Chiến tranh Kosovo

Chiến tranh Kosovo
Paт нa Кocoву и Meтoxиjи
Lufta në Kosovë
Một phần của Chiến tranh Nam Tư[1]

theo hướng kim đồng hồ từ trái bên trên: Tổng hành dinh của Nam Tư bị hư hại vì bom của NATO; Xe ở Nam Tư bị đè bởi gạch rơi do bom của NATO; Tưởng niệm những chỉ huy trưởng của KLA; F-15E của Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ căn cứ Aviano
Thời gian28 tháng 2 năm 1998 – 11 tháng 6 năm 1999
[2]
Địa điểm
Kết quả

Hiệp ước Kumanovo

  • Lực lượng Nam Tư rút ra khỏi Kosovo
  • Nghị quyết Liên Hợp Quốc 1244[6]
  • Thảo luận về việc tham dự của NATO[7]
  • Quân lính KLA tham dự quân đội giải phóng Preševo, Medveđa and Bujanovac (UÇPMB), bắt đầu cuộc nổi dậy tại thung lũng Preševo
Thay đổi
lãnh thổ
Không có thay đổi chính thức về lãnh thổ Nam Tư theo như Nghị quyết 1244, nhưng đã tách rời Kosovo khỏi Nam Tư về kinh tế và chính trị dưới sự kiểm soát bởi Liên Hợp Quốc.
Tham chiến

Kosovo Liberation Army Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA)
Albania Quân đội của Cộng hòa Kosovo (FARK) Trợ giúp:

  •  Albania
    (Quân đội tình nguyện)

Cộng hòa Liên bang Nam Tư Cộng hòa Liên bang Nam Tư
Chỉ huy và lãnh đạo

Kosovo Liberation Army Adem Jashari 
Kosovo Liberation Army Ramush Haradinaj
Kosovo Liberation Army Fatmir Limaj[9]

Albania Bujar Bukoshi


Cộng hòa Liên bang Nam Tư Slobodan Milošević
Cộng hòa Liên bang Nam Tư Dragoljub Ojdanić
Cộng hòa Liên bang Nam Tư Nebojša Pavković
Cộng hòa Liên bang Nam Tư Vlastimir Đorđević[22]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư Vladimir Lazarević[23]

Cộng hòa Liên bang Nam Tư Sreten Lukić
Lực lượng

Kosovo Liberation Army 9,000 – 20,000 quân nổi dậy[24]


Albania khoảng 100-150 binh lính[cần dẫn nguồn]


NATO cca. 80 máy bay
(Operation Eagle Eye)[26]
NATO 1,031 máy bay
(Operation Allied Force)[27]
NATO Hơn 30 tàu chiến và tàu ngầm[28]
NATO Khoảng 50.000 lính trú đóng tại Bắc Albania
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 85.000 binh lính[29] (bao gồm 40,000 và quanh Kosovo)[28]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 20.000 cảnh sát
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 100 SAM địa điểm[28]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 1,400 pháo
(cả mặt đất và chống máy bay[28]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 240 máy bay[28]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 2.032 xe tăng[28]
hàng 1000 lính tình nguyện Nga[30][31]
Thương vong và tổn thất

Kosovo Liberation Army 1.500 người nổi dậy bị giết(theo KLA)[32]


NATO 47 UAV bị bắn rơi[33]
NATO 2 dân sự chết[34]
Hoa Kỳ 4 máy bay bị bắn rơi[35][36]
Hoa Kỳ2 AH-64 Apache và 1 AV-8B Harrier rơi[37]
Hoa Kỳ 3 máy bay bị hư hại[38]


Hoa Kỳ 3 người lính bị bắt
gây ra bởi KLA:
Cộng hòa Liên bang Nam Tư hơn 300 binh lính bị giết theo quân đội Nam Tư[39]
gây ra bởi NATO:
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 1.031–1.200 bị giết[a]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 14 xe tăng bị phá hủy[44]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 18 APC bị phá hủy[45]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 20 đại pháo bị tiêu hủy[45]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 121 máy bay và trực thăng bị phá hủy[46]

Trong Kosovo:
Albania khoảng 3,000–10,533 Kosovo Albanian dân sự bị giết hay mất tích[47][48]
Albania 848,000–863,000 Kosovo Albanian bị mất nhà cửa[49][50][51]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 2,238 Serbi bị giết hay mất tích[49]
Cộng hòa Liên bang Nam Tư 230,000 Kosovo Serb, Romani bị mất nhà cửa[52]
Ngoài Kosovo:

