Nam Trực Lệ 南直隸 | |||||
Trực Lệ của nhà Minh | |||||
| |||||
Thủ đô | Ứng Thiên phủ | ||||
Lịch sử | |||||
- | Vĩnh Lạc dời đô | 1421 | |||
- | Quân Thanh công chiếm Nam Kinh | 1645 | |||
Hiện nay là một phần của | An Huy, Giang Tô, Thượng Hải | ||||
Giáp với: Chiết Giang Bố chính sứ ty Hồ Quảng Bố chính sứ ty Sơn Đông Bố chính sứ ty Giang Tây Bố chính sứ ty Hà Nam Bố chính sứ ty |
Nam Trực Lệ (phồn thể: 南直隸; giản thể: 南直隶; Wade–Giles: Nan Chih-li) là một khu vực hành chính tại Trung Hoa từ thời nhà Minh, bao gồm 14 phủ và 4 trực lệ châu tại khu vực Giang Nam và Giang Hoài. Ban đầu sau khi Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh, khu vực này mang tên gọi Trực Lệ, tức là khu vực do triều đình trung ương trực tiếp quản lý, còn các tỉnh khác đều thiết lập bộ máy tam ty - Thừa tuyên Bố chính sứ ty, Đề hình Án sát sứ ty và Đô Chỉ huy sứ ty. Sau khi Yên Vương Chu Lệ soán ngôi Kiến Văn Đế và cải niên hiệu Vĩnh Lạc vào năm 1402 đã chọn Bắc Bình, vốn là phủ đệ của minh, làm kinh đô mới và tiến hành các hoạt động xây dựng cung điện và cải tổ cơ cấu hành chính, bao gồm phế bỏ Bắc Bình Bố Chính Sứ ty và đưa toàn bộ các sở, châu, phủ, huyện do triều đình trung ương trực tiếp quản lý. Vì cả hai khu vực trên đều do triều đình trực tiếp quản lý nên Vĩnh Lạc Đế đã gọi đổi tên Bắc Bình thành Bắc Trực Lệ, Trực Lệ cũ đổi thành Nam Trực Lệ, cùng với 13 tỉnh hình thành cơ cấu hành chính Lưỡng kinh thập tam tỉnh của nhà Minh. Phạm vi của khu vực Nam Trực Lệ rất rộng, tương ứng với các tỉnh An Huy, Giang Tô và thành phố Thượng Hải ngày nay. Về mặt phiên chế, Nam Trực Lệ không do Tam ty kiểm soát mà do Nam Kinh Lục Bộ trực tiếp điều hành.
Nam Trực Lệ nằm tại khu vực hạ lưu Trường Giang và Hoài Hà, phạm vi ngày nay thuộc các tỉnh An Huy, Giang Tô và thành phố Thượng Hải. Phía Đông giáp biển Hoa Đông, phía Bắc giáp hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam, phía Tây giáp Hồ Quảng (nay là hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam), phía Nam giáp hai tỉnh Giang Tây và Chiết Giang.
Các châu phủ của Nam Trực Lệ dưới thời nhà Nguyên phạm vi của Giang Chiết Đẳng xử Hành trung thư tỉnh[1] và Hà Nam Giang Bắc Đẳng xử Hành trung thư tỉnh[2].
Nguyên Chí Chính năm thứ 15 (1355), thủ lĩnh Hồng Cân quân là Hàn Lâm Nhi xưng là Tiểu Minh Vương, thành lập nhà Tống, lấy niên hiệu là Long Phượng, định đô ở Biện Lương, thể theo hệ thống hành chính của nhà Nguyên mà tiến hành xây dựng hệ thống địa phương cho triều đình mới.
Nguyên Chí Chính năm thứ 16, Tống Long Phượng năm thứ hai (1356), Giang Nam hành Trung thư tỉnh được thành lập do Chu Nguyên Chương đứng đầu, đảm nhiệm chức Bình chương chính sự, quản lý 4 phủ Ứng Thiên, Thái Bình, Giang Hoài, Quảng Hưng và 4 lộ Thường Châu, Dương Châu, Lư Châu và An Khánh; cùng năm này đổi tên Giang Hoài thành Trấn Giang, Quảng Hưng đổi thành Quảng Đức.
