Adem Demaçi

Adem Demaçi
Sinh26 tháng 2, 1936 (88 tuổi)
Pristina, Vương quốc Yugoslavia, nay là Kosovo
Nghề nghiệpChính trị gia

Adem Demaçi (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1936) ở Pristina, Vương quốc Yugoslavia, nay là Kosovo [1], là một nhà văn, chính trị gia người gốc Albania ở Kosovo, và là một người bị tù chính trị trong suốt 28 năm vì chống đối việc Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư đối xử tàn tệ với sắc dân thiểu số Albania ở Kosovo, cũng như chỉ trích chủ nghĩa Cộng sản và chế độ của Josip Broz Tito.[2] Ông đã được tổ chức Ân xá Quốc tế công nhận là một tù nhân lương tâm[3].

Hoạt động chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Demaçi bị giam tù lần đầu từ năm 1958 tới 1961. Sau khi được thả, ông lại bị cầm tù 2 lần nữa từ năm 1964-1974 rồi 1975-1990, vì bị gán cho là theo chủ trương ly khai và là người theo chủ nghĩa Stalin. Do bị tù lâu dài nên nhiều người Kosovo gốc Albania đã gọi ông là Nelson Mandela của Kososvo[4].

Sau khi ra tù, ông làm chủ tịch "Hội đồng bảo vệ Nhân quyền và Tự do của nhân dân Kosovo". Tháng 3 năm 1992 ông đã được mời nói chuyện trong phiên họp của Hạ viện Hoa Kỳ. Năm 1992, ông đoạt Giải thưởng Sakharov của Nghị viện châu Âu. Năm 1993 ông được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình.

Demaçi là đại diện chính trị của Quân đội Giải phóng Kosovo (Ushtria Çlirimtare e Kosovës, viết tắt là UÇK) trong thời gian 1998/1999. Ông đã ở lại Kosovo trong suốt cuộc chiến tranh Kosovo. Mặc dù binh sĩ Serbia biết ông là ai, nhưng họ không làm hại ông.[2]. Cho đến ngày nay, Ông vẫn tham gia vào chính trị Kosovo và tiếp tục chủ trương tranh đấu cho Kosovo được độc lập khỏi Serbia[5], thậm chí ông cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo Quân đội giải phóng Kosovo chấp nhận một giải pháp hòa bình với Serbia khiến Serbia không cho Kosovo được độc lập.

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú và Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kosovo là khu vực tranh chấp lãnh thổ giữa Cộng hòa Serbia và nước Cộng hòa Kosovo tự tuyên bố. Kosovo tuyên bố độc lập ngày 17.2.2008, trong khi Serbia tuyên bố vùng này thuộc lãnh thổ của mình. Cộng hòa Kosovo được 71 nước trong số 192 nước thành viên Liên Hợp Quốc công nhận
  2. ^ a b Erlanger, Steven (ngày 10 tháng 8 năm 1999). “Champion of Free Kosovo Now Urges Moderation”. New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ “Kosovo hunger strikers demand release of ethnic Albanian prisoners (Pay-per-view)”. BBC News. ngày 21 tháng 9 năm 1999. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ http://kosova-aktuell.de/index.php?option=com_content&task=view&id=416&Itemid=43[liên kết hỏng]
  5. ^ Hedges, Chris (ngày 13 tháng 3 năm 1998). “Kosovo Leader Urges Resistance, but to Violence”. New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Đó là những lời khẳng định đanh thép, chắc chắn và đầy quyền lực của người phụ nữ đang gánh trên vai ngôi trường đại học hàng đầu thế giới
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn này sẽ làm thêm một ngày ấm áp trong bạn
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không