Quần thể của A. vaigiensis được phát hiện tại quần đảo Hawaii từ năm 1991,[4] nhiều khả năng là do những cá thể lang thang theo các phương tiện vận chuyển mà đến được đây.[5]
Chúng sống xung quanh những rạn san hô viền bờ ở độ sâu đến ít nhất là 15 m; cá con thường được nhìn thấy trong các đám rong biển trôi dạt.[1]
Abudefduf caudobimaculatus, một danh pháp đồng nghĩa của A. vaigiensis, đã được Wibowo và cộng sự công nhận là một loài hợp lệ dựa vào những khác biệt về kiểu hình như có thêm hai đốm trên gốc vây đuôi, hay dải đen gần đầu nhất mờ dần về phía gốc vây ngực.[13]
Kết quả phân tích di truyền cho thấy, A. vaigiensis có khả năng là loài đa ngành, có ít nhất là 3 dòng riêng biệt sinh sống ở 3 khu vực: Ấn Độ Dương, vùng Tam giác San Hô và phần còn lại của Tây Thái Bình Dương;[14] tuy nhiên, còn một dòng thứ tư ít được biết đến là từ đảo Giáng Sinh.[15]
A. vaigiensis có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 20 cm.[3]A. vaigiensis trưởng thành có màu xanh lục lam ở thân trên, chuyển dần sang màu xám bạc dưới bụng. Hai bên thân có 5 dải sọc đen. Vệt màu vàng tươi đặc trưng thường xuất hiện ở đỉnh đầu và lưng.[4][16] Vệt vàng sáng màu hơn trong quá trình A. vaigiensis thực hiện các màn tán tỉnh và làm tổ.[3]
Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 11–13; Số tia vây ở vây ngực: 16–20; Số lược mang: 23–33; Số vảy ống đường bên: 19–23.[16]
Những cá thể lai tạp giữa A. vaigiensis và Abudefduf abdominalis đã được nhìn thấy tại Hawaii.[17] Nếu mức độ lai tạp vẫn tiếp diễn hoặc thậm chí là tăng cao, A. abdominalis có thể sẽ nhanh chóng bị tuyệt chủng.[18]
^Tardent, P (1959). “Capture d'un Abadfduf saxatilis vaigiensis Q. und G. (Pisces, Pomacentridae) dans le Golfe de Naples”. Revue suisse de zoologie. 66: 347–351. doi:10.5962/bhl.part.75225. ISSN0035-418X.
^Tang, Kevin L.; Stiassny, Melanie L. J.; Mayden, Richard L.; DeSalle, Robert (2021). “Systematics of Damselfishes”. Ichthyology & Herpetology. 109 (1): 258–318. doi:10.1643/i2020105. ISSN2766-1512.