Ứng Thiên phủ (nhà Minh)

Ứng Thiên Phủ
應天府
Phủ của nhà Minh

1356–1645
Vị trí của Ứng Thiên Phủ
Vị trí của Ứng Thiên Phủ
Vị trí của phủ Ứng Thiên.
Thủ đô Giang Ninh, Thượng Nguyên
Lịch sử
 -  Chu Nguyên Chương công chiếm Tập Khánh 1356
 -  Quân Thanh công chiếm Nam Kinh 1645
Hiện nay là một phần của Nam Kinh, Câu Dung, Lật Dương

Ứng Thiên phủ (phồn thể: 應天府; giản thể: 应天府), là một phủ được thành lập thời nhà Minh. Ban đầu nơi này là kinh sư của nhà Minh, về sau được trở thành thủ đô thứ hai. Phạm vi của Ứng Thiên phủ tương ứng với các thành phố Nam Kinh, Câu DungLật Dương hiện nay.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng Thiên phủ dưới thời Nguyên Tập Khánh lộ, thuộc Giang Chiết Đẳng xử Hành Trung thư tỉnh.

Đại Minh kinh sư (1368-1420)

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên Chí Chính năm thứ 16, Hàn Tống Long Phượng năm thứ 2 (1356), thủ lĩnh Hồng cân quân Chu Nguyên Chương chiếm Tập Khánh lộ, đến tháng 3 đổi tên thành Ứng Thiên phủ.

Nguyên Chí Chính năm thứ 24, Tống Long Phượng năm thứ 10 (1364), Chu Nguyên Chương được phong Ngô vương, định đô Ứng Thiên phủ. Nguyên Chí Chính năm thứ 26, Tống Long Phượng năm thứ 12 (1366), nghĩa quân xây dựng thành Kiến Khang.

Nguyên Chí Chính năm thứ 28, Minh Hồng Vũ nguyên niên (1368), Ngô vương Chu Nguyên Chương xưng đế, Ứng Thiên phủ đặt làm Nam Kinh, xây dựng kinh thành tại Kiến Khang từ tháng 9 năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) đến tháng 6 năm Hồng Vũ thứ 8 (1375) mới hoàn thành. Minh Hồng Vũ năm thứ 11 (1378), Ứng Thiên phủ được đặt làm kinh sư.

Thủ đô thứ hai (1421-1645)

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến Văn nguyên niên (1399), Yên vương Chu Lệ phát động Tĩnh nan chi dịch, đến Kiến Văn năm thứ 4 (1402), quân Yên công phá Ứng Thiên phủ, Chu Lệ đăng cơ, sử xưng Minh Thái Tông, sang năm cải nguyên Vĩnh Lạc.

Vĩnh Lạc nguyên niên (1403), Minh Thái Tông đổi tên Bắc Bình phủ thành Thuận Thiên phủ, lập làm Bắc Kinh, Ứng Thiên phủ là Nam Kinh.

Vĩnh Lạc năm thứ 19 (1421), triều đình chính thức dời đô, lịch sử gọi là Vĩnh Lạc thiên đô, Nam Kinh Ứng Thiên phủ trở thành thủ đô thứ hai, giữ lại cơ cấu Lục bộ.

Hoằng Quang nguyên niên (1645), quân Thanh công chiếm Giang Nam, sửa Ứng Thiên phủ thành Giang Ninh phủ.

Quan chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu thời Hồng Vũ, Ứng Thiên phủ thiết lập các chức quan tri phủ, đồng tri, thông phán cùng kinh lịch, tri huyện, chiếu ma; về sau thiết lập thêm trị trung, thôi quan. Hồng Vũ năm thứ 3 (1370), thăng nha môn chính tam phẩm, ban ngân ấn, đồng thời đổi tri phủ thành phủ doãn, đồng tri thành phủ thừa. Hồng Vũ năm thứ 21 (1388), thiết lập thêm chức kiểm hiệu.

Các đơn vị hành chính trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng Thiên phủ quản hạt 8 huyện, gồm: Thượng Nguyên, Giang Ninh, Câu Dung, Lật Dương, Lật Thủy, Cao Thuần, Giang Phổ và Lục Hợp.