Cộng hòa Liên bang Nam Tư 489–528 bị giết bởi bom của NATO
(theo Human Rights Watch)[53]

Thuật ngữ Chiến tranh Kosovo hay Xung đột Kosovo là một cuộc xung đột có vũ trang để mà kiểm soát vùng Kosovo trong những năm 1998/1999. Kosovo là một vùng nơi đa số dân là người gốc Albania, lúc đó thuộc Serbia, nước Serbia và Montenegro. Chiến tranh Kosovo diễn ra qua 2 giai đoạn:

  1. Đầu 1998 - 1999: Chiến tranh giữa người Serbia và lực lượng an ninh Nam Tư với Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA), một nhóm quân đội người thiểu số Albania đòi ly khai khỏi nước Nam Tư cũ (các cuộc tấn công của KLA bắt đầu từ khoảng năm 1996).
  2. 1999: Cuộc thả bom vào nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư của NATO năm 1999 vào giữa 24 tháng 310 tháng 6 năm 1999. NATO tấn công các mục tiêu quân sự và dân sự của Nam Tư.

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân chủ yếu của Chiến tranh Kosovo là yếu tố sắc tộc và có nguồn gốc lịch sử lâu đời[54].

Nguyên nhân lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Slav, trong đó có người Serbia đến bán đảo Balkan vào khoảng thế kỷ thứ bảy trước công nguyên. Trên mảnh đất mà Đế chế Byzantium cấp cho, người Serbia dần xây dựng và mở rộng đất đai và lập nên vương quốc Serbia. Vương quốc này đã có thời cực thịnh vượng (khoảng đầu thế kỷ XIV) và bao gồm cả Bosnia, Slovenia và Croatia. Kosovo từng là trung tâm của vương quốc này. Cũng chính tại Kosovo vào năm 1389 Hoàng tử Lazar, thủ lĩnh của Serbia đã ngã xuống trong trận chiến đấu chống đế quốc Ottoman để bảo vệ vương quốc Serbia. Tuy cuộc chiến thất bại, nhưng từ đó Kosovo được coi như cái nôi lịch sử, nơi hội tụ tinh thần dân tộc Serbia. Ottoman cai trị vùng đất của Serbia mang theo cả một sự xáo trộn dân số và tôn giáo. Người Albani, đạo Hồi cùng theo đó mà thâm nhập vào đây. Trong nhiều thế kỷ sau đó cả vùng đất Balkan bị chia sẻ, giành giật giữa đế quốc Ottoman và Triều Habsburg, tiếp đó là đế quốc Áo-Hung. Sự di dân, quá trình đấu tranh đòi độc lập dân tộc xen kẽ với các cuộc chiến tranh triền miên giữa liên minh của từng dân tộc với các đế quốc cai trị chống lại liên minh của dân tộc khác và đế quốc khác là nguyên nhân tồn tại cùng một lúc hai quá trình trái ngược nhau: quá trình phân tách và quá trình đồng hoá dân tộc và tôn giáo. Điều này giải thích cho hiện tượng đa dân tộc, đa tôn giáo và sự bố trí nhiều khi xen kẽ giữa các cộng đồng dân tộc và tôn giáo khác nhau, cũng như những mối hiềm khích giữa các cộng đồng ở Balkan.

Đầu thế kỷ XIX, sau những cuộc nổi dậy của người Serbia, nhà nước Serbia ra đời và liên tục mở rộng đất đai, đặc biệt thông qua các cuộc chiến tranh Balkan. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, với Hoà ước Versailles, Serbia đã trở thành Nam Tư và bao gồm cả Kosovo, Vovoidin, Montenegro, Bosnia, Croatia và Slovenia và như vậy đạt được hai mục tiêu: thống nhất được tất cả người Serbi trong một quốc gia và lập được một liên minh bền vững của các dân tộc Nam Slav.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai đất nước Nam Tư bị phát xít Đức xâm chiếm và chia cắt (Kosovo lúc đầu bị đưa cho Albani sau đó bị Italia sáp nhập), nhưng kết thúc chiến tranh, lãnh thổ nước này lại được thừa nhận như trong Hoà ước Versailles. Dưới chính quyền của tổng thống Tito, Nam Tư là một nhà nước liên bang gồm sáu nước cộng hoà: Serbia, Slovenia, Croatia, Bosnia, Montenegro, Makedonia và hai khu tự trị: Kosovo và Vovoidin. Với chính sách dân tộc cân bằng và trong bối cảnh chiến tranh lạnh, cộng với tình hình kinh tế Nam Tư còn khả quan, các mâu thuẫn sắc tộc lắng xuống hoặc được giải quyết tương đối êm thấm[54].

