Alpha Aquarii

α Aquarii
Vị trí của α Aquarii (khoanh tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000 (ICRS)
Chòm sao Bảo Bình
Xích kinh 22h 05m 47,03593s[1]
Xích vĩ −00° 19′ 11,4568″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 2,942[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổG2 Ib[3]
Chỉ mục màu U-B+0,699[2]
Chỉ mục màu B-V+0,971[2]
Chỉ mục màu R-I+0,49[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)7,5[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +18,25[1] mas/năm
Dec.: −9,39[1] mas/năm
Thị sai (π)6,23 ± 0,19[1] mas
Khoảng cách520 ± 20 ly
(161 ± 5 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)–3,882[5]
Chi tiết
Khối lượng5,13 ± 0,06[6] M
Bán kính52,89+1,68
−1,78
[6] R
Độ sáng2.120 ± 167[6] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)1,76 ± 0,04[3] cgs
Nhiệt độ5.383 ± 74[6] K
Độ kim loại+0.17[5]
Tốc độ tự quay (v sin i)6,7 ± 1,5[7] km/s
Tuổi53 triệu[3] năm
Tên gọi khác
El Melik, Rucbah, Saad el Melik, Sadalmelek, Sadalmelik, Sadlamulk, α Aqr, Alpha Aquarii, Alpha Aqr, 34 Aquarii, 34 Aqr, BD−01 4246, FK5 827, HD 209750, HIP 109074, HR 8414, SAO 145862, WDS 22058-0019.[8][9][10][11]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Alpha Aquarii (α Aquarii, viết tắt Alpha Aqr, α Aqr), tên chính thức Sadalmelik /ˌsædəlˈmɛlɪk/,[12] là một sao đơn trong chòm sao Bảo Bình. Với cấp sao biểu kiến 2,94[2] nó là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Bảo Bình. Dựa trên các đo đạc thị sai được thực hiện trong nhiệm vụ Hipparcos, nó nằm ở khoảng cách khoảng 520 năm ánh sáng (160 parsec) tính từ Mặt Trời.[1]

Nó tạo thành thành phần chính hoặc thành phần 'A' của sao đôi quang học có định danh là WDS J22058-0019 (thành phần phụ hoặc thành phần 'B' là UCAC2 31789179[13]).

Danh pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

α Aquarii (Latinh hóa thành Alpha Aquarii) là định danh Bayer của ngôi sao này. WDS J22058-0019 A cũng là tên gọi của nó trong Danh lục sao đôi Washington.

Nó mang tên gọi truyền thống là Sadalmelik, bắt nguồn từ thành ngữ tiếng Ả Rập سعد الملك (sa'd al-malik) nghĩa là "may mắn của nhà vua". Tên gọi Rucbah cũng được áp dụng cho ngôi sao này; mặc dù nó chia sẻ tên gọi đó với Delta Cassiopeiae.[11] Nó cũng là một trong hai ngôi sao có tên riêng cổ xưa nằm trong phạm vi một độ từ xích đạo thiên cầu. Nguồn gốc của tên gọi tiếng Ả Rập đã thất lạc theo dòng lịch sử.[14] Năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã thành lập Nhóm công tác IAU về tên Sao (WGSN)[15] để lập danh lục và chuẩn hóa tên riêng cho các ngôi sao. WGSN phê duyệt tên gọi Sadalmelik cho Alpha Aquarii (WDS J22058-0019 A) vào ngày 21 tháng 8 năm 2016, và hiện nay nó được gộp trong Danh sách tên sao được IAU phê chuẩn (Delta Cassiopeiae được đặt tên là Ruchbah).[12]

Trong tiếng Trung, 危宿 (Wēi Xiù, Nguy Tú) có nghĩa là Sao Nguy (một khoảnh sao), đề cập đến một khoảnh sao gồm Alpha Aquarii, Theta PegasiEpsilon Pegasi.[16] Do đó, tên tiếng Trung của Alpha Aquarii là 危宿一 (Wēi Xiù yī, Nguy Tú nhất).[17]

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Với tuổi đời 53 triệu năm,[3] Alpha Aquarii đã phát triển thành một sao siêu khổng lồ với phân loại sao G2 Ib.[3] Nó có khối lượng gấp 5,1[6] lần Mặt Trời và đã mở rộng tới khoảng 53[6] lần bán kính Mặt Trời. Nó phát xạ với độ sáng gấp 2.100[6] lần độ sáng của Mặt Trời từ bầu khí quyển bên ngoài của nó ở nhiệt độ hiệu dụng 5.383 K.[6] Ở nhiệt độ này, ngôi sao phát sáng màu vàng của ngôi sao loại G.[18] Kiểm tra ngôi sao này của Đài thiên văn tia X Chandra cho thấy nó thiếu hụt tia X đáng kể so với các sao dãy chính loại G. Sự thiếu hụt này là một đặc điểm chung của các ngôi sao khổng lồ loại G sớm.[7]