Các đơn vị hành chính trực thuộc Ứng Thiên phủ
TT Tên gọi Phạm vi ngày nay Lịch sử Ghi chú
1 Thượng Nguyên

(上元)

Khu vực Tây Bắc của nội thành Nam Kinh Thời kỳ Ngũ đại Thập quốc được tách ra từ huyện Giang Ninh trên cơ sở lấy sông Tần Hoài làm ranh giới, theo đó phía bắc lập huyện Thượng Nguyên, phía nam giữ lại huyện Giang Ninh. Năm 1356, huyện lị dời đến trấn Thuần Hóa, đến năm sau thì khôi phục lại huyện. Đông Bắc có Chung Sơn, phía nam vào năm 1398 thiết lập Hiếu lăng vệ. Phía bắc có Phúc Châu sơn, Tây Bắc giáp Kê Minh sơn, Mạc Phủ sơn. Giáp Trường Giang ở phía Bắc, Đông Nam có sông Tần Hoài chảy theo hướng Tây Bắc tiến vào Trường Giang. Đi về phía Bắc có hồ Huyền Vũ, Đông có Thanh Khê, lại có Thuần Hóa trấn Tuần kiểm ti[1].
2 Giang Ninh

(江寧)

Khu vực Đông Nam của nội thành Nam Kinh Phía nam có Tụ Bảo sơn, Ngư Thủ sơn. Tây nam có Tam sơn, Liệt sơn, Từ Mẫu sơn. Tây giáp Trường Giang, Đông bắc có sông Tĩnh An. Tây Nam có Đại Thắng quan, Giang Ninh trấn. Đông Nam có Mạt Lăng quan. Tây có Giang Đông Tứ Tuần kiểm ti. Bắc có Long Giang quan, thiết lập Hộ Phân ti[2].
3 Câu Dung

(句容)

Huyện cấp thị Câu Dung, thành phố Trấn Giang Phía nam có Mao sơn, bắc có Hoa sơn, là khởi nguồn sông Tần Hoài. Giáp Trường Giang ở phía bắc. Tây Bắc thiết lập Long Đàm Tuần kiểm ti[3].
4 Lật Dương

(溧陽)

Huyện cấp thị Lật Dương, thành phố Thường Châu Thời Nguyên là Lật Dương châu, năm 1369 giáng thành huyện[4].
5 Lật Thủy

(溧水)

Khu Lật Thủy, thành phố Nam Kinh Thời Nguyên là Lật Thủy châu, năm 1369 giáng thành huyện[5].
6 Cao Thuần

(高淳)

Khu Cao Thuần, thành phố Nam Kinh Năm 1491 thiết lập trên cơ sở một phần huyện Lật Thủy[6].
7 Giang Phổ

(江浦)

Khu Phổ Khẩu, thành phố Nam Kinh Nguyên bản là Lục Hợp huyện Phổ Tử Khẩu Tuần kiểm ti. Năm 1376 đổi thành huyện trên cơ sở lấy đất từ Hòa châu, Trừ châu và Giang Ninh huyện. Năm 1392 mở Lộ khẩu. Năm 1395 thiết lập Giang Hoài vệ[7].
8 Lục Hợp

(六合)

Khu Lục Hợp, thành phố Nam Kinh Thời Nguyên thuộc về Chân Châu.Năm 1370 trực thuộc Dương Châu phủ. Năm 1389 chuyển về Ứng Thiên. Đông có Qua Bộ sơn, giáp Trường Giang, sông Trừ Hà từ phía Tây chảy qua nhập vào. Thiết lập Qua Phụ Tuần kiểm ti[8].