Nguyên nhân tôn giáo, sắc tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Kosovo nơi có 90% là người Albani theo đạo Hồi, 10% người Serbi theo đạo Cơ đốc chính thống, mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo lên cao kể từ khi một chính phủ bí mật của người Albani thành lập tồn tại song song cùng chính phủ liên bang; và đặc biệt từ khi "ngọn cờ đòi độc lập" của người Albani rơi vào tay của phái Quân đội giải phóng Kosovo chủ trương bạo lực và chính phủ trung ương tăng cường hành động để đối phó với phong trào này[54].

Tác động của phương Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho dù chính sách của ông Slobodan Milošević đối với các dân tộc không phải người Serbia, theo phương Tây, có nhiều điểm không công bằng theo quan điểm phương Tây, có nhiều phân biệt đối xử không công bằng đã đẩy các mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo vốn có từ lâu đời lên cao điểm nhưng nếu như không có sự can thiệp từ bên ngoài có lẽ không có khủng hoảng bùng nổ và lan rộng như tình hình diễn ra mấy năm nay ở vùng đất Nam Tư cũ.

Sự việc bắt đầu từ việc nước Đức, trên cơ sở quan hệ văn hoá truyền thống gần gũi với miền Tây Nam Tư cũ, và các tính toán khẳng định vai trò ảnh hưởng của mình ở châu Âu, đã mạnh mẽ ủng hộ SloveniaCroatia tách ra độc lập - một hành động bất ngờ đối với chính các đồng minh Tây Âu của Đức. Các nước Tây Âu lúc đầu cho rằng nên ủng hộ giải quyết các vấn đề dân tộc của Nam Tư theo tinh thần bảo toàn thống nhất liên bang, tránh một phản ứng lây lan đòi li khai của các cộng đồng sắc tộc khác nhau, tránh tình trạng "Balkan hoá". Hành động đơn phương của Đức đặt họ vào tình thế "việc đã rồi"; hơn nữa các nước này cũng không muốn để Đức hoàn toàn chi phối chiều hướng phát triển ở khu vực, Tây Âu đã quyết định ủng hộ lập trường của Đức và đứng ra làm người bảo trợ cho các tiến trình tách khỏi liên bang của Slovenia, Croatia, Bosnia. Tuy nhiên, do thực lực và tiếng nói còn hạn chế nên Tây Âu đã để tuột dần sang cho Mỹ vai trò chi phối các tiến trình này. Sự can thiệp bên ngoài để thúc ép tiến trình phân tách của một dân tộc là chất xúc tác mạnh mẽ cho các cuộc bạo động và khuyến khích các dân tộc khác cũng đòi hỏi được tách ra độc lập tương tự. Sự bùng nổ dây chuyền những đòi hỏi độc lập này đã gây ra một tình trạng căng thẳng leo thang khó kiểm soát nổi bên trong Nam Tư, tạo thêm cớ để bên ngoài lợi dụng can thiệp sâu hơn nữa. Tình hình bùng nổ ở Kosovo chính là diễn biến logic sau khi Slovenia, Croatia, rồi Bosnia giành được độc lập nhờ sự hỗ trợ can thiệp trực tiếp của nước ngoài. Ngươì Albani ở Kosovo rõ ràng cũng muốn theo gương các nước Cộng hoà cũ này của Nam Tư. Cứ theo logic đó thì Kosovo chưa chắc là điểm dừng cuối cùng của cuộc khủng hoảng Nam Tư, bởi vì tại Montenegro (một nước cộng hoà hiện còn nằm trong Liên bang Nam Tư ngày nay), hay ở Macedonia cũng có những cơ cấu và mâu thuẫn sắc tộc phức tạp tương tự như ở Kosovo và Nam Tư[54].

Trước khi có sự can thiệp của NATO

[sửa | sửa mã nguồn]

Kosovo thuộc Nam Tư dưới thời Tito (1945-1986)

[sửa | sửa mã nguồn]

Căng thẳng giữa hai cộng đồng đã được nhen nhóm trong suốt thế kỷ 20 và thỉnh thoảng trở thành những cuộc bạo lực, đặc biệt trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ nhấtChiến tranh thế giới thứ hai. Chính quyền cộng sản của Josip Broz Tito đã đàn áp có hệ thống các cuộc biểu tình của những nhà chủ nghĩa dân tộc trên khắp nước Nam Tư, nhằm chắc chắn rằng không một nước cộng hòa nào thống trị các nước khác. Đặc biệt, sức mạnh của Serbia - nước cộng hòa rộng và đông dân nhất - đã giảm dần bởi sự thành lập chính phủ tự trị ở tỉnh Vojvodina phía bắc Serbia và tỉnh Kosovo ở phía nam. Biên giới của Kosovo không chính xác đúng với vùng sinh sống của người thiểu số Albania ở Nam Tư (lượng lớn người Albania đã rời đến Cộng hòa Macedonia, Montenegro và Serbia trong khi ở phía bắc tỉnh Kosovo vẫn còn rất nhiều người Serbia). Tuy nhiên, đa số cư dân ở đây là người Albania ít nhất là từ 1921.

Nền tự trị chính thức của Kosovo, thiết lập theo Hiến pháp Nam Tư 1945, ban đầu có rất ít trên thực tế. Cảnh sát mật của Tito đàn áp không nương tay với các phong trào dân tộc. Năm 1956, rất nhiều người Albania bị bắt ở Kosovo và bị buộc tội gián điệp và lật đổ. Nguy cơ của chủ nghĩa ly khai thực tế rất ít, vì các nhóm nhỏ bí mật hoạt động vì sự thống nhất với Albania không quan trọng lắm về mặt chính trị. Tuy vậy, ảnh hưởng lâu dài là có thật, vì một vài nhóm, đặc biệt là Phong trào Cách mạng cho sự thống nhất Albania, thành lập bởi Adem Demaci, sau đó đã trở thành nhân tố chính trị quan trọng của Quân Giải phóng Kosovo. Bản thân Adem Demaci cũng bị bắt vào năm 1964 cùng với rất nhiều người trong phong trào.

Nam Tư đã trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế và chính trị vào năm 1969, vì một chương trình cải cách kinh tế hàng loạt của chính phủ đã tăng thêm khoảng cách giữa vùng phía bắc giàu có và vùng phía nam nghèo đói của đất nước. Các cuộc biểu tình của sinh viên và các cuộc nổi loạn tại Beograd vào tháng 6 năm 1968 đã lan rộng đến Kosovo vào tháng 11 cũng năm đó, nhưng bị đàn áp bởi các lực lượng an ninh Nam Tư. Tuy nhiên, một vài đề nghị của sinh viên, đặc biệt là quyền lực đại diện thật sự cho người Albania ở cả Serbia và Nam Tư, và sự công nhận tiếng Albania, đã được Tito chấp nhận. Đại học Pristina được thành lập như là một tổ chức độc lập vào năm 1970, đã kết thúc một thời kỳ dài khi mà tổ chức này hoạt động như một tiền đồn của Đại học Beograd.

Năm 1974, địa vị chính trị của Kosovo được nâng lên cao nữa khi được một hiến pháp mới của Nam Tư trao thêm nhiều quyền chính trị. Cùng với Vojvodina, Kosovo được tuyên bố là một tỉnh và đạt được nhiều trong số các quyền lực của một nước cộng hòa bình thường: một ghế trong chức chủ tịch liên bang và có quốc hội riêng, lực lượng cảnh sát và ngân hàng quốc gia. Quyền lực vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản, nhưng giờ đây được ủy thác cho những người cộng sản Albania.

Cái chết của Tito vào tháng 5 năm 1980 đã dẫn tới một thời kỳ dài bất ổn định chính trị, càng làm tồi tệ thêm bởi khủng hoảng kinh tế gia tăng và sự nổi loạn của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Sự bùng nổ lớn đầu tiên xảy ra ở thành phố chính của Kosovo, Pristina, vào tháng 3 năm 1981 khi các sinh viên Albania tụ tập thành hàng dài trong căng tin của trường. Tranh cãi tưởng là bình thường này nhanh chóng lan rộng khắp Kosovo và mang những đặc điểm của một cuộc khởi nghĩa quốc gia, với hàng loạt các cuộc biểu tình của dân chúng ở nhiều thị trấn ở Kosovo. Người biểu tình yêu cầu rằng Kosovo phải được trở thành là một nước cộng hòa thứ bảy của Nam Tư. Tuy nhiên, điều này đối với Serbia và Cộng hòa Macedonia là không thể chấp nhận được về mặt chính trị. Một vài người Serbia (và có thể một vài người theo chủ nghĩa dân tộc Albania nữa) nhìn nhận những yêu sách này như là mà mở đầu cho một "Đại Albania", có thể bao gồm cả những phần của Montenegro, Cộng hòa Macedonia và chính cả Kosovo. Chủ tịch nước Nam Tư cộng sản đã đàn áp các cuộc bạo loạn bằng cách đưa cảnh sát và quân đội đến và tuyên bố tình trạng khẩn cấp, mặc dù không hủy bỏ được nền tự trị của tỉnh này như một vài người Serbia cộng sản yêu cầu. Báo chí Nam Tư cho rằng đã có 11 người chết (mặc dù những bên khác tuyên bố số người bị chết lên tới 1000) và 4200 người khác bị bắt.

Đảng Cộng sản Kosovo cũng phải chịu sự thanh trừng, một vài nhân vật chủ chốt (bao gồm chủ tịch đảng) bị trục xuất. Kosovo phải chịu đựng sự hiện diện của cảnh sát mật nặng nề trong suốt thập niên 1980, đàn áp thẳng tay không thương tiếc những biểu thị của chủ nghĩa dân tộc trái phép, cả người Albania và người Serbia. Theo như một báo cáo được trích bởi Mark Thompson, khoảng 580.000 cư dân của Kosovo bị bắt, chất vấn, giam giữ hoặc là bị khiển trách. Hàng nghìn người trong số này đã mất việc hoặc là bị đuổi khỏi các cơ sở giáo dục.

Trong suốt thời gian này, căng thẳng giữa người Albania và cộng đồng người Serbia tiếp tục leo thang. Năm 1969, Giáo hội Chính thống của Serbia đã ra lệnh cho các tăng lữ thu thập dữ liệu về vấn đề đang tiếp diễn của người Serbia ở Kosovo, nhằm gây áp lực cho chính phủ ở Beograd phải tăng cường bảo vệ sự trung thành của người Serbia. Tháng 2 năm 1982, một nhóm thầy tu từ Serbia thỉnh cầu Giám mục của mình đưa ra câu hỏi "Tại sao Giáo hội Serbia lại im lặng" và tại sao không có chiến dịch chống lại sự "hủy diệt, đốt phá, xúc phạm thần thánh của Kosovo". Những lo ngại như vậy đã thu hút sự chú ý của Beograd. Chuyện này được xuất hiện hết lần này đến lần khác trên báo chí Beograd, tuyên bố rằng người Serbia và Montenegro đang bị ngược đãi. Có một sự nhận thức xác thực giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia là người Serbia đang bị đuổi ra khỏi Kosovo. Một thực tế quan trọng góp phần vào mối lo sợ và sự bất ổn định này là sự vận chuyển mai túy quy mô lớn của mafia ở Kosovo và Albania.

Một nhân tố khác nữa là tình trạng ngày càng tồi tệ của nền kinh tế Kosovo, khiến người Serbia không chọn nơi này để tìm việc. Người Albania cũng như người Serbia có xu hướng thích người cùng sắc tộc hơn khi thuê nhân viên mới, nhưng lượng công việc trong hoàn cảnh nào cũng quá ít so với dân số.

Kosovo và sự nổi lên của Slobodan Milosevic (1986-1990)

[sửa | sửa mã nguồn]

Kosovo dưới sự quản lý trực tiếp của Serbia (1990-1996)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1989, Milošević trở thành Tổng thống Serbia và hành động rất nhanh chóng để trấn áp Kosovo, tước quyền tự chủ của nó và đến năm 1990 thì gửi quân đội đến để giải tán chính phủ Kosovo. Trong khi đó, chủ nghĩa dân tộc Serbia đã dẫn đến sự tan rã của Liên bang Nam Tư vào năm 1991, và đến năm 1992 khủng hoảng Balkan trở thành một cuộc nội chiến. Một nhà nước Nam Tư mới được thành lập, chỉ bao gồm Serbia và một quốc gia nhỏ là Montenegro, và Kosovo bắt đầu 4 năm kháng chiến bất bạo động chống lại chính quyền Serbia.

Tổ chức Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) nổi lên từ năm 1996 và bắt đầu tấn công cảnh sát Serbia ở Kosovo. Với vũ khí thu được ở Albania, KLA tăng cường các cuộc tấn công trong năm 1997, kích động một cuộc tấn công lớn của quân đội Serbia nhằm vào khu vực Drenica do phiến quân kiểm soát từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1998. Hàng chục dân thường thiệt mạng, số người gia nhập KLA gia tăng đáng kể. Tháng 7, KLA phát động một cuộc tấn công ở Kosovo, giành quyền kiểm soát gần nửa tỉnh này trước khi phải tháo chạy sau cuộc phản công của Serbia cuối mùa hè năm đó. Binh lính Serbia đã buộc hàng ngàn người Albania phải rời bỏ quê hương và bị buộc tội tàn sát dân thường ở Kosovo[55].

Cuộc thảm sát Racak

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1/1999, vụ thảm sát người Albania ở Racak trở thành giọt nước tràn ly. Phương Tây, vốn có quá nhiều vấn đề ở Bosnia, đã vào cuộc. Hội nghị Rambouillet tại Paris, Pháp, được triệu tập mùa xuân năm đó với ý định áp đặt một giải pháp chính trị cho quân nổi dậy nhưng không thành.

Hội nghị Rambouillet (tháng 1 - 3 năm 1999)

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc không kích của Nato

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1998, NATO đe dọa không kích Serbia, và Milošević đã đồng ý cho hàng ngàn người tị nạn trở lại quê hương. Tuy nhiên, cuộc chiến nhanh chóng tiếp diễn, và các cuộc đàm phán giữa người Albania ở Kosovo và người Serbia ở Rambouillet (Pháp) hồi tháng 2 năm 1999 đã kết thúc trong thất bại. Ngày 18 tháng 3, các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris tiếp tục thất bại sau khi phái đoàn Serbia từ chối ký một thỏa thuận cho phép Kosovo độc lập và cho phép triển khai quân đội NATO để thực thi thỏa thuận. Hai ngày sau đó, quân đội Serbia phát động một cuộc tấn công mới ở Kosovo. Đến ngày 24/03, NATO bắt đầu cuộc không kích.

Bên cạnh những căn cứ quân sự của Serbia, chiến dịch không kích của NATO còn nhắm đến các tòa nhà chính phủ Serbia và cơ sở hạ tầng của nước này trong một nỗ lực nhằm gây bất ổn cho chính quyền Milošević. Các vụ đánh bom và chiến dịch tấn công Serbia tiếp tục buộc hàng trăm ngàn người Albania ở Kosovo phải di tản sang các nước láng giềng là Albania, Macedonia, và Montenegro. Nhiều người tị nạn đã được đưa an toàn tới Mỹ và các quốc gia NATO khác. Ngày 10 tháng 6, cuộc không kích của NATO kết thúc khi Serbia đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình, theo đó quân đội Serbia sẽ rút khỏi Kosovo và thay vào đó là lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO.[55]

Vào ngày 07/05/1999, Không quân Hoa Kỳ đã ném bom nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade khiến 03 người thiệt mạng[56].

Sau chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Những hậu quả và hệ quả đối với hệ thống quốc tế[54]

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Mỹ và NATO đã tạo ra một tiên lệ rất nguy hiểm khi thách thức luật pháp quốc tế, vai trò gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (Hiến chương LHQ quy định hành động chiến tranh chỉ được coi là hợp pháp khi đó là cuộc chiến chống xâm lược hoặc là sự can thiệp quân sự với sự đồng ý của Hội đồng Bảo an[57], NATO đã tấn công khi chưa có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an)
  2. Cuộc chiến Kosovo đã tạo ra nguy cơ xuất hiện những đe doạ hành động quyết liệt hơn của nưóc lớn này hay nước lớn khác.
  3. Cộng thêm việc LHQ bị mất vai trò, các nước nhỏ thực sự lo ngại bị Mỹ và đồng minh xâm lược nếu không tuân thủ những yêu sách của Mỹ.
  4. Các nước nhỏ bắt đầu xu hướng tập hợp với nhau và liên kết với những nước lớn khác để chống lại Mỹ.
  5. Nguy cơ khủng bố, buôn lậu vũ khí, mua bán người hay các bộ phận cơ thể người gia tăng. An ninh châu Âu bị đe dọa.
  6. Tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới khi những ưu thế về vũ khí-khí tài của Mỹ được thể hiện trong cuộc chiến khiến nhiều nước lo ngại.
  7. Các nước lo sợ Mỹ lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" để can thiệp vào nội bộ các nước.
  8. Xu hướng đa cực gia tăng, vị thế tương đối của Mỹ bắt đầu suy giảm
  9. Lòng tin vào khả năng Mỹ bảo vệ đồng minh giảm sút
  10. Quan hệ Mỹ-Nga và Mỹ-Trung chính thức bước vào giai đoạn cạnh tranh mới.