Nguyên Chí Chính năm thứ 24, Tống Long Phượng năm thứ 10 (1364), thiết lập Trung Thư tỉnh trên cơ sở Giang Nam Hành tỉnh. Cũng trong năm này nhà Tống thiết lập Giang Hoài Hành Trung thư tỉnh, thủ phủ đặt tại Lư Châu.
Nguyên Chí Chính năm thứ 26, Tống Long Phượng năm thứ 12 (1366), sát nhập Giang Hoài vào Trung thư tỉnh. Cùng năm Tiểu Minh Vương chết.
Nguyên Chí Chính năm thứ 28, Ngô vương năm thứ 2 (1368), Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh, đặt niên hiệu là Hồng Vũ, thiết lập Nam Kinh tại Ứng Thiên phủ, Bắc Kinh sẽ được chọn giữa Phượng Dương và Biện Lương.
Minh Hồng Vũ năm thứ 4 (1371), hạ cấp từ phủ thành châu đối với Quảng Đức.
Minh Hồng Vũ năm thứ 11 (1378), kế hoạch xây dựng Bắc Kinh bị hủy bỏ, triều đình đổi tên Nam Kinh thành kinh sư.
Minh Hồng Vũ năm thứ 13 (1380), nhân vụ án Hồ Duy Dung mưu phản, triều đình xóa bỏ Trung thư tỉnh, các phủ châu thuộc Trung thư tỉnh trước đây chuyển giao cho Lục Bộ quản lý, hình thành danh xưng Trực Lệ.
Minh Vĩnh Lạc nguyên niên (1403), kế hoạch thiết lập Nam Bắc lưỡng kinh được khôi phục, theo đó Bắc Bình được chọn làm nơi xây dựng Bắc Kinh.
Minh Vĩnh Lạc năm thứ 19 (1421), triều đình dời đô lên Bắc Bình, kinh sư đổi tên là Nam Kinh, Trực Lệ đổi tên thành Nam Trực Lệ.
Minh Hồng Hy nguyên niên (1425), triều đình dự định chuyển đô về Nam Kinh, đổi tên Nam Kinh thành kinh sư. Tuy nhiên do Minh Nhân Tông mất đột ngột nên kế hoạch dời đô đã bị trì hoãn.
Minh Chính Thống năm thứ 6 (1441), triều đình một lần nữa xác định Bắc Kinh làm kinh sư, từ nay về sau duy trì Nam-Bắc Trực Lệ đến khi nhà Minh sụp đổ.
TT | Tên gọi | Cấp hành chính | Địa giới hiện nay | Châu
(州) |
Huyện
(縣) | |
---|---|---|---|---|---|---|
Phủ
(府) |
Trực lệ châu
(直隸州) | |||||
1 | Ứng Thiên (應天) | X | Thành phố Nam Kinh, Trấn Giang (quận Câu Dung), Thường Châu (quận Lật Dương) | - | Thượng Nguyên (上元) | |
Giang Ninh (江寧) | ||||||
Câu Dung (句容) | ||||||
Lật Dương (溧陽) | ||||||
Lật Thủy (溧水) | ||||||
Cao Thuần (高淳) | ||||||
Giang Phổ (江浦) | ||||||
Lục Hợp (六合) | ||||||
2 | Phượng Dương (鳳陽) | X | Các thành phố Bạng Phụ, Hoài Nam, Túc Châu, Hoài Bắc, Bạc Châu, Phụ Dương,
Một phần thành phố Trừ Châu (thành phố Minh Quang và các huyện Định Viễn, Phượng Dương) |
- | Phượng Dương (鳳陽) | |
Lâm Hoài (臨淮) | ||||||
Hoài Viễn (懷遠) | ||||||
Định Viễn (定遠) | ||||||
Ngũ Hà (五河) | ||||||
Hồng (虹) | ||||||
Thọ (壽州) | Hoắc Khâu (霍丘) | |||||
Mông Thành (蒙城) | ||||||
Tứ (泗州) | Hu Di (盱眙) | |||||
Thiên Trường (天長) | ||||||
Túc (宿州) | Linh Bích (靈璧) | |||||