Hộ khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Minh sử ghi chép hộ khẩu Ứng Thiên phủ thời Minh như sau: Năm 1393 ghi nhận 163.915 hộ, dân số 1.193.620 người; năm 1491 ghi nhận 144.368 hộ, dân số 711.300 người; năm 1578 ghi nhận 143.597 hộ, dân số 790.513 người[9].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Năm Bính Thân, Thái Tổ dời huyện lị đến trấn Thuần Hóa, sang năm khôi phục huyện lị. Giáp các núi Chung (Đông Bắc), Phúc Chu (Bắc), Kê Minh, Mạc Phủ (Tây Bắc), Phương (Đông Nam). Giáp Đại Giang (Trường Giang) ở phía bắc, sông Tần Hoài ở đông nam chảy về tây bắc nhập vào Đại Giang. Có các hồ Huyền Vũ ở phía bắc, Thanh Khê ở phía đông, đồng thời có Thuần Hóa trấn Tuần kiểm ti.
  2. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Giang Ninh ỷ vào Tụ Bảo sơn, Ngưu Thủ sơn ở phía Nam; Tam sơn, Liệt sơn, Từ Mỗ sơn ở Tây Nam. Phía Tây giáp Đại Giang, Đông Bắc có Tĩnh An hà. Tây Nam có Đại Thắng quan, Giang Ninh trấn. Đông Nam có Mạt Lăng quan. Tây có Giang Đông Tứ Tuần kiểm ti. Bắc có Long Giang qian, thiết lập Hộ Phân ti.
  3. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Câu Dung ở phía đông phủ (Ứng Thiên). Nam có Mao sơn, Bắc có Hoa sơn, là thượng nguồn Tần Hoài. Bắc giáp Đại Giang. Tây Bắc có Long Đàm Tuần kiểm ti.
  4. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Lật Dương ở phía đông nam phủ (Ứng Thiên), thời Nguyên là Lật Dương châu. Hồng Vũ năm thứ 2 giáng thành huyện. Đông Nam có Thiết sơn, Đồng sơn; Tây Nam có Thiết Dã sơn. Bắc có hồ rộng lớn tên là Thao, cùng 2 huyện Nghi Hưng, Kim Đàn phân định ranh giới. Tây Bắc có Lật Thủy, còn gọi là Lai Thủy, trên dựa vào hồ Đan Dương, chảy về phía Đông về Nghi Hưng huyện nhập Thái Hồ, tên cũ Vĩnh Dương Giang, cũng gọi là Trung Giang. Tây Bắc có Thượng Hưng phụ Tuần kiểm ti, về sau phế bỏ.
  5. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Lật Thủy ở phía đông phủ (Ứng Thiên), thời Nguyên là Lật Thủy châu, Hồng Vũ năm thứ 2 giáng thành huyện. Đông Nam có Đông Lư sơn, có một nhánh của sông Tần Hoài. Nam có hồ Thạch Cữu, phía Tây liền với hồ Đan Dương đổ vào Đại Giang.
  6. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Cao Thuần ở phía nam phủ (Ứng Thiên). Hoằng Trị năm thứ 4 lấy Lật Thủy huyện thiết lập Cao Thuần trấn. Tây Nam có các hồ Cố Thành, Đan Dương, Thạch Cữu. Đông Nam có Quảng Thông trấn, thường gọi là Đông Bá, có Quảng Thông trấn Tuần kiểm ti.
  7. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Giang Phổ ở phía tây phủ (Ứng Thiên), nguyên bản là Lục Hợp huyện Phổ Tử khẩu Tuần kiểm ti. Hồng Vũ năm thứ 9, tháng 6 đổi thành huyện, đát đai tách các châu Hòa-Trừ cùng Giang Ninh huyện. Năm thứ 25, tháng 7 chuyển qua Giang Bắc thiết Tuần kiểm ti ở nơi cũ. Đông Nam giáp Đại Giang có Giang Hoài vệ, thành lập từ tháng Giêng Hồng Vũ năm thứ 28, lại có Tây Giang Khẩu Tuần kiểm ti.
  8. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Lục Hợp ở phía tây bắc phủ (Ứng Thiên), thời Nguyên thuộc Chân châu. Hồng Vũ năm thứ 3 trực thuộc Dương Châu phủ. Năm thứ 22, tháng 2 trực thuộc phủ (Ứng Thiên). Đông có Qua Bộ sơn, giáp Đại Giang, nước Trừ Hà từ phía Tây đến nhập vào đây, có Qua Phụ Tuần kiểm ti.
  9. ^ 《Minh sử – Địa lý chí》: Hồng Vũ năm thứ 26, hộ nhập 163.915, khẩu nhập 1.193.620. Hoằng Trị năm thứ 4, hộ 144.368, khẩu 711.300. Vạn Lịch năm thứ 6, hộ 143.597, khẩu 790.513.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Đình Ngọc, Minh sử.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Bạn càng tập trung vào cảm giác của mình khi nghe một bài hát thì mối liên hệ cảm xúc giữa bạn với âm nhạc càng mạnh mẽ.
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
Hãy tưởng tượng giao tiếp như một trò chơi chuyền bóng, mục đích của bạn là chuyền cho đối phương theo cách mà đối phương có thể dễ dàng đón nhận