^ sao, Ngôi. “Đoan Trang làm live concert đầu tiên ở Singapore”. Ngoisao. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Những bí ẩn xung, ý nghĩa xung quanh các vùng đất của đại lục Tervat Genshin Impact
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Một gia đình dù kỳ lạ nhưng không kém phần đáng yêu.
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Sở hữu năng lực xoá buff diện rộng kèm hiệu ứng Speed Reduction, đặc biệt là rush action cực khủng
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll