Nguyễn Hữu Có

Nguyễn Hữu Có
Chức vụ
Việt Nam
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhiệm kỳ2004 – 2012
-Trung tướng Vĩnh Lộc

Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
Nhiệm kỳ – 30/4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tổng Giám đốcNguyễn Tấn Đời
Vị tríĐô thành Sài gòn

Phó Chủ tịch UB Hành pháp Trung ương
(Đệ nhất Phó Thủ tướng)
Đặc trách Chiến tranh và Tái thiết
Chủ tịch Hội đồng Xây dựng Nông thôn
Nhiệm kỳ10/1965 – 1/1967
Cấp bậc-Trung tướng
Chủ tịch
(Thủ tướng Chính phủ)
-Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ
Vị tríThủ đô Sài Gòn

Tổng Tham mưu trưởng
Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ7/1965 – 10/1965
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệmTrung tướng Trần Văn Minh
Kế nhiệmTrung tướng Cao Văn Viên
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tổng Ủy viên Quốc phòng
(Tổng trưởng Quốc phòng)
Nhiệm kỳ6/1965 – 1/1967
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (11/1965)
Thủ tướng Chính phủ-Nguyễn Cao Kỳ
Tiền nhiệm-Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
Kế nhiệm-Trung tướng Cao Văn Viên
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Quân đoàn II
Nhiệm kỳ9/1964 – 6/1965
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Đỗ Cao Trí
Kế nhiệm-Thiếu tướng Vĩnh Lộc
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tư lệnh Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ11/1963 – 3/1964
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm_Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao
-Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn
(Quyền Tư lệnh 4 ngày)
Kế nhiệm-Thiếu tướng Dương Văn Đức
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng
Nhiệm kỳ11/1963 – 1/1964
Cấp bậc-Thiếu tướng
Chủ tịch-Trung tướng Dương Văn Minh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh
Nhiệm kỳ1/1/1963 – 5/1/1963
Cấp bậcĐại tá
-Thiếu tướng (2/11/1963)
Tiền nhiệm-Đại tá Bùi Đình Đạm
Kế nhiệm-Thiếu tướng Lâm Văn Phát
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Tham mưu trưởng Quân đoàn II
Nhiệm kỳ3/1959 – 11/1963
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Mạnh
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 16 Khinh chiến
(tiền thân của Sư đoàn 23 Bộ binh)
Nhiệm kỳ12/1957 – 3/1959
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríĐệ nhị Quân khu
(tiền thân của Vùng 1 chiến thuật)

Chỉ huy trưởng Phân khu Đông Nam phần
(thuộc Đệ nhất Quân khu)
Nhiệm kỳ6/1955 – 8/1957
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (4/1956)
Vị tríĐệ nhất Quân khu
(tiền thân của Vùng 3 chiến thuật)

Tư lệnh Sư đoàn 31 Bộ binh
(tiền thân của Sư đoàn 7 Bộ binh)
Nhiệm kỳ1/1955 – 6/1955
Cấp bậc-Trung tá
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệm-Đại tá Tôn Thất Xứng
Vị tríĐệ ngũ Quân khu
(Miền tây Nam phần)

Chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Bộ binh
(tiền thân của Sư đoàn 31 Bộ binh)
Nhiệm kỳ4/1954 – 1/1955
Cấp bậc-Thiếu tá (4/1954)
-Trung tá (1/1955)
Tiền nhiệm-Trung tá Tôn Thất Đính
Vị tríĐệ nhị Quân khu
(Quảng Nam)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh23 tháng 2 năm 1925
Mỹ Tho, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất3 tháng 7, 2012(2012-07-03) (87 tuổi)
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởphường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp-Quân nhân
-Chính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáoTin Lành
VợNguyễn Thị Tín
Con cái12 người con (cả trai và gái)
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Quốc học Khải Định, Huế
-Trường Thiếu sinh quân Đông Dương Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu)
-Trường Võ bị Quốc gia, Huế
-Trường École d'Application d'Infanterie, Bretagne, Pháp
-Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1943 - 1967
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Sư đoàn 31 Bộ binh[1]
SĐ 16 Khinh chiến[2]
Quân đoàn II và QK 2
Quân đoàn IV và QK 4
Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ huy Quân đội Thuộc địa
Quân đội Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH

Nguyễn Hữu Có (1925–2012) nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam vào cuối thập niên 40 [3] ông cũng là một chính khách, từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, đồng thời là Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1965–1967).[4] Ông từng là nhân vật quan trọng trong chính trường Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn các tướng lĩnh cầm quyền (1963-1967). Cuối tháng 4 năm 1975, ông tái ngũ với vai trò là người của Thành phần thứ ba để cùng với Tổng thống Dương Văn Minh tìm giải pháp cứu vãn Chế độ Việt Nam Cộng hòa. Giai đoạn sau này, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ tự do. Ông được chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù sau chiến tranh.

