Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Vùng địa lý sinh vật Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương (tiếng Anh: Indo-Pacific), còn gọi là Ấn Độ Dương–Tây Thái Bình Dương (tiếng Anh: Indo-West Pacific) hay Ấn–Thái Dương, là một khu vực địa lý sinh vật trên Trái Đất, gồm các vùng biển nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương, tây và trung Thái Bình Dương cùng với các vùng biển nối hai đại dương này lại với nhau (tức vùng biển thuộc Indonesia). Khu vực này không bao gồm các vùng nước ôn đới và hàn đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không bao gồm vùng biển nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương (dọc theo bờ biển nước Mỹ).

Thuật ngữ này tỏ ra đặc biệt hữu ích trong ngành sinh vật học biển, ngư học và các ngành tương tự bởi vì nhiều hệ sinh thái biển được kết nối liên tiếp nhau từ Madagascar đến Nhật Bản và châu Đại Dương. Nhiều loài sống trên một phạm vi rộng lớn đó nhưng lại không có ở Đại Tây Dương.

Khu vực địa lý sinh vật này có tính đa dạng loài hết sức cao, gồm 3.000 loài cá (so với con số 1.200 loài của khu vực địa lý sinh vật Tây Đại Tây Dương giàu có thứ nhì) và 500 loài san hô tạo rạn (so với con số 50 loài của khu vực địa lý sinh vật Tây Đại Tây Dương).[1]

Phân chia

[sửa | sửa mã nguồn]

WWFThe Nature Conservancy chia khu vực này thành ba hải vực nhỏ hơn, mỗi hải vực lại được chia thành nhiều tỉnh biển (marine province).

Tây Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một hải vực gồm phần phía tây và trung tâm Ấn Độ Dương, bao gồm bờ biển phía đông châu Phi, Biển Đỏ, vịnh Aden, vịnh Ba Tư, biển Ả Rập, vịnh Bengalbiển Andaman, cũng như các vùng nước ven biển đảo Madagascar, quần đảo Seychelles, Comoros, quần đảo Mascarene, Maldivesquần đảo Chagos.

Trung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một hải vực gồm vô số biển và eo biển nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, bao gồm các vùng biển bao quanh quần đảo Indonesia (trừ bờ biển tây bắc đảo Sumatra thì vẫn thuộc vùng Tây Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương), Biển Đông, biển Philippines, bờ biển phía bắc Úc châu, các vùng biển bao quanh New Guinea, tây và trung Micronesia, Nouvelle-Calédonie, quần đảo Solomon, Vanuatu, FijiTonga. Vùng Trung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có độ đa dạng về san hôthực vật ngập mặn cao nhất.

Đông Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một hải vực bao quanh hầu hết các hòn đảo núi lửa nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, trải dài từ quần đảo Marshall đến trung và đông nam Polynesia đến đảo Phục SinhHawaii.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Helfman G., Collette B., & Facey D.: The Diversity of Fishes, Blackwell Publishing, pp 274-276, 1997, ISBN 0-86542-256-7
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Rất lâu rất lâu về trước, lâu đến mức thế giới chưa thành hình, con người chưa xuất hiện, kẻ thống trị chưa đổ bộ, từng có một vùng biển đặc thù, chất nước của nó khác xa so với nước biển hiện tại
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển