Khám phá[2] | |
---|---|
Khám phá bởi | Joseph Helffrich |
Ngày phát hiện | 16 tháng 7 năm 1910 |
Tên định danh | |
1910 KQ | |
Vành đai chính | |
Đặc trưng quỹ đạo[2] | |
Kỷ nguyên 18 tháng 6 năm 2009 (2455000.5) | |
Cận điểm quỹ đạo | helion 3.1238 AU (q) |
Viễn điểm quỹ đạo | helion 3.2614 ĐVTV (Q) |
3.1926 AU (a) | |
Độ lệch tâm | 0.02155 |
5.70 NJ | |
149.62° (M) | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 20.612° |
289.96° | |
353.32° | |
Vệ tinh đã biết | S/2007 (702) 1[3] |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 194.73 km[2] |
Khối lượng | 6.05×1018 kg³[4] |
Mật độ trung bình | 1.56 g/cm³[4] |
Suất phản chiếu | 0.0587[2] |
11.42 to 13.57[5] | |
7.25[2] | |
702 Alauda (phát âm /əˈlɔːdə/ ə-LAW-də) là một tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính. Nó có đường kính là 194.73 km.[2] Vì là tiểu hành tinh kép, Rojo và Margot ước tính nó có khối lượng là 6,05×1018 kg với tỷ trọng 1,56 g/cm³.[4]
Tiểu hành tinh này do Joseph Helffrich phát hiện ngày 16.7.1910 ở Heidelberg, và được đặt theo tên Alauda, tên khoa học của chi chim chiền chiện[6].
Từ các quan sát bằng kính viễn vọng quang học thích ứng rất lớn 8-m của đài thiên văn châu Âu nam bán cầu ở Cerro Paranal, Chile, người ta đã phát hiện "702 Alauda" có một vệ tinh có đường kính 5,5 km.[3] Vệ tinh này ở cách hành tinh sơ cấp 900 km.[7][8] Alauda đã được xác định là tiểu hành tinh lớn nhất của một nhóm tiểu hành tinh có nguồn gốc từ cùng một vụ va chạm (Collisional family).[3] Vệ tinh này có thể là kết quả của vụ va chạm tạo ra nhóm tiểu hành tinh có cùng một tham số quỹ đạo.[3]
Các thành viên khác của nhóm này là: 581 Tauntonia, 1101 Clematis, 1838 Ursa, 3139 Shantou, 3325 TARDIS, 4368 Pillmore, 5360 Rozhdestvenskij, 5815 Shinsengumi, cùng nhiều tiểu hành tinh khác.[9]
Alauda đã che khuất một sao có cấp sao biểu kiến 9,5 thuộc chòm sao Song Tử lúc 08:18 giờ UT ngày 17.10.2009.[1] Sự kiện này được nhìn thấy từ Uruguay, Argentina và Chile.[1] Xích kinh và Xích vĩ của sự kiện nói trên là khoảng 07 44 09.08 +27 08 23.7.