Tiểu sử và Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1925 tại Mỹ Tho, miền Nam Việt Nam giai đoạn Thuộc địa Pháp trong một gia đình điền chủ khá giả. Thời học sinh, ông theo học tại trường Quốc học Khải Định, Huế. Đến năm 1939, ông nhập học Trường Thiếu sinh quân Đông Dương Cap Saint-Jacques.

Tháng 4 năm 1943, ra trường được cấp chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Ngay sau đó, ông gia nhập vào Quân đội Thuộc địa. Sau khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông bỏ ngũ tham gia Việt Minh một thời gian ngắn. Năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam kỳ, ông tái ngũ và tiếp tục phục vụ Quân đội Pháp cho đến ngày được cử đi học sĩ quan.

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1948, Quốc gia Việt Nam chính thức ra đời, ông được cử theo học khóa 1 tại trường Võ bị Quốc gia ở Huế,[5] khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6 năm 1949 mãn khóa.[6] Ông tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Sau khi tốt nghiệp, ông cùng 9 sĩ quan trẻ người Việt có thành tích học tập tốt nhất được đưa sang Pháp học tiếp 1 năm tại trường École d'Application d'Infanterie ở tỉnh Bretagne. Trong số này có các Thiếu úy Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Tôn Thất Đính... về sau đều giữ những vai trò quan trọng trong chính trường Việt Nam Cộng hòa.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi về nước năm 1950, ông được thăng cấp Trung úy và được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân Gia Định.[7] Năm 1952, ông chuyển ngạch sang phục vụ Quân đội Quốc gia, được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Tháng 7 năm 1953, ông bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân lại cho Đại úy Cao Minh Điến.[8] Sau đó ông được chuyển ra vùng Bùi Chu, Nam Định ở miền Bắc với nhiệm vụ cùng với các sĩ quan cao cấp khác tổ chức lại các Tiểu đoàn Khinh quân để làm nòng cốt thành lập Liên đoàn 31 Bộ binh biệt lập.[9] Ngày 16 tháng 4 năm 1954, ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Bộ binh thay thế Trung tá Tôn Thất Đính. Sau Hiệp định Genève (20 tháng 7) năm 1954, ông cùng đơn vị di chuyển vào Nam, đóng quân ở Quảng Nam.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 1 năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá Tư lệnh đầu tiên Sư đoàn 31 Bộ binh tân lập vừa được thành lập tại Quảng Nam, miền Trung Việt Nam.[10] Ngày 15 tháng 6 cùng năm, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 31 lại cho Đại tá Tôn Thất Xứng. Ngay sau đó ông được chuyển về miền Nam giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Phân khu miền Đông Nam phần.

Sau một thời gian ngắn, Quân đội Việt Nam Cộng hòa được cải danh từ Quân đội Quốc gia (cuối tháng 10 năm 1955). Tháng 4 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá, Chỉ huy phó Chiến dịch Bình định miền Đông Nam phần do Thiếu tướng Văn Thành Cao làm Chỉ huy trưởng.

Năm 1957, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.[11] Mãn khóa học về nước, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 16 Khinh chiến đồn trú ở Cao nguyên Trung phần. Cuối tháng 3 năm 1959, Sư đoàn 16 giải tán,[12] ông được chuyển đi làm Tham mưu trưởng Quân đoàn II tại Ban Mê Thuột thay thế Đại tá Nguyễn Văn Mạnh.

