NGC 7606

NGC 7606
NGC 7606 by Adam Block/Đài thiên văn Núi Lemmon
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoBảo Bình
Xích kinh23h 19m 04.8s[1]
Xích vĩ−08° 29′ 06″[1]
Dịch chuyển đỏ0.007442 ± 0.000017 [1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời2231 ± 5 km/s[1]
Khoảng cách98.5 ± 18.8 Mly (30.2 ± 5.8 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)10.8[2]
Đặc tính
KiểuSA(s)b [1]
Kích thước biểu kiến (V)5′.4 × 2′.2[2]
Tên gọi khác
MCG -02-59-012, PGC 71047[1]

NGC 7606 là tên của một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Bảo Bình. Khoảng cách của nó đến Trái Đất là khoảng 100 triệu năm ánh sáng. Kích thước biểu kiến của NGC 7606 là khoảng 165000 năm ánh sáng. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1785, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra nó[3]. Thiên hà nằm nằm ở hướng 45 phút cung của hướng đông bắc tính từ sai psi2 Aquarii. Thiên hà này có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng có kích thước 4 inch nhưng tùy vào điều kiện của bầu trời và ô nhiễm ánh sáng cũng góp phần vào việc nhìn thấy thiên hà này.[4]

Đặc tính

[sửa | sửa mã nguồn]

NGC 7606 là một thiên hà xoắn ốc có thể nhìn thấy dựa trên độ nghiêng của nó. Nó có một nhân thiên hà sáng được bao quanh bởi một điểm phình nổi bật. Khi quan sát, ta sẽ thấy nó là hình elip nhưng thực chất thì không, đó là do độ nghiêng của nó, cũng như là không có thanh chắn[5]. Thiên hà này có hai nhánh thiên hà xoắn ốc chính, xoắn đến gần 360° và một vài đoạn nhánh xoắn ốc[5]. Những nhánh xoắn ốc này thì mượt, và rất khít, nhưng không khít bằng cái của NGC 488[6]. Có một vài điểm sáng được quan sát là nằm trong các nhánh xoắn ốc này.[5]

Thiên hà này có một lỗ đen siêu khối lượng, khối lượng của nó xấp xỉ 15 đến 22 triệu lần khối lượng mặt trời[7][8]. NGC 7606 là một thiên hà bị cô lập.[9]

Có 2 siêu tân tinh tên là SN 1965M (cấp sao biểu kiến là 16,9) và SN 1987N (loại Ia, cấp sao biểu kiến là 13,8) được quan sát là nằm trong thiên hà này.[10]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Bảo Bình và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 7606. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b c d “Revised NGC Data for NGC 7606”. spider.seds.org. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ Seligman, Courtney. “NGC 7606 (= PGC 71047)”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ O'Meara, Steve (2007). Steve O'Meara's Herschel 400 observing guide: how to find and explore 400 star clusters, nebulae, and galaxies discovered by William and Caroline Herschel. Cambridge: Cambridge university press. tr. 285. ISBN 978-0521858939.
  5. ^ a b c Eskridge, Paul B.; Frogel, Jay A.; Pogge, Richard W.; Quillen, Alice C.; Berlind, Andreas A.; Davies, Roger L.; DePoy, D. L.; Gilbert, Karoline M.; Houdashelt, Mark L.; Kuchinski, Leslie E.; Ramirez, Solange V.; Sellgren, K.; Stutz, Amelia; Terndrup, Donald M.; Tiede, Glenn P. (tháng 11 năm 2002). “Near‐Infrared and Optical Morphology of Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 143 (1): 73–111. arXiv:astro-ph/0206320. Bibcode:2002ApJS..143...73E. doi:10.1086/342340.
  6. ^ Sandage, A., Bedke, J. (1994), The Carnegie Atlas of Galaxies. Volume I, Carnegie Institution of Washington
  7. ^ Ferrarese, Laura (ngày 10 tháng 10 năm 2002). “Beyond the Bulge: A Fundamental Relation between Supermassive Black Holes and Dark Matter Halos”. The Astrophysical Journal. 578 (1): 90–97. arXiv:astro-ph/0203469. Bibcode:2002ApJ...578...90F. doi:10.1086/342308.
  8. ^ Berrier, Joel C.; Davis, Benjamin L.; Kennefick, Daniel; Kennefick, Julia D.; Seigar, Marc S.; Barrows, Robert Scott; Hartley, Matthew; Shields, Doug; Bentz, Misty C.; Lacy, Claud H. S. (ngày 14 tháng 5 năm 2013). “FURTHER EVIDENCE FOR A SUPERMASSIVE BLACK HOLE MASS-PITCH ANGLE RELATION”. The Astrophysical Journal. 769 (2): 132. arXiv:1304.4937. Bibcode:2013ApJ...769..132B. doi:10.1088/0004-637X/769/2/132.
  9. ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ List of Supernovae IAU Central Bureau for Astronomical Telegrams. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Phim bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa chàng nhân viên Amakusa Ryou sống buông thả
Vì sao bạn “tiết kiệm” mãi mà vẫn không có dư?
Vì sao bạn “tiết kiệm” mãi mà vẫn không có dư?
Số tiền bạn sở hữu gồm tiền của bạn trong ngân hàng, tiền trong ví, tiền được chuyển đổi từ vật chất
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được
Hướng dẫn tìm Pokémon Shiny bản D/P/Pt
Hướng dẫn tìm Pokémon Shiny bản D/P/Pt
Với chúng ta, là những fan pokemon khi bắt gặp 1 chú shiny pokemon thì thật vô cùng sung sướng