Toánh (潁州) | Toánh Thượng (潁上) | |||||
Thái Hòa (太和) | ||||||
Bạc (亳州) | - | |||||
3 | Tô Châu (蘇州) | X | Thành phố Tô Châu | - | Ngô (吳) | |
Trường Châu (長洲) | ||||||
Ngô Giang (吳江) | ||||||
Côn Sơn (崑山) | ||||||
Thường Thục (常熟) | ||||||
Gia Định (嘉定) | ||||||
Thái Thường (太倉州) | Sùng Minh (崇明) | |||||
4 | Tùng Giang (松江) | X | Thành phố Thượng Hải | - | Hoa Đình (華亭) | |
Thượng Hải (上海) | ||||||
Thanh Phổ (青浦) | ||||||
5 | Thường Châu (常州) | X | Thành phố Thường Châu | - | Vũ Tiến (武進) | |
Vô Tích (無錫) | ||||||
Nghi Hưng (宜興) | ||||||
Giang Âm (江陰) | ||||||
Tĩnh Giang (靖江) | ||||||
6 | Trấn Giang (鎮江) | X | Thành phố Trấn Giang (Trừ quận Câu Dung) | - | Đan Đồ (丹徒) | |
Đan Dương (丹陽) | ||||||
Kim Đàn (金壇) | ||||||
7 | Hoài An (淮安) | X | Các thành phố Hoài An, Diêm Thành, Túc Thiên, Liên Vân Cảng, một phần Từ Châu | - | Sơn Dương (山陽) | |
Thanh Hà (清河) | ||||||
Diêm Thành (鹽城) | ||||||
An Đông (安東) | ||||||
Đào Nguyên (桃源) | ||||||
Thuật Dương (沭陽) | ||||||
Hải (海州) | Cống Du (贛榆) | |||||
Bi (邳州) | Túc Thiên (宿遷) | |||||
Tuy Ninh (睢寧) | ||||||
8 | Dương Châu (揚州) | X | Các thành phố Dương Châu, Thái Châu, Nam Thông, Diêm Thành,
Một phần Trừ Châu (thành phố Thiên Trường) |
- | Giang Đô (江都) | |
Nghi Chân (儀真) | ||||||
Thái Hưng (泰興) | ||||||
Cao Bưu (高郵州) | Bảo Ứng (寶應) | |||||
Hưng Hóa (興化) | ||||||
Thái (通州) | Như Cao (如皋) | |||||
Thông (泰州) | Hải Môn (海門) | |||||
9 | Lư Châu (廬州) | X | Thành phố Hợp Phì | - | Hợp Phì (合肥) | |
Thư Thành (舒城) | ||||||
Lư Giang (廬江) | ||||||
Vô Vi (無為州) | Sào (巢) | |||||
Lục An (六安州) | Anh Sơn (英山) | |||||
Hoắc Sơn (霍山) | ||||||
10 | An Khánh (安慶) | X | Thành phố An Khánh | - | Hoài Ninh (懷寧) | |
Đồng Thành (桐城) | ||||||
Tiềm Sơn (潛山) | ||||||
Thái Hồ (太湖) | ||||||
Túc Tùng (宿松) | ||||||
Vọng Giang (望江) | ||||||
11 | Thái Bình (太平) | X | Thành phố Vu Hồ
Hầu hết thành phố Mã An Sơn (trừ các huyện Hòa và Hàm Sơn) |
- | Đương Đồ (當塗) | |
Vu Hồ (蕪湖) | ||||||
Phồn Xương (繁昌) | ||||||
12 | Trì Châu (池州) | X | Các thành phố Trì Châu, Đồng Lăng | - | Quý Trì (貴池) | |
Thanh Dương (青陽) | ||||||
Đồng Lăng (銅陵) | ||||||
Thạch Đại (石埭) | ||||||
Kiến Đức (建德) | ||||||
Đông Lưu (東流) | ||||||
13 | Ninh Quốc (寧國) | X | Thành phố Tuyên Thành | - | Tuyên Thành (宣城) | |
Nam Lăng (南陵) | ||||||
Kính (涇) | ||||||
Ninh Quốc (寧國) | ||||||
Tinh Đức (旌德) | ||||||
Thái Bình (太平) | ||||||
14 | Huy Châu (徽州) | X | Thành phố Hoàng Sơn | - | Hấp (歙) | |
Hưu Ninh (休寧) | ||||||
Vụ Nguyên (婺源) | ||||||
Kỳ Môn (祁門) | ||||||
Y (黟) | ||||||
Tích Khê (績溪) | ||||||