Đệ nhị Cộng hòa và thời kỳ loạn tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông là một trong 2 Đại tá chủ chốt (người còn lại là Đại tá Nguyễn Văn Thiệu). Ngay khi đảo chính vừa nổ ra, ông lập tức được điều về Mỹ Tho tước quyền chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ binh của Đại tá Bùi Đình Đạm và cho di chuyển các chiếc phà Mỹ Thuận nhằm ngăn không cho lực lượng của Quân đoàn IV có thể về Sài Gòn cứu viện cho Tổng thống Diệm. Đảo chính thành công, ngày 2 tháng 11 ông được thăng Thiếu tướng và được cử làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật.[13] Đồng thời ông được kiêm nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng do tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1 năm 1964, ông ngả về phe các tướng làm chỉnh lý do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, lật đổ các tướng lãnh đạo trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Hai tháng sau ngày Chỉnh lý, ông được lệnh bàn giao Quân đoàn IV lại cho thiếu tướng Dương Văn Đức. Ngày 15 tháng 9 cùng năm, ông được tướng Khánh bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II và Vùng 2 chiến thuật thay thế trung tướng Đỗ Cao Trí.

Cùng với các tướng Nguyễn Văn ThiệuNguyễn Cao Kỳ, ông được xem là một trong những thủ lĩnh của nhóm tướng trẻ ủng hộ tướng Khánh nắm quyền. Tuy nhiên, trước tham vọng quyền lực cũng như sự bất lực của tướng Khánh trong việc ổn định tình hình, năm 1965, nhóm tướng trẻ đã làm áp lực buộc tướng Khánh phải lưu vong, trao quyền cho Thủ tướng Phan Huy Quát. Tuy nhiên, đến ngày 12 tháng 6 năm 1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát đồng loạt từ chức giao quyền hành cho Hội đồng Quân lực (hậu thân của Hội đồng Quân nhân Cách mạng). Cũng trong ngày 12, Hội đồng Quân lực họp bàn để thành lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc giaỦy ban Hành pháp Trung ương.

Thượng tuần tháng 6 năm 1965, ông bàn giao Quân đoàn II lại cho Thiếu tướng Vĩnh Lộc (nguyên Tư lệnh Biệt khu Thủ đô). ngay sau đó, ông được bầu làm Phó chủ tịch của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia[14], đồng thời là Tổng ủy viên Chiến tranh kiêm Ủy viên Quốc phòng của Ủy ban Hành pháp Trung ương, ông trở thành nhân vật thứ 3 trong Hội đồng Quân lực, sau tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Ngày 15 tháng 7, ông được Hội đồng Quân lực cử kiêm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng thay tướng Thiệu, đến ngày 15 tháng 10 thì thôi kiêm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng và được cử làm Đệ nhất Phó chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (cách gọi khác là Phó thủ tướng). Người thay ông ở cương vị Tổng tham mưu trưởng là Thiếu tướng Cao Văn Viên. Tháng 11 cùng năm, ông được thăng Trung tướng.

Ngày 6 tháng 2 năm 1966, ông tháp tùng phái đoàn do Trung tướng Thiệu và Thiếu tướng Kỳ làm trưởng và phó đoàn, hướng dẫn đi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson tại Honolulu thuộc Tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ tại bắc Thái Bình Dương.[15]

Cùng được thăng cấp Trung tướng bấy giờ là tướng Nguyễn Chánh Thi, Đại biểu chính phủ tại Trung phần. Tuy nhiên, tại miền Trung, tướng Thi đã có những cáo buộc nảy lửa công khai về tệ tham nhũng cũng như những chỉ trích sự độc tài trong Chính phủ của tướng Kỳ. Phong trào Phật giáo ở đây cũng bùng nổ mạnh hơn hết do lực lượng quân đội của Quân đoàn I do tướng Thi chỉ huy đã không thực hiện các mệnh lệnh trấn áp phong trào Phật giáo từ chính phủ trung ương đưa xuống, là một cách không chính thức chống lại quyền lực của chính phủ tướng Kỳ. Nhận định tướng Thi một đối thủ nguy hiểm, tướng Kỳ đã tìm cách liên kết với nhiều tướng lãnh để giải trừ chức vụ của tướng Thi đồng thời trấn áp cuộc tranh đấu của Phật giáo miền Trung. Ngày 10 tháng 3 năm 1966, tướng Kỳ ra quyết định cách chức Tư lệnh Quân đoàn I của tướng Thi. Chính ông là người ra lệnh bắt giữ và đưa tướng Thi vào giam lỏng tại Sài Gòn một ngày sau đó, 11 tháng 3 năm 1966. Sau đó tướng Thi bị buộc phải lưu vong sang Mỹ với lý do chữa bệnh "thối mũi".