Tình trạng các nước mới độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh Kosovo, Liên bang Nam Tư (mới) tan rã với các quốc gia mới như Kosovo, Montenegro, Serbia. Tổng thống Slobodan Milošević bị đưa ra tòa án quốc tế để xét xử nhưng tòa chưa kịp tuyên án thì ông ta đã qua đời trong tù.[58]

Sau khi độc lập, Kosovo vẫn thuộc nhóm các nước nghèo nhất châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cao, khả năng hội nhập vào EU thấp. Người Serbia ở đây gặp nhiều khó khăn khi chịu sự kỳ thị về sắc tộc.[59] Giữa Serbia và Kosovo tồn tại những tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt khi Serbia không thừa nhận sự độc lập của Kosovo.[60] Trong EU, do vấn đề các xử ly khai nên Tây Ban Nha không công nhận sự độc lập của Kosovo, bên cạnh đó còn có Slovakia, România, Cộng hòa Síp, và Hy Lạp. Nga, Trung Quốc là hai ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thừa nhận Kosovo.[61]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Serbia claims that 1,031 Yugoslav soldiers and policemen were killed by NATO bombing.[40] NATO initially claimed that 5,000 Yugoslav servicemen had been killed and 10,000 had been wounded during the NATO air campaign.[41][42] NATO has since revised this estimation to 1,200 Yugoslav soldiers and policemen killed.[43]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thomas (2006), p. 47
  2. ^ “Europe | Kosovo rebels to disarm”. BBC News. ngày 21 tháng 6 năm 1999. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ Daniszewski, John (ngày 14 tháng 4 năm 1999). “Yugoslav Troops Said to Cross Into Albania”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ Daly, Emma (ngày 14 tháng 4 năm 1999). “War In The Balkans: Serbs enter Albania and burn village”. The Independent. London. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ Press Statement by Dr. Javier Solana, Secretary General of NATO from NATO's website, ngày 23 tháng 3 năm 1999.
  6. ^ Reitman, Valerie; Richter, Paul; Dahlburg, John-Thor (ngày 10 tháng 6 năm 1999). “Yugoslav, NATO Generals Sign Peace Agreement for Kosovo / Alliance will end air campaign when Serbian troops pull out”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  7. ^ “Nato's bombing blunders”. BBC News. ngày 1 tháng 6 năm 1999. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  8. ^ “The Balkans/Allied Force: Statistics”. planken.org. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  9. ^ http://www.icty.org/x/cases/limaj/cis/en/cis_limaj_al_en.pdf
  10. ^ “Viewing Page 13067 of Issue 55325”. London Gazette. ngày 30 tháng 11 năm 1998. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  11. ^ “US used wrong map for embassy attack”. BBC News. ngày 11 tháng 5 năm 1999.
  12. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2014.
  13. ^ “French pilots fly for Nato”. BBC News. ngày 24 tháng 4 năm 1999. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  14. ^ Reinhard Jellen (ngày 10 tháng 6 năm 2011). “Der Kosovo, die UCK und Psychedelia à la Rudolf Scharping”. Heise.de. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  15. ^ “Tony Blair: Kosovo crusader”. BBC News. ngày 22 tháng 4 năm 1999. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  16. ^ “IHS Events, Webinars, Training and User Groups”. Ihs.com. ngày 31 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  17. ^ “Viewing Page 14622 of Issue 56078”. London Gazette. ngày 2 tháng 1 năm 2001. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  18. ^ “Reader responds to criticism of military-minded Democrats”. Online Athens. ngày 17 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2012.
  19. ^ “Operation Allied Force – Operation Allied Force in Kosovo”. Militaryhistory.about.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  20. ^ Lambeth, Benjamin S. (tháng 2 năm 2002). “Task Force Hawk”. Air Force Magazine. 85 (2). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  21. ^ Tirpak, John A. (ngày 22 tháng 10 năm 2012). “Kosovo Retrospective”. Air Force Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2012.
  22. ^ “BBC News – Serbian Vlastimir Djordjevic jailed over Kosovo murders”. BBC News. ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  23. ^ “Serbia charges police officers with 1999 Kosovo murders”. SETimes.com. ngày 28 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  24. ^ John Pike. “Kosovo Liberation Army [KLA / UCK]”. Globalsecurity.org. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  25. ^ “Forcat e Armatosura të Republikës së Kosovës facts”. Freebase. ngày 1 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  26. ^ 12 mal bewertet (ngày 24 tháng 3 năm 1999). “Die Bundeswehr zieht in den Krieg”. 60xdeutschland.de. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  27. ^ John Pike. “Kosovo Order of Battle”. Globalsecurity.org. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  28. ^ a b c d e f “NATO Operation Allied Force”. Defense.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  29. ^ Kosovo Map The Guardian
  30. ^ “Fighting for a foreign land”. BBC News. ngày 20 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  31. ^ “Russian volunteer's account of Kosovo”. The Russia Journal. ngày 5 tháng 7 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  32. ^ Daalder & O'Hanlon 2000, p. 151
  33. ^ Andrei Kislyakov (ngày 9 tháng 10 năm 2007). “Unmanned Aerial Vehicles Increase In Numbers”. Radardaily.com. RIA Novosti. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  34. ^ “Two die in Apache crash”. BBC News. ngày 5 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  35. ^ “How to Take Down an F-117”. Strategypage.com. ngày 21 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  36. ^ “Holloman commander recalls being shot down in Serbia”. F-16.net. ngày 7 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  37. ^ “Nato loses two planes”. BBC News. ngày 2 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  38. ^ “[http://nl.newsbank.com/nojavascript.html F-117 damage said attributed to full moon”. Atlanta Journal-Constitution. ngày 6 tháng 5 năm 1999. tr. A14]. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  39. ^ Robert Fisk (ngày 21 tháng 6 năm 1999). “Serb army 'unscathed by Nato', KLA 'killed more Serbs than Nato did'. The Independent. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  40. ^ “Serbia marks anniversary of NATO bombing”. B92. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  41. ^ Bideleux, Robert; Jeffries, Ian (2006). The Balkans: A Post-Communist History. Routledge. tr. 558. ISBN 978-0-203-96911-3.
  42. ^ Chambers II, John Whiteclay (1999). The Oxford Companion to American Military History. Oxford University Press. tr. 375. ISBN 978-0-19-507198-6.
  43. ^ Coopersmith, Jonathan; Launius, Roger D. (2003). Taking Off: A Century of Manned Flight. American Institute of Aeronautics and Astronautics. tr. 54. ISBN 978-1-56347-610-5.
  44. ^ Andrew Cockburn (ngày 3 tháng 4 năm 2011). “The limits of air power”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2013.
  45. ^ a b Macdonald 2007, tr. 99.
  46. ^ Bacevich & Cohen 2001, p. 22
  47. ^ Mann (2005), p. 357
  48. ^ Jonathan Steele (ngày 18 tháng 8 năm 2000). “Kosovo: 'Motivated to believe the worst'. The Guardian. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  49. ^ a b “Serbia: 13,000 killed and missing from Kosovo war - rights group”. Relief Web. ngày 6 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2012.
  50. ^ Judah, Tim (2009). The Serbs: History, Myth and the Destruction of Yugoslavia. Yale University Press. tr. 150. ISBN 978-0-300-15826-7.
  51. ^ Kosovo/Kosova: As Seen. tr. Part III, Chap 14. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  52. ^ Judah, Tim. Kosovo: What Everyone Needs to Know. Oxford University Press. tr. 14. ISBN 978-0-19-974103-8.
  53. ^ The Crisis in Kosovo – Human Rights Watch 2000
  54. ^ a b c d e “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2016.
  55. ^ a b http://nghiencuuquocte.org/2015/03/24/nato-khong-kich-nam-tu/
  56. ^ http://www.vietnamplus.vn/serbia-tuong-niem-15-nam-cuoc-khong-kich-cua-nato/250467.vnp
  57. ^ http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Hien-Chuong-Lien-hop-quoc-1945-229045.aspx
  58. ^ “Slobodan Milosevic chết trong tù”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 11 tháng 3 năm 2006. Truy cập 12 tháng 9 năm 2024.
  59. ^ http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tinh-canh-nguoi-serb-o-kosovo-216270.htm
  60. ^ “Serbia không thừa nhận Hiến pháp mới của Kosovo”. Báo Điện tử Tiền Phong. 16 tháng 6 năm 2008. Truy cập 12 tháng 9 năm 2024.
  61. ^ “Kosovo: Nền độc lập được thừa nhận, rồi sao nữa?”. Báo Công an Nhân dân Điện tử. Truy cập 12 tháng 9 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Ryuunosuke - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Nhân vật Ryuunosuke - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Akasaka Ryuunosuke (赤坂 龍之介 - Akasaka Ryūnosuke) là bệnh nhân cư trú tại phòng 102 của trại Sakurasou. Cậu là học sinh năm hai của cao trung Suiko (trực thuộc đại học Suimei).
Giả thuyết về tên, cung mệnh của 11 quan chấp hành Fatui và Băng thần Tsaritsa
Giả thuyết về tên, cung mệnh của 11 quan chấp hành Fatui và Băng thần Tsaritsa
Tên của 11 Quan Chấp hành Fatui được lấy cảm hứng từ Commedia Dell’arte, hay còn được biết đến với tên gọi Hài kịch Ý, là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất được ưa chuộng ở châu
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
So với các nước trong khu vực, mức sống ở Manila khá rẻ trừ tiền thuê nhà có hơi cao