Đồng hành thị giác của nó là UCAC2 31789179 có cấp sao biểu kiến khoảng 12,2. Nó có chia tách góc 110,4 giây cung từ Alpha Aquarii dọc theo góc vị trí 40°.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c d e Cousins, A. W. J. (1984), “Standardization of Broadband Photometry of Equatorial Standards”, South African Astronomical Observatory Circulars, 8: 59, Bibcode:1984SAAOC...8...59C
  3. ^ a b c d e Lyubimkov, Leonid S.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2010), “Accurate fundamental parameters for A-, F- and G-type Supergiants in the solar neighbourhood”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 402 (2): 1369–1379, arXiv:0911.1335, Bibcode:2010MNRAS.402.1369L, doi:10.1111/j.1365-2966.2009.15979.x
  4. ^ Wielen, R.; và đồng nghiệp (1999), “Sixth Catalogue of Fundamental Stars (FK6). Part I. Basic fundamental stars with direct solutions”, Veröff. Astron. Rechen-Inst. Heidelb, Astronomisches Rechen-Institut Heidelberg, 35 (35): 1, Bibcode:1999VeARI..35....1W
  5. ^ a b Soubiran, C.; và đồng nghiệp (2008). “Vertical distribution of Galactic disk stars. IV. AMR and AVR from clump giants”. Astronomy and Astrophysics. 480 (1): 91–101. arXiv:0712.1370. Bibcode:2008A&A...480...91S. doi:10.1051/0004-6361:20078788.
  6. ^ a b c d e f g h Baines, Ellyn K.; và đồng nghiệp (2018). “Fundamental Parameters of 87 Stars from the Navy Precision Optical Interferometer”. The Astronomical Journal. 155 (1). 30. arXiv:1712.08109. Bibcode:2018AJ....155...30B. doi:10.3847/1538-3881/aa9d8b.
  7. ^ a b Ayres, Thomas R.; Brown, Alexander; Harper, Graham M. (tháng 7 năm 2005), “Chandra Observations of Coronal Emission from the Early G Supergiants α and β Aquarii”, The Astrophysical Journal, 627 (1): L53–L56, Bibcode:2005ApJ...627L..53A, doi:10.1086/431977
  8. ^ HR 8414, database entry, The Bright Star Catalogue, 5th Revised Ed. (Preliminary Version), D. Hoffleit and W. H. Warren, Jr., Centre de Données astronomiques de Strasbourg ID V/50. Truy cập trực tuyến ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  9. ^ alpha+aquarii NAME SADALMELIK -- Star in double system, mục từ trong cơ sở dữ liệu, SIMBAD. Truy cập on line ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  10. ^ a b Entry 22058-0019, The Washington Double Star Catalog Lưu trữ 2009-01-31 tại Wayback Machine, United States Naval Observatory. Truy cập on line ngày 18 tháng 11 năm 2008.
  11. ^ a b Richard Hinckley Allen, 1899. Star-names and Their Meanings, New York: G. E. Stechert, tr. 51, 148.
  12. ^ a b “Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2018.
  13. ^ “UCAC2 31789179 – Star”, SIMBAD, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2018
  14. ^ Jim Kaler, Sadalmelik. Stars. Truy cập on line ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  15. ^ IAU Working Group on Star Names (WGSN), International Astronomical Union, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  16. ^ 陳久金 (Trần Cửu Kim), 2005. 中國星座神話 (Trung Quốc tinh tòa thần thoại). 台灣書房出版有限公司 (Đài Loan thư phòng xuất bản hữu hạn công ty) ISBN 978-986-7332-25-7.
  17. ^ 香港太空館 (Bảo tàng Vũ trụ Hồng Kông). 研究資源 - 亮星中英對照表 (Nghiên cứu tư nguyên - lượng tinh Trung Anh đối chiếu biểu) Bản sao lưu tại web.archive. Truy cập trực tuyến ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  18. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Emerging Market – Thị trường mới nổi là gì? Là cái gì mà rốt cuộc người người nhà nhà trong giới tài chính trông ngóng vào nó
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Cung mệnh và chòm sao của Kaveh - Genshin Impact
Cung mệnh và chòm sao của Kaveh - Genshin Impact
Hiện tại thì cả tên cung mệnh lẫn tên banner của Kaveh đều có liên quan đến thiên đường/bầu trời, tên banner lão là 天穹の鏡 (Thiên Khung chi Kính), bản Việt là Lăng kính vòm trời, bản Anh là Empryean Reflection (Heavenly reflection