Bên lề thời cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều trớ trêu là sau khi tướng Thi bị loại, đến lượt ông trở thành đối tượng mà tướng Thiệu và tướng Kỳ phải gạt bỏ. Năm 1967, trong khi đang đi công tác ở Đài Loan, ông bị gạt ra khỏi mọi chức vụ trong Quân đội đồng thời buộc phải giải ngũ. Ông sang Hongkong xin tị nạn chính trị, mãi đến năm 1970 mới được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương.

Sau khi được hồi hương, ông quyết định không tham gia chính trường và mở một trại gà ở Thủ Đức để sinh kế. Bên cạnh đó, ông cũng theo học thêm các chứng chỉ về Văn khoa, Kinh tế. Với những kiến thức này, về sau ông tham gia thương trường và từng giữ chức Phó tổng giám đốc Tín Nghĩa Ngân hàng do ông Nguyễn Tấn Đời làm Tổng giám đốc. Sau khi Tín Nghĩa Ngân hàng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa thanh tra và buộc phải ngừng hoạt động năm 1973, ông chuyển sang hợp tác với các cựu tướng từng bị ông phế truất là Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim dựng nên một xưởng sản xuất dép mềm lấy thương hiệu theo tên ghép của 4 người DOXUKICO[14]. Ông còn có một hiệu buôn xe đạp và một tiệm chế biến khô mực xuất khẩu.

Tuy được xem là kẻ cựu thù, nhưng ông lại là người ủng hộ tướng Dương Văn Minh làm lãnh đạo của Lực lượng thứ ba tham gia chính trường. Khi tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống, ông xin tái ngũ và được cử giữ chức Cố vấn cho Trung tướng Vĩnh Lộc tân Tổng Tham mưu trưởng (thay thế Đại tướng Cao Văn Viên), đồng thời ông còn được kiêm chức Phụ tá cho cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, tân Tổng trưởng Quốc phòng trong Nội các mới thành lập của tân Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn. Ông là một trong 2 tướng lĩnh còn ở lại bên Tổng thống đến giờ phút cuối cùng của Sài Gòn (người kia là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh).

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền mới bắt đi cải tạo đến năm 1987. Sau khi được trả tự do, ông không xuất cảnh theo diện H.O mà ở lại Việt Nam. Năm 1994, ông được Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh mời tham gia như một "nhân sĩ tự do". Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp ông, khi ông được Mặt trận Tổ quốc mời ra Hà Nội họp, đã nói: "Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em".[16]

Đến cuối năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ tự do và là thành viên "Ban liên lạc Việt kiều yêu nước". Ông được Chính phủ Việt Nam xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù của 30 năm chiến tranh.[17]

Ông qua đời vào lúc 11 giờ 38 phút ngày 3 tháng 7 năm 2012. Hưởng thọ 87 tuổi.[18]

Những chi tiết khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tướng Nguyễn Hữu Có được cho là người quyết định cấp hiệu sĩ quan cấp tá của QLVNCH được gắn thêm một vạch ngang phía dưới bông mai trắng để dễ phân biệt giữa cấp úy với cấp tá.[19]