15 | Từ châu (徐州) | X | Thành phố Từ châu | - | Phong (豐) | |
Phái (沛) | ||||||
Tiêu (蕭) | ||||||
Nãng Sơn (碭山) | ||||||
16 | Trừ châu (滁州) | X | Hầu hết thành phố Trừ châu (Trừ các thành phố Thiên Trường, Minh Quang và các huyện Định Viễn, Phượng Dương) | - | Toàn Tiêu (全椒) | |
Lai An (來安) | ||||||
17 | Hòa châu (和州) | X | Mã An Sơn (Các huyện Hòa và Hàm Sơn) | - | Hàm Sơn (含山) | |
18 | Quảng Đức (廣德) | X | Quảng Đức | - | Kiến Bình (建平) |
Nam Trực Lệ là khu vực có tầm quan trọng về kinh tế - chính trị của nhà Minh, do đó số lượng danh nhân được ghi nhận rất nhiều, bao gồm:
Chu Nguyên Chương (1328 - 1398), hoàng đế khai quốc nhà Minh, người huyện Lâm Hoài, Phượng Dương.
Lý Thiện Trường (1314 - 1390), công thần khai quốc nhà Minh, người huyện Định Viễn, Phượng Dương.
Từ Giai (1503 - 1583), Nội các thủ phụ thứ 44 của nhà Minh, người huyện Hoa Đình, Tùng Giang.
Thang Hòa (1326 - 1395), công thần khai quốc nhà Minh, người huyện Lâm Hoài, Phượng Dương.
Lam Ngọc (? - 1393), công thần khai quốc nhà Minh, người huyện Định Viễn, Phượng Dương.
Thường Ngộ Xuân (1330 - 1369), công thần khai quốc nhà Minh, người huyện Hoài Viễn, Phượng Dương.
Hồ Tông Hiến (1512 - 1565), đại thần thời Gia Tĩnh, có vai trò lớn trong cuộc chiến chống Oa Khấu ở miền Nam Trung Hoa, người huyện Tích Khê, Huy Châu.
Ngô Trung Tứ tài tử, bốn tài tử nổi tiếng ở Tô Châu gồm Đường Dần (huyện Ngô), Chúc Doãn Minh (huyện Trường Châu), Văn Trưng Minh (huyện Trường Châu) và Từ Trinh Khanh (huyện Thường Thục).
Quy Hữu Quang (1507 - 1571), nhà văn, phê bình văn học giữa thời Minh.
Thi Nại Am (1296 - 1372), tác giả của Thủy Hử, người huyện Ngô, Tô Châu.
Ngô Thừa Ân (1506 - 1582), tác giả của Tây Du Ký, một trong Tứ đại danh tác Trung Hoa, người huyện Sơn Dương, Hoài An.
Đổng Kỳ Xương (1555 - 1636), nhà thư pháp cuối thời Minh, người huyện Hoa Đình, Tùng Giang.
Vương Thế Trinh (1526 - 1590), một trong bảy tài tử thời Gia Tĩnh - Long Khánh.
Kim Thánh Thán (1608 - 1661), nhà văn, phê bình văn học Minh mạt, người huyện Ngô, Tô Châu.
Từ Hà Khách (1587 - 1641), nhà văn và địa lý học cuối thời Minh.
Cố Viêm Vũ (1613 - 1682), nhà tư tưởng, sử gia mang tư tưởng cải cách cuối thời Minh, người huyện Côn Sơn, Tô Châu.
Từ Quang Khải (1562 - 1633), Nội các đại thần cuối thời Minh và là một trong ba trụ cột lớn của Thiên Chúa Giáo tại Trung Hoa, người huyện Thượng Hải, Tùng Giang.
Thẩm Vạn Tam (1306 - 1394), thương gia nổi tiếng có những đóng góp thương mại quan trọng cuối Nguyên đầu Minh, người huyện Trường Châu, Tô Châu.