Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (Việt Nam Cộng hòa)

Việt Nam Cộng hòa
19651967

Vị trí Việt Nam Cộng hòa tại Á châu
Vị trí Việt Nam Cộng hòa tại Á châu
Tổng quan
Thủ đôSài Gòn
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Việt
Tiếng Pháp
Tiếng Anh
Tôn giáo chính
Đa tín ngưỡng
Chính trị
Chính phủQuân phiệt
Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia 
• 1965–1967
Nguyễn Văn Thiệu
Chủ tịch Ủy ban Hành pháp 
• 1965-1967
Nguyễn Cao Kỳ
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh Lạnh
• Thành lập
12 tháng 6 năm 1965
1 tháng 4 năm 1967
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐồng
Tiền thân
Kế tục
Thượng Hội đồng Quốc gia
Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam
Hiện nay là một phần của Việt Nam

Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Việt Nam với danh xưng chính thức Chánh-phủ Lâm-thời Việt-Nam Cộng-hòa hoặc Chánh-phủ Quân-phiệt Việt-Nam Cộng-hòa[1] là một cơ quan do Hội đồng Quân lực thiết lập ngày 12 Tháng Sáu năm 1965 để cai trị quốc gia này khi chính phủ dân sự của thủ tướng Phan Huy Quát tê liệt rồi giải tán.

Đây là cơ quan chuyển tiếp từ chế độ quân phiệt lâm thời (1963-1967) sang nền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14-6-1965, Hội đồng Quân lực thành lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Chủ tịch (Quốc trưởng), Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành pháp trung ương (Thủ tướng) và Trung tướng Phạm Xuân Chiểu giữ chức Tổng Thư ký.

Theo quyết nghị của Hội đồng Quân lực thì Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia có sự tham gia của 11 thành viên gồm một Chủ tịch, một Tổng Thư ký, một Ủy viên phụ trách điều khiển Hành pháp, Tổng trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, các Tư lệnh bốn Vùng chiến thuật, Tư lệnh Không quân, và Tư lệnh Hải quân.[2]

Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đứng làm Chủ tịch với cương vị Quốc trưởng, trung tướng Phạm Xuân Chiểu là Tổng Thư ký còn thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Ủy viên điều khiển Hành pháp, còn được gọi là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương tương đương với cương vị Thủ tướng.

Vì ông Nguyễn Cao Kỳ kiêm luôn Tư lệnh Không quân và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có vừa là Tổng trưởng Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng nên Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia chỉ có 9 thành viên. Năm quân nhân còn lại là :

  1. Đề đốc Trần Văn Chơn (Tư lệnh Hải quân),
  2. Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi (Tư lệnh Quân đoàn I),
  3. Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh (Tư lệnh Quân đoàn II),
  4. Thiếu tướng Cao Văn Viên (Tư lệnh Quân đoàn III)
  5. Thiếu tướng Đặng Văn Quang (Tư lệnh Quân đoàn IV).[2]

Như vậy gồm có:

Thành viên chính phủ lâm thời.

Công tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia có trọng trách chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng điều hành quốc gia. Nhiệm vụ này chính thức diễn ra vào ngày 19 Tháng Sáu, 1965 khi Hội đồng Quân lực quyết định giải tán Hội đồng Quốc gia Lập pháp (quyết định số 4/QLVNCH) và ban hành "Ước pháp Tạm thời" gồm 7 thiên, 25 điều. Theo đó thì địa vị các cơ chế như Đại hội đồng Quân lực, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, cùng Thượng Hội đồng thẩm phán (quyết định số 5/QLVNCH) được chuẩn định.

Ủy ban Lãnh đạo Trung ương cũng lập ra Ủy ban Hành pháp Trung ương tức là nội các chính phủ theo sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG.[3]

Ngày trình diện quốc dân của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia được chọn làm "Ngày Quân lực" 19 Tháng Sáu, kỷ niệm hằng năm bằng cuộc diễn binh lớn ở Sài Gòn[4] tuy ngày Quốc khánh vẫn giữ là ngày 1 tháng 11. "Ngày Quân lực" là một trong những ngày nghỉ chính thức của Việt Nam Cộng hòa.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thuật ngữ thông dụng trên các pháp lệnh dân sự, huấn lệnh quân sự và truyền thông báo chí đương thời.
  2. ^ a b “Quân đi lãnh đạo Quốc gia từ ngày 19 tháng 6 năm 1965”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ Lịch sử ngày Quân lực
  4. ^ “Những kỷ niệm khó quên...”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  5. ^ Sales, Jeanne M. Guide to Vietnam. Sài Gòn: American Women's Association of Saigon, 1974. tr 9-10

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001. Trang 565-625.
  • Dieter Nohlen, Florian Grotz & Christof Hartmann (2001) Elections in Asia: A data handbook, Volume II, p331 ISBN 0-19-924959-8.
  • Lâm Vĩnh Thế, Bạch hóa Tài liệu mật của Hoa Kỳ về Việt Nam Cộng hòa. Hamilton, ON: Hoài Việt, 2008
  • Lâm Vĩnh Thế, Nhóm tướng trẻ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào giai đoạn 1964 - 1965.

Tư liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
Tổng hợp tất cả các nhóm Sub Anime ở Việt Nam
Tổng hợp tất cả các nhóm Sub Anime ở Việt Nam
Tổng hợp tất cả các nhóm sub ở Việt Nam
Ngôn ngữ của trầm cảm - Language use of depressed and depression
Ngôn ngữ của trầm cảm - Language use of depressed and depression
Ngôn ngữ của người trầm cảm có gì khác so với người khỏe mạnh không?
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Cánh cổng Arataki, Kế thừa Iwakura, mãng xà Kitain, Vết cắt sương mù Takamine