Trong thời gian trong trại cải tạo, ông chiêm niệm về ý nghĩa cuộc đời và tìm hiểu Kinh Thánh. Ông cải sang đạo Tin Lành và nhận báp-têm vào năm 1983.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
Ông bà có 12 người con cả trai và gái.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiền thân của Sư đoàn 7 Bộ binh sau này.
  2. ^ Tiền thân của Sư đoàn 23 Bộ binh sau này.
  3. ^ Trường Võ bị Quốc gia được thành lập vào tháng 9 năm 1948 (cuối nửa đầu Thế kỷ 20) tại Huế.
  4. ^ Chuyện của Tổng trưởng Quốc phòng chế độ cũ
  5. ^ Trường Võ bị Quốc gia ban đầu được mở tại Huế nên thường gọi là trường "Võ bị Huế", toạ lạc ở khu Đập Đá hữu ngạn sông Hương. Trường đã đào tạo được 2 khóa sĩ quan hiện dịch gồm khóa 1 Phan Bội Châu và khóa 2 Quang Trung. Đến tháng 7 năm 1950, di chuyển về Đà Lạt đặt tại địa điểm trước đó là cơ sở của trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Thuộc địa Pháp. Tiếp tục tuyển sinh và đào tạo khóa thứ 3 có tên là khóa Trần Hưng Đạo, đồng thời lấy tên mới là trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (năm 1959 đổi tên thành trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt)
    Địa điểm cũ của trường Võ bị Huế ngay sau đó trở thành cơ sở của trường Võ bị Địa phương Trung Việt.
  6. ^ Khóa 1 ban đầu có tên là khóa Bảo Đại, sau đổi tên thành khóa Phan Bội Châu.
  7. ^ Trường Thiếu sinh quân Gia Định được đặt ở khu Đakao, nên thường gọi là trường Thiếu sinh quân Đakao
  8. ^ Chức vụ sau cùng: Trung tá Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu. Giải ngũ năm 1968
  9. ^ Liên đoàn 31 Bộ binh được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Hải Dương do Trung tá Nguyễn Quang Hoành (Sinh năm 1916 tại Quảng Trị, tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Nam Việt, Vũng Tàu. Đã được giải ngũ, sau tái ngũ. Chức vụ sau cùng: Đại tá Thanh tra tại Bộ Tổng Tham mưu) làm Chỉ huy trưởng đầu tiên.
  10. ^ Ngày 15 tháng 12 năm 1954 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, Liên đoàn 31 được làm nòng cốt để thành lập Sư đoàn 31 Bộ binh sau đó trở thành Sư đoàn Dã chiến số 4 và sau cùng vào ngày 1 tháng 12 năm 1958 đổi tên lần cuối thành Sư đoàn 7 Bộ binh
  11. ^ Lớp Tham mưu cao cấp niên khóa 1957-2 thụ huấn 16 tuần là lớp thứ 3 Đại học Quân sự hoa Kỳ thu nhận 8 sĩ quan người Việt gồm có: Đại tá Nguyễn Hữu Có, Trung tá Nguyễn Văn Chuân, Đại tá Tôn Thất Đính, Trung tá Bùi Hữu Nhơn, Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, Trung tá Dương Ngọc Lắm
    -Trung tá Lê Văn Nhật (Sinh năm 1928 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Địa phương Trung Việt, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế (1967-1969), giải ngũ năm 1973).
    -Trung tá Lê Quang Trọng (Sinh năm 1925 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh (1961-1963), giải ngũ năm 1964).
  12. ^ Đầu tháng 4 năm 1959, Sư đoàn 16 sáp nhập với Sư đoàn 15 Khinh chiến để thành lập Sư đoàn 23 Bộ binh do Đại tá Bùi Dinh (Sinh năm 1929 tại Quảng Bình, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt) làm Tư lệnh.
  13. ^ Tướng Có thay thế Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, sau khi bàn giao sư đoàn 7 lại cho Đại tá Phạm Văn Đổng.
  14. ^ a b Hồ Quân, Những ngày tháng lưu vong: Ngày Quân lực 19 tháng 6. Viết lại năm 2014 của bài viết vào tháng 6 năm 1997
  15. ^ Cùng tháp tùng phái đoàn còn có:
    -Trung tướng Lê Nguyên Khang (Tư lệnh Thủy quân Lục chiến)
    -Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị (Tư lệnh Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật)
    -Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng (Ủy viên Xây dựng Nông thôn)
    -Ông Bùi Diễm (Thứ ủy Ngoại giao kiêm Thư ký của phái đoàn)
    Ngày 10 cùng tháng, phái đoàn trở về Sài Gòn, cùng theo phái đoàn có phó Tổng thống Hoa Kỳ Hubert Horatio Humphrey
  16. ^ Tướng VNCH 'ủng hộ hòa giải' qua đời, BBC, 6.7.2012
  17. ^ Thăm ông Nguyễn Hữu Có
  18. ^ Viễn Sự (ngày 3 tháng 7 năm 2012). “Ông Nguyễn Hữu Có qua đời”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  19. ^ Phạm Bá Hoa, Nhớ Ngày Quân Lực 19/6.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Chạy nước rút về phía trước 1 đoạn ngắn, tiến vào trạng thái [ Hình Phạt Lạnh Giá ] và tung liên hoàn đấm về phía trước.
Giới thiệu AG Mega Armor Mel - Giant Gospel Cannon
Giới thiệu AG Mega Armor Mel - Giant Gospel Cannon
Nhìn chung Mel bộ kỹ năng phù hợp trong những trận PVP với đội hình Cleaver, khả năng tạo shield
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
Zankyou no Terror là một phim nặng về tính ẩn dụ hình ảnh lẫn ý nghĩa. Những câu đố xoay vần nối tiếp nhau, những hành động khủng bố vô hại tưởng chừng như không mang ý nghĩa, những cuộc rượt đuổi giữa hai bên mà ta chẳng biết đâu chính đâu tà
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng